Amin là một nhóm các hợp chất hữu cơ quan trọng. Vậy amin là gì? Chia thành mấy loại và có những tính chất nào đặc trưng. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Amin là gì?

Amin là hợp chất hữu cơ thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hydro của phân tử amoniac (NH3). Vì vậy, N trong phân tử amin có thể 3 liên kết với các nhóm chức khác như alkyl, nhóm chức chứa Cacbon…

Amin cấu tạo nên protein - phân tử vô cùng quan trọng với các hoạt động sống đối với cơ thể.

2. Amin được phân thành mấy loại?

Có nhiều cách phân loại amin khác nhau như:

- Phân loại theo gốc liên kết:

bac-cua-amin

- Phân loại theo bậc amin:

Trên cơ sở các nguyên tử hydro được thay thế bằng 1 phân tử amoniac, các amin được chia thành 4 loại chính dưới đây:

Ngoài ra, khi amin liên kết với các vòng benzen, chúng còn được gọi là các amin thơm. Hợp chất đơn giản nhất của dãy amin thơm là anilin.

3. Cách gọi tên - danh pháp của amin

Amin có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như sau:

3.1. Tên theo danh pháp gốc - chức

Tên amin = tên gốc alkyl + amin

Ví dụ như:

3.2. Tên theo danh pháp thay thế

Tên amin = tên gốc alkyl + vị trí + amin

Ví dụ như:

3.3. Tên thường gọi

Ngoài các tên bên trên, amin còn được gọi bằng các tên thông thường như:

danh-phap-amin

4. Tính chất đặc trưng của amin

4.1. Tính chất vật lý

- Về trạng thái tồn tại: Các amin có khối lượng thấp như metylamin và etylamin là những chất khí, có mùi gần giống amoniac. Còn các amin bậc cao hơn là những chất lỏng, có một số là chất rắn.

Cũng cần lưu ý rằng những alkyl amin và amin gốc hidrocacbonn mạch thẳng thường dễ bay hơi có mùi giống amoniac và rất độc. Chúng thường tồn tại trong các thịt cá và đây cũng chính là nguyên nhân khiến thực phẩm có mùi tanh ôi. Do đó để khử bớt các amin người ta thường dùng giấm hoặc chanh.

- Nhiệt độ sôi: Nhờ có sự phân cực và có mặt của hydro liên phân tử lên chúng có nhiệt độ cao hơn hydrocacbon tương ứng. Tuy nhiên, nhiệt độ sôi của chúng lại thấp hơn alcohol.

- Độ tan: Các amin thấp tan tốt trong nước, các amin có khối lượng cao ít tan hoặc không tan.

4.2. Tính chất hóa học

Tương tự như amoniac, amin thể hiện tính base do nguyên tử nitơ của amin có cặp electron độc thân nên chúng có khả năng nhường cặp electron để tạo thành bazơ. Tuy nhiên, đây là những base yếu.

- Chuyển màu xanh khi tác dụng lên giấy quỳ tím ẩm hoặc làm hồng phenolphtalein.

- Tác dụng với acid tạo ra muối amoni:

Vì amin là những base yếu nên các muối này dễ dàng tác dụng với base kiềm giải phóng amin nên sẽ tiếp tục phản ứng:

- Phản ứng với acid nito (HNO2, tuy nhiên không bền nên thường dùng hỗn hợp NaNO2 + HCl):

Amin bậc 1:

C2H5-NH2 + HONO -> C2H5-OH + N2 + H2O (xúc tác HCl)

Amin bậc 2:

(CH3)2N-H + HONO → (CH3)2N-N=O + H2O

C6H5-NH-CH3 + HONO → C6H5-N2O-CH3 + H2O

Amin bậc 3:

(CH3)2N-C6H5 + HONO → p-(CH3)2N-C6H4-NO + H2O (xúc tác axit HCl)

- Phản ứng thế gốc thơm:

Các nhóm -NH2, -NHCH3... là những nhóm hoạt hóa nhân thơm và có định hướng cho phản ứng thế xảy ra ở vị trí ortho và para.

Ngoài ra, Amin còn tham gia phản ứng thế nguyên tử hydro của nhóm amino.

5. Ứng dụng của amin trong đời sống

Amin được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Một số ứng dụng phổ biến của chúng như sau:

cac-loai-thuoc-nhuom-quan-ao

Trên đây là những kiến thức cơ bản về amin. Nhờ những tính chất đặc trưng, amin được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của con người.

Link nội dung: https://career.edu.vn/chat-nao-la-amin-bac-3-a29502.html