Nghề nhiếp ảnh do người Pháp mang đến Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Tết âm lịch rất khác với phong tục đón Giáng sinh, vì lẽ đó thu hút người Pháp chụp nhiều bức ảnh vào dịp này. Đó là hình ảnh người mua đi chọn cành đào, kẻ bán bát hoa thủy tiên đã được gọt tỉa cầu kỳ trước đó; những hình ảnh lễ hội làng với nhiều trò chơi dân gian; hay đơn giản là phong tục đón Tết trong gia đình…

Chợ hoa Hàng Lược. Ảnh do Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam cung cấp Chọn cành đào. Ảnh do Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam cung cấp Bán hoa thủy tiên. Ảnh do Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam cung cấp Đến nhà chúc Tết. Ảnh do Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam cung cấp

Hơn 100 năm đã trôi qua, chính nhiếp ảnh đã lưu giữ nhiều khoảnh khắc quý mà ngày nay giúp công chúng hình dung xã hội Việt Nam chuyển mình ngày xuân. Có những phong tục, thói quen do sự thay đổi đời sống đã không còn hiện diện. Chẳng hạn, gần đến những ngày Tết, người dân có thói quen đến các hàng tranh Tết mua câu đối, tranh Tết để thay thế những đồ cũ dùng năm ngoái. Ngày nay, thú vui đã mai một, hoặc nếu có thì nhờ thương mại điện tử phát triển, hàng hóa gửi đến tận nhà, ít ai đi ra phố mua tranh Tết về treo nữa.

Mua tranh đón Tết. Ảnh do Trung tâm Lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam cung cấp.

Năm 1945, nước nhà giành được độc lập, giới nhiếp ảnh tiếp tục đồng hành với dân tộc trong công cuộc xây dựng đời sống mới, tin tưởng sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Suốt hàng chục năm kháng chiến kiến quốc, những bức ảnh ra đời trong dịp mùa xuân gắn với hình ảnh quân và dân chiến đấu, lao động sản xuất.

Nữ pháo thủ súng cối Nguyễn Thị Định (Tây Ninh) đánh 40 trận pháo kích, lập công xuất sắc trong năm Mậu Thân 1968. Ảnh: Phạm Văn Thính Đội nữ biệt động Sài Gòn phân khu 06 nghiên cứu bản đồ. Ảnh: Lâm Tấn Tài Dũng sĩ Đặng Văn Hướng diệt 8 lính Mỹ trong một trận giáp chiến, 1968. Ảnh: Nguyễn Đặng Chèo xuồng đưa vũ khí vào mặt trận, 1968. Ảnh: Nguyễn Đặng

Nổi tiếng là các bức hình về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 do các phóng viên ảnh chiến trường ghi lại được. Những bức ảnh đã thể hiện ý chí của toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam gây ra cho đế quốc Mỹ một đòn “choáng váng đột ngột”, làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến dự định của chúng; làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền Nam Việt Nam mà còn làm rung chuyển cả Lầu Năm Góc cũng như toàn nước Mỹ.

Má Năm treo cờ mừng Hiệp định Paris được ký kết. Ảnh: Lương Huệ Quân Thoát khỏi ngục tù. Ảnh: Chu Chí Thành

Mùa xuân năm 1973 sau khi Hiệp định Paris được ký kết, cũng có nhiều dấu ấn được các nghệ sĩ nhiếp ảnh ghi lại về cuộc trao trả tù binh bên sông Thạch Hãn, người dân miền Nam ủng hộ cách mạng…

Bộ đội đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ảnh: Đinh Quang Thành Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, trưa 30-4-1975. Ảnh: Trần Mai Hưởng Mẹ con ngày gặp mặt. Ảnh: Lâm Hồng Long

Dấu ấn trong nhiếp ảnh là mùa xuân toàn thắng năm 1975. Các phóng viên ảnh chiến trường bám theo các đoàn quân tiến vào Sài Gòn, ghi lại sự sụp đổ của ngụy quân - ngụy quyền, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hơn 20 năm trường.

Mùa xuân trên vùng cao. Ảnh: Đinh Công Tâm Xuân yêu thương. Ảnh: Trần Anh Tuấn Mùa xuân trên biển. Ảnh: Bùi Văn Chung Bứt phá. Ảnh: Trương Anh Dũng

Sau khi đất nước được hòa bình, độc lập, các nghệ sĩ nhiếp ảnh tiếp tục đi thực tế sáng tác khắp mọi miền Tổ quốc ghi lại những bức hình đẹp về đất nước, con người. Đặc biệt, vào dịp Tết đến xuân về, một Việt Nam giàu đẹp, thân thiện hiện ra, lan tỏa hình ảnh tích cực về đất nước hôm nay ngày một đổi mới.

VÂN HÀ (tổng hợp)

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.

Link nội dung: https://career.edu.vn/anh-mua-xuan-viet-nam-a3009.html