Hormone Estrogen là gì? Có tác dụng gì? Có bao nhiêu loại?

Estrogen được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng, đóng vai trò quan trọng cho vẻ đẹp, tình dục và sinh sản. Rõ ràng estrogen rất cần thiết trong cơ thể, vậy hormone estrogen là gì? Estrogen có tác dụng gì, có bao nhiêu loại?

Hormone Estrogen là gì

Estrogen là gì?

Estrogen là nội tiết tố nữ, được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng, một lượng nhỏ được sản xuất ở tuyến thượng thận và tế bào mỡ. Khi chị em mang thai, nhau thai cũng tạo ra estrogen.

Hormone estrogen di chuyển trong máu và hoạt động khắp nơi trên cơ thể. Estrogen định hình giới tính phái nữ như mọc lông mu, nở ngực và bắt đầu kinh nguyệt.

Ngoài tầm quan trọng liên quan đến vấn đề sinh sản và tình dục (tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh); estrogen còn giúp kiểm soát cholesterol, góp phần bảo vệ sức khỏe xương và ảnh hưởng đến não bộ, tim, da, tóc, đường tiết niệu và khắp các mô trên cơ thể.

Nồng độ estrogen trong cơ thể con người và có thể thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. (1)

Đối tượng Nồng độ estrogen Phụ nữ trưởng thành, tiền mãn kinh 15-350 pg/mL Phụ nữ trưởng thành, sau mãn kinh <10 pg/mL Nam giới trưởng thành 10-40 pg/mL
Bác sĩ Quỳnh Trâm thăm khám cho bệnh nhân
Thạc sĩ bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Các loại hoocmon Estrogen chính

Estrogen quan trọng đối với cơ thể nhưng đây chỉ là tên gọi cho một nhóm nội tiết tố nữ bao gồm: E1, E2 và E3. Cụ thể:

1. Estrone (E1)

Là một dạng estrogen chính mà cơ cơ thể tạo ra sau thời kỳ mãn kinh của phụ nữ. Lượng nhỏ estrone có hầu hết trong các mô cơ thể, chủ yếu là chất béo và cơ bắp. Cơ thể có thể chuyển đổi từ estrone thành estradiol và ngược lại.

2. Estradiol (E2)

Estradiol là một loại mạnh nhất trong ba loại estrogen. Được sản xuất bởi buồng trứng của nữ giới với nhiều nhiệm vụ, trong đó duy trì hệ thống cơ quan sinh sản. Các vấn đề phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ, ung thư ở phụ nữ và đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung từ estradiol gây ra.

3. Estriol (E3)

Đây là một trong 3 loại estrogen và hoạt động yếu nhất. Nó là sản phẩm của quá trình khử của E1 và E2 và được phát hiện với nồng độ cao trong nước tiểu, đặc biệt ở nước tiểu người mang thai.

Nồng độ Estrogen theo từng giai đoạn

Ở mỗi giai đoạn cơ thể trưởng thành khác nhau thì nồng độ estrogen cũng thay đổi và tác động đến sức khỏe sinh sản, sắc đẹp, tâm lý. Phụ nữ ở độ tuổi hành kinh có lượng estrogen dồi dào và giảm dần khi đến giai đoạn mãn kinh. Và trong chu kỳ kinh nguyệt nồng độ estrogen cũng thay đổi nhằm tạo thuận lợi cho việc mang thai.

Nồng độ nội tiết tố nữ Estrogen
Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể nữ giới theo các giai đoạn

1. Tuổi dậy thì

Nội tiết tố estrogen được buồng trứng tiết ra trong độ tuổi dậy thì từ 12 - 16 tuổi. Làm cơ thể thay đổi ngực, giọng nói, làn da, hình thể,.. vì lượng estrogen ở giai đoạn này rất dồi dào. Nồng độ estrogen kích thích bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và giúp hình thể người phụ nữ mềm mại, đường cong gợi cảm, ngực nở nang, săn chắc hơn. Đây là giai đoạn thay đổi về mặt tâm lý và cơ thể. Khi phát triển hoàn thiện cơ thể, estrogen sẽ giảm để giữ lại những gì thay đổi sau khi dậy thì đến suốt cuộc đời. (2)

Tuy nhiên một số trường hợp thiếu estrogen trong giai đoạn này, dẫn đến trẻ chậm phát triển các đặc điểm quy định giới tính nữ, rối loạn kinh nguyệt và khả năng sinh sản sau này bị ảnh hưởng.

2. Hành kinh

Sau khi vú bắt đầu bắt triển, khoảng 2-3 năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Vào thời kỳ hành kinh nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên và giảm xuống vào mỗi thời điểm khác nhau. Lượng estrogen thay đổi theo ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn Phạm vi Giai đoạn nang trứng 20-150 pg/mL (73-551 pmol/L) Giai đoạn rụng trứng 40-350 pg/mL (551-2753 pmol/L) Giai đoạn hoàng thể 30-450 pg/mL (110-1652 pmol/L)

Ngoài ra, nồng độ estrogen sẽ tăng dần từ khi mang thai đến tháng cuối thai kỳ.

Hormone Estrogen có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia, nội tiết tố nữ estrogen tác động đến toàn bộ các yếu tố sinh lý, ngoại hình và sức khỏe của phái nữ. Cụ thể như sau:

1. Tác động đến sinh lý

Hoocmon estrogen tạo nên kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, tạo ham muốn và duy trì thiên chức làm mẹ từ việc điều tiết và phát triển các cơ quan sinh nữ như:

2. Tác động đến ngoại hình

Ngoài việc, tác động đến các yếu tố sinh lý thì estrogen còn giúp phụ nữ khác biệt về hình thể so với cánh đàn ông giúp duy trì sắc đẹp và sự hấp dẫn. Đến tuổi dậy thì, nồng độ hoocmon estrogen bên trong thay đổi tác động ra bên ngoài cơ thể nữ giới thường thấy qua các điểm sau:

3. Tác dụng đối với sức khỏe

Ngoài việc tác động đến sinh lý, ngoại hình của một người, nồng độ estrogen còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Estrogen có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác trên cơ thể như:

Phương pháp xét nghiệm Estrogen

Xét nghiệm estrogen có 2 phương pháp chính:

1. Phương pháp lấy máu

Xét nghiệm máu nhờ huyết thanh và huyết tương nên người bệnh không cần nhịn ăn. Trừ trường hợp, người đó dùng đó thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hoocmon cần nói trước với bác sĩ để tránh thay đổi kết quả xét nghiệm.

Nhân viên y tế lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh của người bệnh bằng một cây kim nhỏ. Khi kim đưa vào, một lượng nhỏ máu được thu thập vào ống nghiệm hoặc lọ. Sau đó đưa về phòng thí nghiệm và khoảng 2h có kết quả xét nghiệm.

2. Phương pháp lấy nước tiểu

Bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh một hộp đựng đặc biệt để lấy nước tiểu và hướng dẫn cách bảo quản mẫu. Nhiệm vụ của người bệnh là cần lấy tất cả nước tiểu của mình trong khoảng thời gian 24h.

Khi bắt đầu thời gian lấy mẫu, nước tiểu đầu tiên vẫn đi trong nhà vệ sinh bình thường. Trong 24h tiếp theo, người bệnh thu thập các mẫu nước tiểu vào hộp đựng và bảo quản ngăn mát tủ lạnh. Hết thời gian, đem các lọ đựng nước tiểu đến bệnh viện hay phòng thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xét nghiệm estrogen giúp chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm estrogen giúp chẩn đoán được tình trạng hoạt động của nội tiết tố trong cơ thể.

Suy giảm hoặc rối loạn Hoocmon Estrogen có nguy hiểm không?

Nồng độ hormone estrogen giao động theo thời thời gian, thường đồng bộ với các hormon khác để kiểm soát các quá trình quan trọng của cơ thể. Nội tiết tố estrogen thấp liên tục có nghĩa là bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Đôi khi lượng estrogen thấp làm chậm quá trình phát triển giới tính, điều này khiến nữ giới khó mang thai hơn. Và nồng độ estrogen cao bất thường cũng dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sau đây là 2 tình trạng chính mà estrogen gặp phải:

1. Các dấu hiệu khi lượng nội tiết estrogen thấp

2. Có quá nhiều estrogen ở cơ thể phụ nữ gây ra

Estrogen có ở đâu?

Ngoài buồng trứng, một số lượng estrogen nhỏ hơn được sản xuất bởi các cơ quan khác như: gan, tuyến thượng thận và vú. Những nguồn thứ cấp này rất quan trọng với phụ nữ đã mãn kinh. (4)

Các tế bào mỡ cũng là nguồn cung cấp estrogen, nguyên nhân chính khiến phụ nữ rơi vào thể trạng thiếu hoặc thừa cân và có nguy cơ vô sinh. Thừa hay thiếu nội tiết tố estrogen đều ảnh hưởng khả năng sinh sản, thế nên sự cân bằng của estrogen rất quan trọng.

Có thể bạn chưa biết: Thực phẩm bổ sung Estrogen giàu dưỡng chất

Ứng dụng của các sản phẩm nội tiết Estrogen

Hiện để duy trì sắc đẹp và sinh lý nữ có thể sử dụng các sản phẩm tăng nội tiết estrogen giúp kéo dài thời gian bước vào kỳ mãn kinh. Các ứng dụng phổ biến là thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone.

1. Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai được nhiều người sử dụng với biện pháp ngừa thai, ứng dụng phổ biến của estrogen. Thuốc tránh thai chứa thành phần estrogen và nhóm progestin. Từ đó giúp ngăn ngừa quá trình rụng trứng và hỗ trợ niêm mạc tử cung không chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt.

Một số trường hợp, bác sĩ kê toa thuốc tránh thai giúp bổ sung estrogen cho nữ giới. Các lợi ích mang lại như:

Dù thuốc tránh thai giúp nồng độ estrogen không thiếu hụt ở nữ giới nhưng việc sử dụng thuốc trong thời gian dài đối diện với nhiều rủi ro như: đau tim, buồn nôn, đau đầu, chảy máu bất thường và có thể gây ung thư vú.

2. Liệu pháp thay thế hormone

Bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng nội tiết tố estrogen không còn nhiều như trước. Lúc này liệu pháp thay thế hormone được sử dụng để tăng nồng độ estrogen và giảm một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Có 2 liệu pháp thay thế hormone chính (HT):

Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng mang một số rủi ro như: tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, mắc các vấn đề về túi mật/sỏi mật, đông máu và đột quỵ,..

Hormone Estrogen là gì? Hormone Estrogen có vai trò quan trọng suốt đời của người phụ nữ, giúp duy trì vẻ đẹp và sức khỏe sinh lý. Khi nồng độ estrogen xuống thấp hay tăng cao liên tục gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, thăm khám nội tiết tố định kỳ giúp chị có cơ thể khỏe mạnh, cân bằng lượng estrogen.

Link nội dung: https://career.edu.vn/ostrogen-co-vai-tro-a22933.html