Bệnh Alzheimer là một bệnh lý thần kinh nguy hiểm, gây suy giảm trí nhớ trầm trọng, thường xảy ra ở người già.. Nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây bệnh Vậy Alzheimer là gì, dấu hiệu nào nhận biết Alzheimer, làm sao để phòng ngừa và cải thiện bệnh lý này cho hiệu quả? Bài viết sau sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho người đọc.
Alzheimer là căn bệnh được đặc trưng bởi sự thay đổi bất thường trong vỏ não (các nơron thần kinh và synap bị mất dần), tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi của người bệnh.
Alzheimer là dạng phổ biến của hội chứng suy giảm trí nhớ, chiếm khoảng 60% - 80% trường hợp suy giảm trí nhớ. Hội chứng suy giảm trí nhớ là thuật ngữ tổng quát về việc mất trí nhớ và các khả năng tư duy đủ nghiêm trọng để gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày.
Alzheimer - đang “tạo nên” cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng hàng đầu thế kỷ
Bệnh Alzheimer đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị dứt điểm nhưng bạn có thể phòng và làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng các giải pháp khoa học.
Bệnh Alzheimer là một bệnh lý thoái hóa, tăng nặng theo từng giai đoạn. Nguy hiểm nhất là mất khả năng sinh hoạt hằng ngày, thoái hóa các khối cơ, kiệt sức, thậm chí có thể tử vong vì các nguyên nhân như nhiễm trùng, viêm phổi, suy dinh dưỡng…
Mặc dù các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng bệnh tiến triển và hầu hết có một vài biểu hiện như sau:
Nhiều người nhận thấy là có triệu chứng hay quên, điều này dẫn đến tình trạng: Thường xuyên lặp lại cuộc trò chuyện hoặc câu hỏi, quên các cuộc hẹn, quên chỗ để đồ vật…
Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người bệnh khi họ ở nhà, tại nơi làm việc hay lúc tận hưởng sở thích riêng (ví dụ như nấu ăn, lái xe, lập kế hoạch…)
Lú lẫn về thời gian, không gian: Dễ đi lạc ở những nơi quen thuộc, khó giữ thăng bằng, vấp ngã…
Gặp khó khăn về diễn tả từ ngữ, hình ảnh.
Giảm khả năng phán đoán: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đưa ra quyết định, nhầm lẫn giữa rủi ro và an toàn.
Sợ tiếp xúc với các hoạt động xã hội.
Tâm trạng chán nản, tính cách thay đổi thất thường: dễ nóng nảy, tức giận hoặc thường xuyên lo lắng, thiếu sự đồng cảm…
Giảm khả năng kiềm chế, thể hiện khiếu hài hước không đúng chỗ cũng là dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer
Mặc dù nguyên nhân gây ra căn bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng các nhà khoa học đã có một số giả thuyết cơ bản về bệnh như sau:
Sự tích tụ của một loại protein (amyloid) lắng đọng tạo thành các mảng xung quanh tế bào não.
Các protein trong não không hoạt động bình thường, làm gián đoạn hoạt động của các tế bào não (tế bào thần kinh).
Các tế bào thần kinh bị tổn thương, mất kết nối với nhau và cuối cùng chết đi.
Theo báo báo thống kê bệnh Alzheimer năm 2019, có khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với căn bệnh này. Tại Hoa Kỳ, Alzheimer là căn bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm khoảng 5,5 triệu người. Trong đó, khoảng 2/3 số người mắc bệnh là nữ và 200.000 người trẻ có dấu hiệu mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu.
Hơn 5 triệu người Mỹ đang chung sống với bệnh Alzheimer. Số lượng người Mỹ mắc bệnh Alzheimer và các chứng suy giảm trí nhớ khác sẽ tăng lên mỗi năm khi tỉ lệ dân số Mỹ ở độ tuổi trên 65 tiếp tục gia tăng. Việt Nam cũng nằm trong “xu hướng” đó, kể từ năm 2011, tốc độ già hóa dân số được xác nhận khi có hơn 11% dân số là người trên 60 tuổi. Tốc độ già hóa dân số tăng nhanh khiến cho công cuộc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giảm sút, người cao tuổi có nguy cơ đối mặt với bệnh tim mạch, tiểu đường… điển hình là Alzheimer.
Alzheimer là căn bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của não. Các triệu chứng ban đầu từ nhẹ dần dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nguyên nhân là do sự kích thích của các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể như:
Yếu tố di truyền: Nếu tiền sử gia đình có người thân mắc Alzheimer, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Người đang mắc bệnh tim mạch, tăng cholesterol, hội chứng down…
Hậu quả sau chấn thương sọ não, đặc biệt là với người lớn tuổi.
Người bị bệnh trầm cảm muộn, thường là sau tuổi 60.
Người có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít rau xanh và trái cây.
Một số ít trường hợp mắc Alzheimer là do ít thực hiện các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi liên quan đến trí não…
Alzheimer gây mất trí nhớ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được cải thiện kịp thời
Hiện nay, bệnh Alzheimer chưa có cách điều trị dứt điểm. Các loại thuốc được sử dụng dùng để điều trị triệu chứng như cải thiện nhận thức, ngôn ngữ, phán đoán và rối loạn giấc ngủ… Bên cạnh đó để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng, cần lưu ý một số lời khuyên sau.
Nếu liên tục làm việc trong môi trường căng thẳng, stress kéo dài, lại không có thời gian rèn luyện trí não, cơ thể bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, mất tập trung, dễ mắc chứng sa sút trí tuệ… Vì vậy, các hoạt động kích thích nhận thức có thể hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh Alzheimer đến sớm là nên dành thời gian khoảng 15-20 phút mỗi ngày để tham gia vào các hoạt động trí não như: đọc sách, chơi cờ, học ngoại ngữ, chơi một loại nhạc cụ mới, xoay rubik…
Theo Tổ chức nghiên cứu & Phòng ngừa bệnh Alzheimer, tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30 phút và tối thiểu 5 ngày/ tuần sẽ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 50%. Song, việc tập thể dục mỗi ngày không phải ai cũng thực hiện được vì lười, không có thời gian… Do đó, để xây dựng thói quen thể dục thể thao đều đặn, bạn nên nắm mẹo sau đây: Đổi địa điểm tập trong phòng thành ngoài trời, xem thể dục như một “trò chơi”, vừa đi bộ vừa ngắm cảnh…
Khi cơ thể lão hóa, mối đe dọa về căn bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer ngày càng tăng cao. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân phát bệnh nhưng các nhà khoa học khuyến cáo một trong số những cách có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh là có chế độ ăn uống khoa học.
Đây là một số thực phẩm được các nhà khoa học khuyên dùng cho người mắc bệnh Alzheimer:
Thực phẩm giàu vitamin E: Ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, bơ đậu phộng…
Cá: Cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ… ăn thường xuyên rất tốt cho não bộ.
Rau màu xanh đậm: Rau màu xanh đậm chứa nhiều vitamin E và folic, thường có trong bông cải xanh, cải xoăn, rau bina…
Quả tươi: Như blueberry, dâu tây…
Rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer ở độ tuổi trung niên. Thống kê tại trường Y khoa Harvard và Bệnh viện Brigham & Women’s ở Boston, Massachusetts (Mỹ) cho thấy, việc ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân và biểu hiện ban đầu của chứng sa sút trí tuệ Alzheimer. Vì vậy, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và có giấc ngủ sâu là “liều thuốc” phòng bệnh hữu hiệu. Cố gắng xây dựng thời gian cố định cho giấc ngủ: Ngủ và dậy đúng giờ.
Ngoài ra, để vỗ về giấc ngủ, bạn nên tránh sử dụng trà hoặc cà phê gần giờ ngủ, tắt các thiết bị điện tử cách 2 tiếng trước giờ ngủ…
Khi cơ thể bị stress, cơ thể tự sản sinh ra vô số gốc tự do. Các gốc tự do liên tục tấn công và gây ra nhiều ảnh hưởng lên cơ thể như làn da, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tim mạch…
Để phòng tránh và cải thiện hiệu quả bệnh Alzheimer, xu hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, có như vậy mới hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh nặng nề hơn. Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra hai giả thuyết gợi ý khả năng dự phòng sa sút trí tuệ Alzheimer. Thứ nhất là giả thuyết mạch máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ như gốc tự do. Thứ hai, giả thuyết về tâm lý xã hội với lối sống tích cực và gắn kết với xã hội ở tuổi trung niên và tuổi già, để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự khởi phát sa sút trí tuệ.
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã có những nghiên cứu khẳng định một cách mạnh mẽ về tác hại của gốc tự do đối với tình trạng sút trí tuệ nói chung và Alzheimer nói riêng. Gốc tự do - “thủ phạm” làm thoái hóa và hư hại tế bào não, có thể gây tổn thương, làm rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào não, đặc biệt là bệnh lý mạch máu não và thoái hóa thần kinh.
Link nội dung: https://career.edu.vn/benh-an-day-mo-a3331.html