Củng cố kiến thức

I. Đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát điện)

Đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện (nguồn phát), dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm. Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu A và B của đoạn mạch, trong đó A nối với cực dương của nguồn điện: UAB = E - I(r + R).

II. Ghép các nguồn điện thành bộ

1. Bộ nguồn nối tiếp

Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện (E1, r1), (E2, r2), , …(En, rn), được ghép nối tiếp với nhau, trong đó cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện tiếp sau để thành một dãy liên tiếp như một trong hai sơ đồ sau:

Suất điện động của bộ nguồn nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn điện có trong bộ: Eb=E1+E2+….+En .

Điện trở trong r của bộ nguồn nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ: rb=r1+r2+…+rn

2. Bộ nguồn song song

Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau, trong đó nối cực dương của các nguồn vào cùng một điểm A và nối cực âm của các nguồn vào cùng điểm B như sơ đồ sau:

Bộ nguồn song song có suất điện động và điện trở trong là: Eb=E và ${r_b} = frac{r}{n}$.

3. Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp như sơ đồ:

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng có suất điện động và điện trở trong là: ${E_b} = mE; {r_b} = frac{{mr}}{n}$

Link nội dung: https://career.edu.vn/bo-nguon-noi-tiep-la-bo-nguon-gom-cac-nguon-dien-a30021.html