Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ Đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thuốc và thực phẩm. Đa số các bộ phận của chúng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tinh bột sắn dây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất, được chiết xuất từ củ của cây sắn dây (Radix Puerariae).
Theo Đông Y, tinh bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tì, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí, thường được dung để chữa sỏi thời kì đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng đau...
Theo y học hiện đại, thành phần tinh bột sắn dây gồm khoảng 60% là tinh bột và protein, 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene.
Trong đó, Puerarin: chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, có tác dụng chữa đau đầu, ù tai. Isoflavonoid làm tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa. Daidzein là hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, rôm sảy.
Đa phần mọi người thường lầm tưởng bột sắn dây có thể pha với nước lạnh hay nước nóng tùy ý, tuy nhiên, đây là thói quen không tốt.
Do bột sắn dây thường được chế biến thủ công cho nên trong quá trình lọc tinh bột sẽ có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn dễ nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Cách pha tinh bột sắn dây để giải khát:
Có hai cách: Uống hằng ngày, không nên pha bằng nước lạnh, vì dễ bị đầy bụng khi uống hoặc cơ thể không hấp thụ được. Vì tinh bột sắn dây có kết cấu rất bền vững, ngâm nước cả tháng không bị chua hoặc thối.
Cách 1: Dùng cho một cốc 200 ml, lấy khoảng 2-4 thìa ăn phở (30-40g). Cho bột sắn vào cốc, thêm đường theo sở thích của mỗi người, thêm khoảng 10 ml nước lọc, quấy đều cho tan bột sắn và đường, sau đó cho nước sôi vào quấy đều... làm sao cốc sắn dây đạt 60-70 độ C là được, cốc nước vẫn màu trắng (nếu màu trong là quá nhiệt độ và bị chín làm giảm công dụng của tinh bột sắn dây).
Tinh bột sắn dây không nên pha uống sống (pha với nước lạnh) và không nên pha với quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Cách 2: Hòa tan tinh bột sắn dây với nước lạnh, cho vào nồi vừa đun, vừa quấy đều, đến khi chín sắn dây rồi mới sử dụng.
Những lưu ý khi dùng tinh bột sắn dây:
Không nên lạm dụng. Tốt nhất là 1 cốc/ngày (20-30 gam, hoặc 2-3 thìa ăn phở). Một tuần uống khoảng 3-4 lần.
Trẻ em không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.
Không nên sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ bị động thai vì có thể gây sảy thai.
Khi cơ thể đang lạnh thì không nên uống nước sắn dây. Những người mắc các bệnh lí đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm gan mạn tính, viêm tụy mạn tính...cần rất thận trọng khi dùng.
Link nội dung: https://career.edu.vn/cach-lam-bot-san-day-uong-a3775.html