Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs), thường xảy ra do tiếp xúc tình dục. Các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền bệnh từ người sang người trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo và chất dịch cơ thể khác.

1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là căn bệnh như thế nào?

Sexually transmitted diseases - STDs là tên tiếng anh của các bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh hình thành do sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục.

Đôi khi các sinh vật này có thể truyền bệnh mà không qua tiếp xúc tình dục, chẳng hạn như từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc qua truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.

Người bệnh có thể nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục từ những người hoàn toàn khỏe mạnh, hoặc những người có nhiễm trùng mà không biết. STDs không phải luôn có triệu chứng, đó là một trong những lý do các chuyên gia thích dùng thuật ngữ "nhiễm trùng qua đường tình dục" hơn là "bệnh lây truyền qua đường tình dục."

2. Các triệu chứng bệnh lây qua đường tình dục

STIs có thể có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng, một số trường hợp không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao họ không biết bị nhiễm bệnh cho đến khi có biến chứng hoặc người bạn tình được chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng STIs bao gồm:

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện một vài ngày sau khi tiếp xúc, hoặc nó có thể nhiều năm, trước khi bạn phát hiện, tùy thuộc vào các sinh vật gây bệnh.

Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục

>>Xem thêm: Ureplasma: 1 trong những tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục- Bài viết được viết bởi BSCKII Nguyễn Thu Hoài - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu:

4.Nguyên nhân gây bệnh lây qua đường tình dục

Nhiễm trùng qua đường tình dục có thể được gây ra bởi:

Hoạt động tình dục đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh mặc dù những bệnh này cũng có thể lây nhiễm qua đường khác mà không qua tiếp xúc tình dục như: viêm gan siêu vi A, B và C, shigella và Intestinalis Giardia.

Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục

Bất kỳ ai đã từng quan hệ tình dục mà có nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục (không an toàn) dù ở mức độ nào. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:

Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục

5. Các biến chứng nguy hiểm do bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bởi vì nhiều người trong giai đoạn đầu của bệnh STI có thể không có triệu chứng, nên việc tầm soát STIs rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng. Các biến chứng có thể bao gồm:

Một số bệnh ung thư,chẳng hạn như cổ tử cung, ung thư trực tràng có liên quan đến HPV.

6. Chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu bạn có tiền sử tiếp xúc tình dục và các hiện tại cho thấy bạn có dấu hiệu nhiễm STIs, xét nghiệm có thể xác định nguyên nhân và phát hiện các tác nhân lây nhiễm.

Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục

7. Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Xét nghiệm cho một người không có triệu chứng được gọi là sàng lọc. Sàng lọc STIs không phải làm thường quy, nhưng có những trường hợp ngoại lệ:

8. Điều trị các bệnh lây qua đường tình dục

STIs gây ra bởi vi khuẩn dễ điều trị hơn virus. Nhiễm virus có thể được kiểm soát nhưng không phải lúc nào cũng chữa khỏi. Nếu bạn đang mang thai và nhiễm STIs, điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho em bé. Điều trị bao gồm một trong những biện pháp sau đây:

8.1. Kháng sinh

Thuốc kháng sinh, thường ở một liều duy nhất, có thể chữa nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia và trichomonas. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị lậu và chlamydia cùng một lúc bởi vì hai bệnh nhiễm trùng này thường xuất hiện cùng nhau. Một khi bắt đầu điều trị kháng sinh, điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ điều trị. Nếu người bệnh nghĩ rằng sẽ không thể dùng thuốc đúng theo quy định, cần phải báo ngay cho bác sĩ để có thể thay đổi phác đồ điều trị khác, đơn giản và ngắn hơn. Ngoài ra, người bệnh phải kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị hoàn tất và mọi vết thương đều đã lành.

Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục

8.2. Các thuốc kháng virus

Herpes ít tái phát nếu dùng hàng ngày với một loại thuốc kháng virus. Các thuốc kháng virus giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng người bệnh vẫn còn nguy cơ lây nhiễm cho người bạn tình. Các thuốc kháng virus có thể kiểm soát người nhiễm HIV trong nhiều năm. Nhưng virus vẫn tồn tại và vẫn có thể được truyền cho người khác với nguy cơ thấp. Bắt đầu điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao. Nếu người bệnh dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn, số lượng virus có thể giảm thấp đến mức gần như không thể phát hiện. Hãy hỏi bác sĩ bao lâu sau khi điều trị cần phải được kiểm tra lại để đảm bảo rằng việc điều trị đã thực hiện đúng và tránh bị tái nhiễm.

8.3. Thông báo với bạn tình và điều trị dự phòng

Nếu kết quả xét nghiệm bị nhiễm STIs, những người bạn tình của người bệnh bao gồm bạn tình hiện tại và những người bạn tình từ ba tháng đến một năm trước phải được thông báo để họ có thể làm xét nghiệm và điều trị nếu bị nhiễm bệnh. Thông báo với người bạn tình có thể giúp hạn chế sự lây lan của bệnh STIs, đặc biệt đối với bệnh giang mai và HIV. Những người có nguy cơ lây nhiễm cần được tư vấn và điều trị thích hợp. Khi bị nhiễm STIs nhiều hơn một lần, việc thông báo và điều trị cho người bạn tình làm giảm nguy cơ bị tái nhiễm.

9. Phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục

Có một số biện pháp có thể tránh hoặc giảm nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm:

Trên đây là kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Cho gì vì nguyên nhân gì thì các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ thì bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín và nhanh chóng có phác đồ điều trị phù hợp.

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.

Quý khách có nhu cầu khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thể đăng ký khám tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

Link nội dung: https://career.edu.vn/stis-a37538.html