Ngành Kinh tế có tên tiếng Anh là Economics, đây là một trong những ngành học liên quan đến chính trị, xã hội với nội dung giảng dạy chủ yếu về việc tìm hiểu về những quy luật, vấn đề và quản lý kinh tế, tài chính, thị trường, tiền tệ, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục. Sinh viên sẽ được học về các phương pháp phân tích và đánh giá, cách giải quyết vấn đề kinh tế.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế phải có khả năng tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động kinh tế trong môi trường doanh nghiệp. Nắm chắc kiến thức về đào tạo đội ngũ kinh tế, tham mưu, tư vấn, lên kế hoạch về kinh tế cho các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ,…
Hiện nay, Kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn và không chỉ giới hạn trong những hoạt động trao đổi, buôn bán mà đã mở rộng ra trên rất nhiều ngành khác nhau. Vì thế trong ngành này có rất nhiều chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau, ứng dụng vào đa dạng hoạt động kinh tế khác nhau.
Dưới đây là những chuyên ngành kinh tế mà bạn có thể tham khảo.
Ngành học cơ bản nhất của Kinh tế là ngành Kinh tế học, đây là ngành học chung các kiến thức về kinh tế vi mô và vĩ mô. Tùy theo định hướng nghiên cứu của mình, bạn có thể lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế học, kinh tế học tài chính, kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển hay kinh tế đầu tư,…
Tài chính - Ngân hàng là ngành học luôn nằm trong top những ngành kinh tế có điểm chuẩn đầu vào và tỷ lệ cạnh tranh cao nhất tại các trường Đại học. Bên cạnh những kiến thức về tài chính, tiền tệ, định chế tài chính và ngân hàng, trong khối ngành Tài chính - Ngân hàng, sinh viên sẽ được tập trung đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành như: Tài chính công, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, phân tích và đầu tư tài chính… hay một số ngành mới bao gồm: Công nghệ tài chính, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính,…
Kế toán - Kiểm toán cũng là một trong những ngành học thuộc khối Kinh tế có điểm chuẩn khá cao. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần đến bộ phận Kế toán, vì vậy đây được xem là chuyên ngành học có tính ổn định nhất trong ngành Kinh tế.
Xuất nhập khẩu luôn là lĩnh vực quan trọng của bất cứ nền kinh tế nào, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới như hiện nay. Vì thế, những ngành học liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như: Kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, logistics và quản trị chuỗi cung ứng,… luôn có tỉ lệ cạnh tranh gắt gao và điểm chuẩn đầu vào cao.
Tiếp thị là khâu quan trọng trong quá trình vận hành kinh doanh và hiện nay quản trị Marketing đã trở thành “vũ khí” quan trọng để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh, tìm được chỗ đứng của mình trong thị trường và thu hút khách hàng. Nhu cầu tuyển dụng của ngành Marketing đều có xu hướng tăng mỗi năm, bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của bộ phận Marketing và sẵn sàng chi ngân sách lớn để thực hiện những chiến dịch tiếp thị truyền thông nhằm thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Bao gồm các ngành: Khoa học quản lý, quản lý công, quản trị kinh doanh, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý đất đai, quản lý dự án, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị điều hành thông minh, quản trị chất lượng và đổi mới, quản trị khách sạn, quản trị nguồn nhân lực,…
Bao gồm các ngành: Toán ứng dụng kinh tế, thống kê kinh tế, hệ thống thông tin quản lý, phân tích kinh doanh (theo định hướng Business Analyst). Ngoài ra, với xu hướng ứng dụng Big Data vào kinh tế như hiện nay, ngành Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh cũng đang là một ngành thu hút các bạn trẻ đam mê công nghệ và muốn làm việc trong ngành Kinh tế.
Kinh tế ngày càng tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến nảy sinh các nhu cầu mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đòi hỏi tính chuyên môn hóa. Bạn có thể tham khảo một số ngành học bao gồm: Thương mại điện tử, bất động sản, bảo hiểm - định phí bảo hiểm và quản trị rủi ro…
Các phẩm chất cần có để theo học ngành Kinh tế, bao gồm:
Mức lương của người làm trong ngành Kinh tế phụ thuộc vào công việc, kinh nghiệm và cấp bậc vị trí của mỗi người. Đối với sinh viên mới tốt nghiệp ngành Kinh tế có thể đi làm với mức lương khởi điểm từ 5 - 8 triệu đồng/tháng. Sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, lên được vị trí cao hơn, mức lương cũng cao hơn rất nhiều.
Sinh viên theo học ngành Kinh tế thường là các bạn trẻ năng động và linh hoạt, một số người sẽ không đi làm tại doanh nghiệp hay tổ chức cụ thể nào mà lựa chọn khởi nghiệp để tự làm chủ chính mình, xây dựng sự nghiệp cho mình.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có thể làm những công việc sau:
Khi lựa chọn làm những công việc về quản trị kinh doanh, sinh viên cần có kiến thức và hiểu biết về quản lý doanh nghiệp để có thể giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực. Từ đó, bạn có thể góp phần tạo lập doanh nghiệp, tổ chức thực hiện những chiến lược, kế hoạch, chương trình, chính sách kinh doanh, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp... Quản trị kinh doanh là ngành nghề được nhiều người ưu thích và lựa chọn theo đuổi sau khi tốt nghiệp.
Tài chính ngân hàng là một ngành nghề khá rộng, liên quan đến tất cả dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền. Người theo học ngành Kinh tế khi làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cần có kiến thức cơ bản của ngành như: Tài chính, tiền tệ, kinh tế, kế toán và được đào tạo kiến thức chuyên sâu theo mỗi chuyên ngành cụ thể.
Tài chính ngân hàng bao gồm nhiều chuyên ngành như: Ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, thuế, hải quan, kinh doanh chứng khoán, định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính... Người theo học ngành tài chính ngân hàng sau khi ra trường có thể làm việc ở cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân có phòng ban liên quan đến kinh tế.
Kế toán luôn là công việc được lựa chọn hàng đầu trong ngành Kinh tế. Kế toán là vị trí không thể thiếu của bất cứ tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước hay tổ chức phi chính phủ nào. Mỗi doanh nghiệp đều cần từ 1 - 2 kế toán, với những doanh nghiệp lớn thì còn cần số lượng nhân viên kế toán nhiều hơn nữa.
Bạn cần có những kiến thức, sự hiểu biết về chuyên ngành kế toán như: Các chế độ tài chính - kế toán theo pháp luật, điều hành công tác kế toán, thực hiện kiểm toán nội bộ và tài chính ở doanh nghiệp. Khi lựa chọn làm trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau như: Kế toán, tài vụ, tín dụng...
Nếu bạn là người theo học ngành Kinh tế và thích kinh doanh, muốn có cuộc sống đầy thử thách và tự do thì kinh doanh tự do là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Bạn có thể kinh doanh các mặt hàng mà bản thân mong muốn.
Những yêu cầu cơ bản khi kinh doanh tự do chính là kinh doanh ngành nghề được pháp luật cho phép, nắm rõ kiến thức liên quan đến mặt hàng bạn kinh doanh và thị trường. Kinh doanh tự do được các bạn trẻ có khát vọng khởi nghiệp, làm giàu ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên kinh doanh tự do cũng có rất nhiều rủi ro, nếu bạn không nắm bắt rõ về xu hướng thị trường và có những chiến lược kinh doanh hợp lý thì khả năng thua lỗ rất cao.
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh hàng hóa ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Từ việc xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó, các quốc gia có thể cùng nhau thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài. Ngành xuất nhập khẩu cũng chính là hình thức cơ bản của ngoại thương và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế.
Xuất nhập khẩu được các chuyên gia đánh giá là một trong những lĩnh vực cực kỳ “hot” trong tương lai, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia vì cơ hội thăng tiến rộng mở. Nhân sự trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thường chia thành 3 vị trí chính: Nhân viên kinh doanh, nhân viên chứng từ và nhân viên hiện trường. Ngoài ra còn có một số vị trí cơ bản sau:
Nhân viên mua hàng
Nhân viên thanh toán quốc tế
Nhân viên đại diện các tập đoàn đa quốc gia
Trên đây là bài viết của UMT đã chia đến bạn những thông tin liên quan đến ngành Kinh tế. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ phù hợp của ngành học này đối với bản thân.
Link nội dung: https://career.edu.vn/bang-kinh-te-a4024.html