Thiếu máu nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người vì khẩu phần ăn góp phần giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Vậy người thiếu máu nên ăn gì hay những thực phẩm cho người thiếu máu là gì?
Thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, những chức năng liên quan đến tâm thần, trí nhớ, thậm chí gây ra bệnh lý. Nhiều trường hợp bị thiếu máu có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng, ví dụ như:
Ngoài ra còn thiếu máu trong bệnh cảnh mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, rối loạn hấp thu của ruột non, chảy máu từ cơ quan bên trong cơ thể.
Để biết bị thiếu máu nên ăn gì, chúng ta cùng tìm hiểu xem thiếu máu cần bổ sung gì? Khi bị thiếu máu, người bệnh cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho quá trình cấu tạo hồng cầu, nổi bật phải kể đến gồm có:
Chúng ta cần tìm hiểu thiếu máu ăn gì vì chế độ dinh dưỡng góp phần đáng kể trong việc cải thiện chứng thiếu máu. Đây cũng là cách đơn giản, hiệu quả để hỗ trợ chữa trị chứng thiếu máu. Theo đó, dù là ăn gì khi thiếu máu, người bệnh cũng cần đảm bảo cung cấp cân đối, đáp ứng đủ nhu cầu về những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Việc cân đối giữa protein thực vật và protein động vật cũng cần được chú ý. Ngoài ra, người bị thiếu máu cần đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng sắt trong bữa ăn, đáp ứng nhu cầu được khuyến nghị theo giới tính, độ tuổi.
Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm người bị thiếu máu nên dùng:
Thực phẩm dồi dào protein là một trong những đáp án cho câu hỏi người thiếu máu nên ăn gì. Những thực phẩm cung cấp lượng protein động vật điển hình gồm có thủy hải sản, tôm, cua, cá, thịt, trứng, sữa… Người bệnh cần bổ sung thêm protein thực vật thông qua đậu tương, đậu xanh, vừng lạc…
Sắt bên trong cơ thể phụ thuộc vào lượng sắt được cung cấp thông qua khẩu phần ăn uống, khả năng hấp thụ, dữ trữ, thải trừ sắt. Ước tính hàm lượng sắt trong khẩu phần của người Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 30 - 50% nhu cầu.
Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì bổ máu cho người thiếu máu thì hãy nghĩ đến những thực phẩm giàu sắt, ví dụ như bơ đậu phộng, đậu xanh, bông cải xanh, nho khô, rau lá xanh đậm, quả chà là, quả sung, đậu nành, gan, thịt, cá, trứng… Mặt khác, người bị thiếu máu do thiếu sắt cần đưa vào khẩu phần những thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao khả năng hấp thu sắt. Loại vitamin này có nhiều trong cam, chanh, ổi, kiwi, cà chua, bông cải xanh…
Trong trường hợp chưa biết thiếu máu ăn gì cho bổ máu, người bệnh có thể bổ sung vào khẩu phần các thực phẩm dồi dào axit folic, ví dụ như bông cải xanh, trứng cá, gan, măng tây, rau bina, thịt bò, đậu phộng, bơ, rau diếp cá… Thực phẩm giàu axit folic góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn.
Vitamin B12 là dưỡng chất thiết yếu, giữ vai trò quan trọng mà cơ thể không có khả năng tự tạo ra, chỉ có thể dung nạp loại vitamin này thông qua khẩu phần ăn uống, thực phẩm bổ sung. Khi được hỏi thiếu máu ăn gì cho bổ, bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh dùng thực phẩm giàu vitamin B12, ví dụ như trứng, gan động vật, ngao, cá mòi, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, sữa và sản phẩm từ sữa…
>> Xem thêm: 5 loại sữa dành cho người thiếu máu
Mỗi người bệnh thiếu máu thường được bác sĩ tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy vậy, để giải đáp thắc mắc thiếu máu ăn thực phẩm gì một cách chung chung, người bệnh có thể tham khảo 19 loại thực phẩm dưới đây giúp cung cấp đa dạng dưỡng chất cần thiết cho máu và sức khỏe:
Thịt đỏ là loại thực phẩm dành cho người thiếu máu được dùng phổ biến. Đa phần các loại thịt (đặc biệt là thịt đỏ) đều chứa lượng lớn sắt heme. Phức hợp sắt heme dễ dàng được cơ thể hấp thụ (1).
Một số loại thịt đỏ mà bạn có thể đưa vào khẩu phần bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê… Lượng sắt trong thịt đỏ thúc đẩy quá trình sản sinh ra hồng cầu, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu. Dùng thịt đỏ cùng với các thực phẩm chứa sắt nonheme, ví dụ như rau lá xanh, trái cây giàu vitamin C làm gia tăng khả năng hấp thu sắt. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, vì thực phẩm này chứa nhiều cholesterol.
Củ cải đường là lựa chọn phù hợp nếu bạn chưa biết thiếu máu nên ăn gì để bổ máu. Hàm lượng sắt cao có trong củ cải đường góp phần kích hoạt cũng như sửa chữa những tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho những bộ phận trong cơ thể cũng gia tăng.
Cải bó xôi là thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Cải bó xôi có chứa nhiều vitamin A, B9, C, E, beta-carotene, canxi, sắt, chất xơ… Mỗi người có thể ăn cải bó xôi thường xuyên để bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
Bơ đậu phộng là thực phẩm chứa protein và nguồn khoáng chất sắt dồi dào, phù hợp với người bị thiếu máu. Bạn có thể chọn sử dụng đậu phộng rang nếu không thích hương vị của bơ đậu phộng.
Cà chua cũng là thực phẩm tốt cho người thiếu máu. Cà chua dù chứa lượng chất sắt không nhiều nhưng lại có hàm lượng vitamin C dồi dào. Lượng vitamin C này giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Trứng là thực phẩm phù hợp để lựa chọn khi bạn đang thắc mắc bị thiếu máu nên ăn gì. Trứng có chứa protein, sắt và nhiều chất chống oxy hóa hữu ích. Người bị thiếu máu có thể ăn một quả trứng/ngày để góp phần cải thiện triệu chứng.
Lựu có chứa sắt và lượng vitamin C dồi dào. Ăn lựu giúp cải thiện lưu lượng máu, góp phần hỗ trợ điều trị triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi…
Lượng protein cao có trong đậu nành rất hữu ích với người bị thiếu máu. Đậu nành cũng chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất đa dạng, trong đó có sắt. Nếu đang băn khoăn ăn gì để không bị thiếu máu, bạn có thể cân nhắc đưa đậu nành vào khẩu phần.
Đa phần những loại cá đều chứa sắt, có ích cho người bị thiếu máu. Một số loại cá chứa hàm lượng khoáng chất sắt tốt điển hình bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá rô… Cá hồi/cá ngừ đóng hộp cũng có chứa sắt.
Khoáng chất sắt dồi dào trong mật ong hữu ích với người bị thiếu máu. Đồng và magie trong mật ong cũng góp phần làm tăng nồng độ hemoglobin. Bạn đừng ngần ngại đưa mật ong vào khẩu phần khi đang băn khoăn chưa biết thiếu máu phải ăn gì.
Nội tạng động vật (đặc biệt là gan) có chứa nhiều sắt. Khi bị thiếu máu, người bệnh có thể cân nhắc dùng gan (ví dụ như gan bò) để bổ sung thêm nhiều khoáng chất sắt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên dùng nội tạng động vật ở mức vừa phải, vì loại thực phẩm này có chứa hàm lượng cholesterol cao.
Một số loại hải sản cung cấp hàm lượng sắt heme dồi dào. Hải sản có vỏ, ví dụ như hàu, nghêu, sò điệp, cua, tôm… đều chứa nhiều sắt. Một vài loại hải sản cũng có chứa phốt pho, canxi, kẽm, axit folic… hữu ích cho việc tạo máu.
Rau lá xanh, đặc biệt là những loại rau màu xanh đậm mang đến hàm lượng sắt nonheme có ích, gồm: bông cải xanh, cải xoăn, cải rổ, rau ngót, rau đay… Một số loại rau lá xanh như cải rổ cũng có chứa axit folic trong thành phần (2). Các loại rau xanh có nhiều sắt, ví dụ như cải xoăn cũng chứa oxalat. Đây là chất có khả năng liên kết với sắt, cản trở sự hấp thu sắt nonheme. Dù rau xanh hữu ích với người bị thiếu máu nhưng người bệnh đừng chỉ phụ thuộc vào loại thực phẩm này.
Đu đủ, xoài, cam, dâu tây, khoai lang, ớt chuông… là các loại trái cây, rau củ dồi dào vitamin C. Bạn có thể thêm những loại thực phẩm này vào khẩu phần khi băn khoăn chưa biết thiếu máu nên ăn gì. Dung nạp hàm lượng vitamin C tự nhiên giúp cơ thể hấp thu, lưu giữ sắt tốt hơn. Từ đó quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu cũng diễn ra dễ dàng hơn.
>> Tham khảo thêm: Thiếu máu ăn trái cây gì?
Hạt bí có chứa hàm lượng sắt dồi dào nên đây là loại hạt hữu ích cho người chưa biết bị thiếu máu nên ăn gì. Bạn nên tránh rang hạt bí ở nhiệt độ cao vì có thể làm hao hụt hàm lượng sắt.
Thành phần của đậu phụ có chứa sắt, protein, canxi, magie, selen, thiamin… hữu ích cho sức khỏe. Người chưa biết thiếu máu nên ăn gì có thể cân nhắc đưa đậu phụ vào khẩu phần. Dùng đậu phụ thường xuyên hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng thiếu máu.
Một số loại hạt như hạt thông, hạt điều, hạt óc chó, hạt hướng dương… cung cấp lượng sắt dồi dào. Hàm lượng axit folic trong một số loại hạt cũng giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Người bị thiếu máu có thể đưa các loại hạt vào khẩu phần để góp phần cải thiện triệu chứng.
Những loại đậu cung cấp hàm lượng sắt, protein, vitamin hữu ích. Người ăn chay có thể dùng đậu để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Một vài loại đậu điển hình chứa nhiều sắt gồm có đậu xanh, đậu gà, đậu đen…
Nho khô, mận khô, mơ khô, chà là… cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin hữu ích cho máu. Ví dụ như nho khô mang đến nhiều sắt, kẽm, phốt pho, canxi… Lượng chất chống oxy hóa trong nho khô còn mang đến tác dụng kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Món dành cho người bị thiếu máu cần đáp ứng các tiêu chí về dinh dưỡng, góp phần thúc đẩy quá trình sản sinh máu, ví dụ như:
Bạn có thể ăn món gan heo nấu táo đỏ nếu đang suy nghĩ bị thiếu máu nên ăn gì. Đây là món ăn bổ máu, thơm ngon, hỗ trợ cải thiện chứng tiêu chảy, lạnh bụng.
Cà rốt chứa nhiều dưỡng chất hữu ích, vitamin A, B, C… trong thành phần. Kết hợp cà rốt với thịt gà góp phần làm gia tăng lượng hồng cầu trong máu. Món canh gà cà rốt cũng rất dễ thực hiện, có hương vị thơm ngon.
Thịt bò chứa hàm lượng khoáng chất sắt dồi dào. Món thịt bò hấp/xào là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đang thắc mắc thiếu máu ăn gì tốt.
Tôm và trứng đều là các thực phẩm bổ dưỡng. Món trứng cuộn tôm cung cấp những dưỡng chất hữu ích cho người đang bị suy nhược cơ thể, thiếu máu.
Theo y học cổ truyền, sò huyết mang đến công dụng kiện vị, bổ huyết, có lợi cho người bị thiếu máu. Nếu bạn đang băn khoăn người thiếu máu nên ăn gì thì có thể dùng món sò huyết sốt chua ngọt thơm ngon.
Theo Đông y, cua biển mang đến công dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc… rất phù hợp để người bị thiếu máu dùng. Hấp là cách chế biến giúp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng từ cua.
Cháo đậu đỏ là món ăn ngon, thanh đạm, phù hợp với những ai chưa biết bị thiếu máu nên ăn gì. Hàm lượng sắt, vitamin trong đậu đỏ rất hữu ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, đậu đỏ mang đến tác dụng hoạt huyết, bổ tỳ, phù hợp với người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu.
Người đang bị thiếu máu có thể dùng thêm một số món ăn khác, ví dụ như canh thịt nạc rau dền, canh nghêu nấu với bầu, canh gà hầm nấm đông cô, canh gan gà lá giang, canh gà tiêu xanh bí đao, canh củ cải trắng sườn non, cháo gan heo nấu đậu xanh…
>> Tham khảo: Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu
Bên cạnh tìm hiểu thiếu máu nên ăn gì, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề khi áp dụng chế độ ăn dành cho người thiếu máu, bao gồm:
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Khoa Nội tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Hy vọng bài viết đã phần nào cung cấp thông tin cơ bản về vấn đề bị thiếu máu nên ăn gì. Nếu người bệnh gặp các triệu chứng thiếu máu, cần sớm đi khám để bác sĩ đánh giá, điều trị và tư vấn chế độ ăn phù hợp.
Link nội dung: https://career.edu.vn/hem-toi-co-1-a37336.html