Thu hoạch - Làm héo - Diệt men - Vò - Làm khô.
Chế biến lục trà quan trọng nhất đó là công đoạn diệt men, đây là công đoạn xử lý lá trà với nhiệt độ cao. Men là chất xúc tác thúc đẩy các phản ứng hóa học giữa oxy trong không khí với các thành phần trong lá chè. Khi xử lý lá chè ở nhiệt độ cao, phần men này sẽ mất đi, các phản ứng hóa học không xảy ra, giúp giảm đắng, chát, giữ màu xanh và “khóa hương” ban đầu của lá chè. Lục trà khác với hồng trà chính là nhờ công đoạn diệt men này.
Lục trà sau khi hãm có màu sắc và hương vị rất giống lá chè tươi. Nước trà thường có màu xanh nhạt hoặc vàng nhẹ. Khi thưởng thức trà xanh, bạn sẽ cảm nhận được độ đắng, độ chát nhẹ và cuối cùng là vị ngọt hậu đọng lại trong khoang miệng.
Để hãm lục trà thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, các nghệ nhân pha trà thường sử dụng nước có nhiệt độ từ 70 - 80 độ C. Nếu bạn sử dụng nước có nhiệt độ quá cao sẽ làm tanin và caffeine trong trà chiết xuất ra nhiều, làm trà bị đắng và chát. Thời gian hãm lục trà là từ 2 - 3 phút.
Theo nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, trong lục trà chứa hàm lượng chất EGCG cao. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do - nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Bên cạnh đó, chất EGCG trong lục trà đặc biệt tốt cho làn da và mái tóc như: - Làm chậm quá trình lão hóa - Chống viêm da, giảm rụng tóc… Trong lục trà có các nhóm chất polyphenol và catechins giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Uống lục trà thường xuyên cũng giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến. Ngoài ra, lục trà còn có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và tăng cường chức năng não…
Link nội dung: https://career.edu.vn/luc-tra-a3365.html