Phường Yên Hòa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/1997 theo Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ trên cơ sở là xã Yên Hòa, huyện Từ Liêm (cũ). Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Yên Hòa vẫn luôn gìn giữ, phát huy truyền thống khoa bảng làm nền tảng cho sự phát triển, xứng danh câu ca về tứ danh hương "Từ Liêm tứ quý, nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh Cót".
Yên Hoà là một phường thuộc quận cầu giấy, thành phố Hà Nội. Phường giáp với các khu vực cụ thể như:
Bản đồ phường Yên Hòa
Phường Yên Hòa có diện tích 2,07 km², dân số năm 2022 là 47.467 người, mật độ dân số đạt 22.930 người/km².
Hiện nay, Yên Hòa là một phường đông dân cư, có 23.000 nhân khẩu, những người sống lâu năm trên địa bàn chỉ chiếm 40%, còn lại là người nhập cư, người ngoại tỉnh và có tới 7 ngàn sinh viên đến thuê nhà trọ….
Nhiều đối tượng trộm cắp, hình sự cũng trà trộn về đây khiến tình hình ANTT có nhiều diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình hình trên, trong 2 năm qua, Công an phường Yên Hòa đã vào cuộc quyết liệt, chủ động phòng ngừa nhờ 2 biện pháp hữu hiệu là phát động phong trào quần chúng và chuyên đề quản lý các hộ, nhà cho thuê. Tăng cường các biện pháp, vừa tuần tra kiểm soát công khai vừa sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, mật phục bắt quả tang.
Các tuyến đường chính - phụ
+ Trần Kim Xuyến
+ Hoa Bằng
+ Mạc Thái Tổ
+ Trung Kính
+ Dương Đình Nghệ
+ Vũ Phạm Hàm
+ Yên Hoà.
Mật độ giao thông
Phường Yên Hòa không có các tuyến đường lớn chạy qua mà chỉ gồm nhóm đường khu vực, đó là Dương Đình Nghệ, Hoa Bằng, Nguyễn Khang, Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Trần Thái Tông, Trần Kim Xuyến, một đoạn Trung Hòa, Trung Kính, Mặc Thái Tổ. Tổ chức giao thông các tuyến đường trong khu vực trên thường xuyên bị xung đột, giao thông không được thuận lợi do khu vực tập trung đông dân cư của các toà nhà và các trụ sở cơ quan Nhà Nước, Tập đoàn, Tổng công ty….
Đình làng Trung Kính
Làng Trung Kính vốn là vùng đất cổ bên sông Tô có lịch sử tạo dựng lâu đời. Trung Kính trước kia là một làng riêng gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ, vị thế mà ngày nay 2 ngôi đình đều thờ Vua Lê Đại Hành, Tướng Nộn Công thời Hùng Vương và Trịnh Thị Ngọc Nghiêu. Quốc Vương đại thần là Hùng Công, tên thật là Hùng Nộn. Đời vua Hùng Vương thứ 18, có công đánh dẹp giặc Thục nên được thờ là vị thần thứ nhất. Vua Lê Đại Hành đánh giặc Tống, một đạo quân tướng ngược sông Nhuệ, sông Tô tới làng Trung Kính dừng chân tuyển quân là vị thần thứ hai. Người thứ ba được phối thờ trong đình Trung Kính là Trịnh Thị Ngọc Nghiêu. Thần tích cho biết bà là chính phu nhân quan trọng thần triều hậu Lê là Đô Đốc Đồng Tri. Di tích đình Trung Kính Hạ hiện thuộc tổ 8, phố Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà. Các bản thần phả của Hộ nhi hương (xã Trung Hoà) cho biết đời Hùng Vương thứ 18, các tướng của vua Hùng như Hùng Nộn Công và Phan Tây Nhạc đã đến đóng quân ở khu vực này. Di tích đình Trung Kính Thượng được công nhận Di tích lịch sử năm 2008.
Golden Park Tower
Yên Hòa Condominium
Green Park Tower
HDI Homes Vũ Phạm Hàm
Link nội dung: https://career.edu.vn/yen-hoa-cau-giay-ha-noi-a3900.html