Theo thống kê, có đến 95% tổng số trường hợp trẻ bị táo bón do các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Do đó, đa số các cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả đều hướng đến thay đổi thói quen và điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ đi tiêu với tần suất thấp hơn bình thường (<3 lần/tuần), trẻ gặp cảm thấy đau, khó khăn khi đi tiêu. Điều này xảy ra do chất thải, phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa dần trở nên khô cứng và khó tống ra khỏi cơ thể hơn. (1)
Trong một số trường hợp, trẻ có thể đi tiêu ít hơn bình thường nhưng phân mềm thì trẻ không được xem là táo bón.
Táo bón khiến phân không được tống ra ngoài, tích tụ bên trong đại tràng khiến ruột hấp thụ lại các chất độc chứa trong phân, gây hại cho trẻ. Do đó, trẻ bị táo bón cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ bị táo bón, mẹ có thể nhận biết dễ dàng thông qua các dấu hiệu đặc trưng sau:
Trong một số trường hợp trẻ bị táo bón xuất hiện biểu hiện giống tiêu chảy, tuy nhiên đây không phải là tiêu chảy ở trẻ em. Điều này xảy ra do phân cứng bị mắc kẹt ở trực tràng, phân lỏng sẽ dễ đào thải ra ngoài hơn nên mẹ thấy trẻ có biểu hiện tiêu chảy.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, gồm: (2)
Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón cho trẻ, cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của trẻ. Đồng thời, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, lúc này, bác sĩ có thể kê cho trẻ một số loại thuốc để làm giảm nhẹ các triệu chứng và điều trị táo bón cho trẻ:
Bên cạnh những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị táo bón kể trê, mẹ có thể tham khảo 9 cách trị táo bón cho trẻ dưới đây:
Mất nước là vấn đề thường xuyên xảy ra khi trẻ bị táo bón. Điều này xảy ra do trẻ không thể đi ngoài được, cảm thấy đầy bụng khi bị táo bón, trẻ không muốn uống nước dẫn đến thiếu nước. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước khoáng có gas. Cách này đã được một số nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả giảm táo bón nhiều hơn so với nước lọc, có thể áp dụng cho trẻ bị táo bón vô căn mạn tính và cả trẻ mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS). Lưu ý, mẹ chỉ nên sử dụng nước khoáng có gas, không sử dụng nước ngọt có gas vì loại nước này có thể khiến tình trạng táo bón của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Các chuyên giá khuyến cáo trẻ bị táo bón nên ăn nhiều trái cây và rau xanh nhằm bổ sung đủ lượng chất xơ, vitamin và các vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc tăng cường chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ di chuyển hơn, từ đó, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Một cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy có đến 77% trẻ bị táo bón có biểu hiện tích cực hơn khi mẹ thực hiện cách này. (3)
Tuy nhiên, mẹ nên chú ý lựa chọn loại chất xơ phù hợp vì một số loại chất xơ có thể khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Trên thực tế, có rất nhiều loại chất xơ khác nhau, trong đó có 2 loại phổ biến là:
Xét về vấn đề hiệu quả của chất xơ không hòa tan trong điều trị táo bón, hiện vẫn chưa có nghiên cứu này có thể khẳng định điều này. Hơn nữa, nhiều trường hợp trẻ gặp khó khăn khi đi vệ sinh và táo bón nặng hơn khi tiêu thụ quá nhiều loại chất xơ này.
Ngoài ra, một số chất xơ hòa tan lên men cũng không mang đến hiệu quả tối ưu khi điều trị táo bón cho trẻ vì chúng có thể được lên men bởi một số loại vi khuẩn trong đường ruột và làm mất khả năng giữ nước của cơ thể.
Táo bón ở trẻ có thể liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Do đó, khi trẻ bị táo bón, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua một số thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…
Mận là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và sorbitol nhuận tràng tự nhiên, do đó, đây còn là phương thuốc tự nhiên có tác dụng trị táo bón hiệu quả. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng mận khô có tác dụng tốt hơn chất xơ khi điều trị táo bón cho trẻ em.
Một số trẻ bị táo bón có thể do cơ thể mẫn cảm với protein trong sữa gây tác động đến quá trình hấp thu và các chuyển động của ruột. Đối với những đứa trẻ này, mẹ nên tạm thời loại bỏ sữa và các chế phẩm được làm từ sữa ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để cung cấp đủ canxi cho sự phát triển của trẻ.
Việc vận động thường xuyên sẽ giúp ruột của trẻ được chuyển động, từ đó, giảm nhẹ các triệu chứng táo bón ở trẻ. Do đó, mẹ nên cho trẻ vận động từ 30-60 phút mỗi ngày.
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên thiết lập cho trẻ giờ đi vệ sinh đều đặn bằng cách thông báo cho trẻ “đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi trẻ đã muốn đi vệ sinh chưa hay có mắc vệ sinh không. Thời điểm tốt nhất trong ngày để trẻ đi vệ sinh là sau bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào trẻ muốn đi. Thời gian đầu, mẹ nên tập cho trẻ ngồi ít nhất 10 phút/lần. Đồng thời, mẹ có thể đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân để trẻ ngồi thoải mái hơn, dễ đẩy phân ra ngoài hơn.
Bên cạnh những cách trị táo bón tự nhiên, bố mẹ có thể hỏi bác sĩ về một số loại thuốc làm mềm phân với liều lượng và cách dùng phù hợp với tình trạng táo bón và độ tuổi của trẻ. Lưu ý, bố mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. (4)
Khi trẻ bị táo bón, việc mát xa bụng cho trẻ có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp tình trạng táo bón của trẻ được cải thiện nhanh chóng. Để mát xa bụng trị táo bón cho trẻ, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
Bên cạnh đó, mẹ có thể đặt trẻ nằm ngửa, nắm 2 chân của trẻ di chuyển theo động tác đạp xe đạp để trị táo bón cho trẻ.
Táo bón ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, cần được điều trị sớm và có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như xơ nang, bệnh lý về ruột, tuyến giáp và hệ thần kinh. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi trẻ có các biểu hiện của táo bón. Hơn nữa, trong quá trình điều trị táo bón tại nhà, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tích cực ngay khi trẻ có các biểu hiện sau: (5)
Đa số các cách trị táo bón cho trẻ được kể trên đều mang lại hiệu quả nhanh chóng khi trẻ bị táo bón ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi trẻ bị táo bón và không có dấu hiệu đáp ứng với các cách điều trị thông thường tại nhà, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị đúng cách, tránh để táo bón kéo dài dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Giản Đơn
Link nội dung: https://career.edu.vn/bi-tao-bon-thi-phai-lam-sao-a3674.html