Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào?
A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng.
B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.
C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, chuyển hướng tấn công sang Gia Định.
D. Triều đình và Pháp giảng hòa.
Đáp án đúng là C.
Trận Đà Nẵng có kết quả là: Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, chuyển hướng tấn công sang Gia Định.
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Đà Nẵng 1858-1859 như sau:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
Ngày 30/8/1858, Đô đốc Rigault de Genouilly đã chỉ huy chiến hạm Pháp di duyển đến đóng tại Hải Nam. Mục đích là để hội quân cùng chiến hạm của Tây Ban Nha do Đại tá Lanzarotte chỉ huy tiến đến Đà Nẵng. Toàn bộ lực lượng liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã có mặt tại cửa biển Đà Nẵng vào lúc chiều tối ngày 31/8/1858. Lực lượng của chúng bao gồm 14 tàu chiến với quân số tổng cộng là 2.000 binh lính.
Sáng ngày 01/9/1858, De Genouilly đã gửi một bức tối hậu thư buộc quan Trấn thủ Đà Nẵng phải giao nộp tỉnh thành trong 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 đã chính thức bùng nổ khi chúng đã không đợi trả lời mà chúng đã tập trung hỏa lực bắn tới tấp vào cửa sông Đà Nẵng và khu vực đồn lũy. Tiếp đến chúng vây đánh hai thành An Hải và Điện Hải.
Lúc này, với tài mưu lược và dụng binh thần tốc, Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân dân nước Nam chống Pháp dù yếu hơn về trang bị. Ông cho thực hiện kế “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn, thiếu lương thực, nhu yếu phẩm. Kết quả là Pháp đã bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại thảm hại. Mặc khác, quân Pháp lại bị nhiễm phải dịch tả, sốt rét nên Rigault de Genouilly đã quyết định gửi báo cáo về Paris và thay đổi mục tiêu tiến đánh xuống khu vực phía Nam.
Nhờ vào điều kiện thời tiết đã tạo nhiều thuận lợi cho quân và dân ta khi quân địch liên tiếp rơi vào khốn đốn vì không quen khí hậu khắc nghiệt. Những toán viện binh sau đó của Pháp cũng bị hao mòn vì dịch bệnh, khí hậu oi bức cộng thêm nhiều căng thẳng vì các cuộc tập kích bất ngờ của quân ta vào ban đêm.
Trong chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858, Pháp bị cầm chân hơn 5 tháng khiến cho chúng bị mất tinh thần chiến đấu. Đây được xem là thắng lợi lớn và duy nhất của quan và dân ta tại mặt trận Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 1858 - 1884.
Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 là cuộc chiến đấu mà quân dân Đà Nẵng đã có sự phối hợp cùng với quân triều đình nhà Nguyễn. Kết quả là một thắng lợi vẻ vang, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp và buộc liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút quân khỏi Đà Nẵng.
Có thể nói, Chiến sự Đà Nẵng 1858 với mục đích mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp là thắng lợi lớn và đáng tự hào của dân tộc ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Chiến sự này đã tạo ra khí thế và để lại nhiều bài học kinh nghiệm của công cuộc kháng chiến trường kỳ sau này.
Câu 1. Năm 1858 có sự kiện gì ở Việt Nam?
Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 2. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đà Nẵng vào tháng 9 năm 1858 gồm lực lượng nào?
A. Quân chủ lực của triều đình Huế.B. Các đội quân nông dân sát cánh bên quân đội triều đình.C. Lực lượng nông dân và công nhân thành phố Đà Nẵng.D. Đông đảo nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Đáp án đúng là B.
Câu 3. Pháp tấn công Đà Nẵng vào ngày tháng năm nào?
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu ý đồ “đánh thốc ra kinh đô Huế, buộc triều đình Huế quy hàng”.
Trên đây là những kiến thức mà Đọc tài liệu tổng hợp để giải đáp cho câu hỏi: Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào? Hi vọng tài liệu này hữu ích đối với bạn trong cuộc sống.
Link nội dung: https://career.edu.vn/tran-da-nang-co-ket-qua-nhu-the-nao-a3692.html