Nhắc tới điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Ninh Bình chắc chắn không thể bỏ qua chùa Bái Đính. Du lịch chùa Bái Đính được rất nhiều du khách thập phương lựa chọn, nhất là trong thời điểm đầu năm mới. Cùng khám phá tất tần tật kinh nghiệm đi chùa Bái Đính từ những gợi ý hữu ích từ bài viết để có một trải nghiệm du lịch không thể quên.
Được biết đến là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á, chùa Bái Đính nằm trên đỉnh núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách trung tâm Hà Nội khoảng 97km, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc và cách thành phố Ninh Bình 12km.
Khuôn viên của chùa rộng lớn, với tổng diện tích 539 ha, còn đọng lại vẻ đẹp và dấu ấn phát triển qua từng thời kỳ lịch sử. Trong đó, 27 ha là diện tích của khu chùa Bái Đính cổ, ghi chép lại những dấu tích của quá khứ, trong khi 80 ha thuộc khu chùa Bái Đính mới, thể hiện sự hiện đại và sáng tạo trong kiến trúc đền chùa.
Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tâm linh mà còn là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du xuân đầu năm. Hàng năm, chùa Bái Đính tự hào chào đón hàng vạn phật tử, tạo nên một không gian linh thiêng và trang nghiêm, nơi mà tâm hồn con người được an bình và tìm kiếm sự kết nối với tâm linh.
Hơn 1000 năm trước, tại kinh đô Hoa Lư ở Ninh Bình, có ba triều đại Vua đã nối tiếp nhau ra đời, bao gồm nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Tất cả ba triều đại này đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo. Do đó, Ninh Bình trở thành nơi có nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, nằm trên dãy núi Tràng An. Chùa được hình thành từ thời Đinh, nhưng vẫn giữ lại nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang đậm dấu ấn của thời Lý.
Chùa đặt mình trên vùng đất hội tụ đầy đủ các yếu tố địa linh nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, được xem là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Núi chùa cổ Bái Đính từng là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, và vua Quang Trung cũng chọn đây để tổ chức lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi tiến vào Thăng Long đại phá quân Thanh.
Cho đến năm 1997, chùa Bái Đính đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Với những đặc điểm độc đáo và linh thiêng như vậy, mỗi năm chùa thu hút một lượng lớn du khách và Phật tử đến thăm. Nếu có cơ hội, hãy đến và trải nghiệm vùng đất nhân kiệt này.
Đến thời thời nay, quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Nằm vững trên sườn núi, chùa hiện hữu như bức tranh tuyệt vời trôi bồng bềnh mặt hồ xanh ngắt và giữa những ngọn núi đá hùng vĩ. Đặc biệt, chùa tọa lạc ấn tượng nằm ngay ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư.
Với niên đại hơn 1000 năm, kiến trúc của chùa đậm chất cổ kính, lưu giữ những nét đẹp nguyên sơ từ thời xa xưa. Dù khu chùa mới được xây dựng với nét hiện đại hơn, hoành tráng và đồ sộ, nhưng vẫn duy trì sự hài hòa với truyền thống.
Nhìn chung, kiến trúc của Bái Đính không chỉ là một biểu tượng đặc sắc của chùa cổ tại Việt Nam mà còn đại diện cho sự quy chuẩn và tráng lệ. Đặc biệt, khu chùa mới được xây dựng mang đến cho khách thăm quan những kiệt tác kiến trúc đồ sộ và đầy ấn tượng.
Mái chùa chính điện là một trong những điểm nhấn vô cùng quan trọng của Bái Đính, thu hút sự chú ý bởi vẻ đẹp tinh xảo. Với kiểu dáng ấn tượng bao gồm 3 tầng và 12 mái cong hình đầu đao. Mỗi mái được lợp bằng ngói hình mũi hài truyền thống, tạo nên một diện mạo vô cùng trang nghiêm và đẹp mắt.
Bậc thềm cửa chùa được trang trí bằng những hình ảnh rồng đá, mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý, tăng thêm sự quyền uy cho tòa chính điện.
Ngoài ra, sân đá rộng lớn từ bậc thềm nhìn thẳng xuống giếng ngọc, tạo nên một không gian linh thiêng và ấn tượng. Sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố kiến trúc truyền thống và sự độc đáo của Bái Đính làm cho nơi này trở thành một điểm đến không chỉ thu hút tín đồ Phật tử mà còn là địa điểm lý tưởng cho những người thích thưởng ngoạn kiến trúc và nghệ thuật.
Khám phá chùa Bái Đính, bạn sẽ trải nghiệm không gian thanh tịnh và mát mẻ. Bước vào cổng, hành lang tượng la hán chạy dài quanh khuôn viên chùa, tạo nên một không gian trang nhã và ấn tượng. Bên trong, những khu vườn nhỏ trổ bài cây xanh, đặc biệt là cây bồ đề được mang về từ những ngôi chùa Ấn Độ.
Chùa Bái Đính không được biết đến với kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời, cúng bái tín ngưỡng tôn giáo đặc sắc, mà còn trở thành điểm đến du lịch sinh thái và tâm linh nổi tiếng không chỉ ở Ninh Bình nói chung mà còn cả toàn miền Bắc nói riêng. Tính đến ngày 6 tháng 6 năm 2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Ngày 28 tháng 2 năm 2012 chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác lập như:
Lễ hội tại chùa Bái Đính là một sự kiện lễ hội xuân diễn ra từ chiều mùng 1 Tết đến ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3, đánh dấu sự bắt đầu của chuỗi lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh những ngày lễ đặc biệt, du khách đến tham quan chùa cũng có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa của lễ hội.
Lễ hội chùa Bái Đính được chia thành hai phần chính. Phần lễ bao gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, kính nhớ công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Khởi đầu bằng nghi thức rước kiệu với bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ đến khu chùa mới, phần hội của lễ hội bao gồm các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, ngắm cảnh chùa, cùng việc thưởng thức nghệ thuật hát Chèo và Xẩm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình thực hiện, tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.
Với ưu điểm của quần thể chùa rộng lớn, lễ hội chùa Bái Đính thu hút đông đảo du khách tham gia. Nhờ những điểm kết nối với các vị vua như Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung, Lê Thánh Tông và tín ngưỡng thờ thánh Nguyễn, thần Cao Sơn, Bà chúa thượng ngàn, lễ hội không chỉ thể hiện sự sùng bái tự nhiên mà còn thấu hiểu và kết hợp tín ngưỡng của đạo Phật, đạo Mẫu và Nho giáo.
Mùa nào cũng là thời điểm phù hợp để thăm chùa Bái Đính Tràng An. Tuy nhiên, từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, khi thời tiết mùa xuân mang đến không khí ấm áp, là thời điểm lý tưởng để khám phá Bái Đính Tràng An. Bạn có thể tận hưởng không gian xuân với vẻ đẹp tự nhiên, tham gia lễ chùa để cầu may, cùng tham dự các lễ hội quan trọng diễn ra ở cả khu vực Tràng An và Bái Đính. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, đem đến cho du khách một trải nghiệm đặc sắc với những nghi thức tôn giáo, các hoạt động văn hóa và lễ hội truyền thống.
Tuy nhiên, đây cũng là mùa du lịch và lễ hội khiến lượng khách du lịch tăng đột biến, gây ra tình trạng quá tải và đông đúc, khiến cho không khí trở nên hối hả và ồn ào. Do đó, nếu bạn không muốn phải đối mặt với sự chen lấn và ồn ào, bạn có thể lựa chọn thời gian khác trong năm để thăm quan chùa Bái Đính. Từ tháng 3 âm lịch trở đi là lúc không chỉ thời tiết mát mẻ mà còn không gian yên tĩnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận hưởng vẻ đẹp tâm linh và kiến trúc độc đáo của nơi này.
Nhiều du khách muốn dự trù chi phí các dịch vụ du lịch chùa Bái Đính là bao nhiêu? đi chùa bái đính có mất vé không? thì hiện nay, ban quản lý không bán vé vào cổng chùa Bái Đính.Du khách có thể vào cửa tự do tham quan. Nếu đã có ghé thăm du lịch chùa Bái Đính, bạn đừng nên bỏ lỡ hoạt động tham quan toàn bộ khuôn viên chùa Bái Đính nhé. Vì khuôn viên chùa rất rộng và nối liền với danh thắng, thắng cảnh Tràng An nên nếu có thời gian thì bạn có thể kết hợp thêm các chuyến tham quan và sử dụng dịch vụ liên quan với chi phí như sau:
Vé đi xe điện (60.000 VND/người):Để giúp bạn di chuyển và tham quan dễ dàng hơn trong khuôn viên rộng lớn của chùa Bái Đính bạn nên thuê xe điện. Giá vé đi xe điện ở chùa Bái Đính dao động 30.000 VNĐ/ chiều/ người lớn, trẻ em dưới 1m miễn phí. Ngồi trên xe điện để tham quan, cũng là cơ hội để bạn cảm nhận hết vẻ đẹp của cảnh quan xanh ngát xung quanh quần thể chùa.
Vé tham quan Bảo tháp (50.000 VND/người): Bảo tháp là một trong những điểm độc đáo và đáng chú ý nhất tại chùa Bái Đính, nơi bạn có cơ hội tận hưởng kiến trúc độc đáo và chiêm ngưỡng vị thế tâm linh tại đỉnh núi.
Giá vé hướng dẫn viên (300.000 VND - 500.000 VND/tour): Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và các điểm đặc sắc trong quần thể chùa Bái Đính - Tràng An. Bạn có thể thuê một người hướng dẫn du lịch chùa Bái Đính am hiểu đầy đủ các thông tin để làm cho chuyến đi của bạn trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.
Vé tham quan danh thắng Tràng An (150.000 VNĐ/người): Để khám phá danh thắng Tràng An, bạn sẽ mất hơn 3 giờ đồng hồ đi đò. Thông thường mỗi đò chứa được khoảng từ 4 - 5 người. Đi đò khám phá danh thắng Tràng An sẽ đưa bạn vào một hành trình trôi trên làn nước xanh biếc với những hang động huyền bí và ngọn núi đá vô cùng tráng lệ. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn được thư giãn và ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên nơi đây.
Những hoạt động này sẽ giúp bạn khám phá một cách đầy đủ và tận hưởng mọi khía cạnh của khu du lịch, từ văn hóa tới thiên nhiên, đồng thời mang lại trải nghiệm độc đáo và thú vị tại chùa Bái Đính.
Để đến Chùa Bái Đính, có nhiều phương tiện di chuyển mà bạn có thể linh động chọn lựa như:
Đi xe máy: Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch chùa Bái Đính mà tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự lái xe máy đến Ninh Bình. Đường đi chùa Bái Đính khá đơn giản. Hãy di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Ninh Bình. Từ thành phố Ninh Bình đi chùa Bái Đính cách khoảng 12km, đường đi khá dễ dàng. Bạn có thể tuân theo biển chỉ dẫn để đến Bái Đính hoặc hỏi người dân địa phương hoặc đi theo Google Maps.
Đi xe khách: Nếu bạn chọn phương tiện công cộng đi từ Hà Nội, bạn có thể bắt các chuyến xe khách từ Hà Nội đi chùa Bái Đính - Ninh Bình từ các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé thường khoảng 70.000 - 80.000 VNĐ/người. Khi đến bến xe Ninh Bình, bạn có thể chuyển sang xe bus hoặc sử dụng dịch vụ taxi với giá khoảng 130.000 VNĐ/lượt để đến khu chùa Bái Đính.
Đi tàu hỏa: Nếu bạn muốn trải nghiệm ngắm cảnh ở dọc đường đi Bái Đính, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa. Tàu khởi hành tàu tại ga Hà Nội và xuống ở ga Ninh Bình, sau đó tiếp tục bằng xe bus hoặc taxi đến Bái Đính. Giá vé tàu thường dao động từ 70.000 - 120.000 VNĐ/người, phụ thuộc vào hạng chỗ ngồi và thời điểm bạn chọn.
Vì tổng khuôn viên quần thể Chùa Bái Đính rất rộng nên khi đến đây, du khách có thể lựa chọn đi xe điện. Bạn sẽ đợi xe tại khu vực nhà chờ, sau đó di chuyển 3.5km đường nhựa để đến thẳng cổng Tam Quan Chùa Bái Đính.
Với những du khách thắc mắc đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì? Tốt nhất bạn nên tự sắm lễ trước tại nhà để tránh bị giá cả cao vào các dịp cao điểm và lễ lớn tại chùa Bái Đính. Mua sắm trước sẽ giúp tránh khỏi việc bị các tiểu thương tăng giá đáng kể khi mua đồ lễ trực tiếp tại cổng chùa, đặc biệt là vào những đợt lễ.
Có nhiều người tin rằng việc mua sắm lễ vật nhiều sẽ mang lại nhiều may mắn, cầu được ước thấy. Tuy nhiên, khi sắm lễ để đi chùa, du khách không cần thiết phải sắm lễ “mâm cao cỗ đầy” mà cần tuân theo một số những quy định cụ thể mà người hành lễ nên lưu ý.
Khi sắm lễ cúng Phật, du khách chỉ cần dâng hương và chuẩn bị lễ chay, bao gồm hương, quả tươi, hoa tươi, kẹo, chè, nước và các loại lễ khác.
Tuy nhiên, việc sắm lễ mặn như: thịt lợn, trâu, gà, bò, giò, và rượu, thường chỉ được chấp nhận khi đặt lễ tại ban có thờ tự của các vị Thánh, Mẫu, và Đức Ông. Bởi đồ lễ có thịt là những vật phẩm chỉ nên được dâng tại ban thờ của các vị thần, cấm kỵ dâng đặt lễ mặn tại khu vực Phật điện, vì đây là nơi thờ tự chính của chùa.
Nếu du khách sắm lễ cầu duyên thì cần chuẩn bị bao gồm trầu cau, hoa hồng đỏ tươi, bánh kẹo, xôi trắng hoặc bánh chưng, một khoanh giò chả, rượu trắng, và tiền vàng và cũng chỉ được đặt lễ tại ban Thánh, Mẫu, và Đức Ông.
Du khách cũng không nên mua tiền vàng mã hoặc tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật, Chư Bồ Tát và Thánh Hiền tại chùa. Chỉ nên đặt tại ban thờ của các vị Thánh, Mẫu, và Đức Ông. Tiền thật cũng không được đặt lên hương án của chính điện, mà nên đặt vào hòm công đức được đặt tại chùa.
Đối với khi mua hoa, chỉ nên chọn các loại hoa tươi. Ví dụ có thể chọn các loài hoa như hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn…, tránh các loại hoa dại hay hoa nước ngoài.
Chùa Bái Đính Cổ Tự là: nằm cách điện Tam Thế khoảng 800 m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm trên đỉnh núi khá yên tĩnh, thu hút với vẻ đẹp trầm mặc, tĩnh lặng, và linh thiêng, mang đậm lối kiến trúc thời Lý. Các lối đi trong chùa vẫn giữ nguyên những con đường mòn được lát đá…Khi đến với Bái Đính Cổ tự, bạn có thể tham quan một số địa điểm như:
- Đền thờ Thánh Nguyễn
Đền Thánh Nguyễn, một phần của quần thể chùa Bái Đính, được xây dựng theo thế tựa núi, hướng về sông. Trong đền có tượng thờ thiền sư - danh y Nguyễn Minh Không. Lúc một lần lên núi để tìm thuốc chữa bệnh cho vua, ông tình cờ khám phá một hang động đẹp, thích hợp để xây dựng chùa thờ Phật. Không chỉ là danh y nổi tiếng chữa bệnh, Nguyễn Minh Không còn là tổ sư nghề đúc đồng. Ông đã nghiên cứu về nguồn gốc văn minh Đông Sơn thời Việt cổ, sưu tầm các đồ đồng cổ để khôi phục nghề đúc đồng truyền thống.
Để tưởng nhớ công ơn của ông, người dân đã tạo tượng thờ trên chùa Bái Đính và tại nhiều địa điểm khác trong tỉnh Ninh Bình.
Kiến trúc của đền Thánh Nguyễn được xây dựng theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phần trước được thiết kế theo kiểu chữ Nhất, còn phần sau theo kiểu chữ Công, tạo nên một kiến trúc hài hòa truyền thống. Bên trong, nhiều mảng kiến trúc cổ được chạm khắc sinh động, với hình ảnh hoa tươi tắn, rồng và lân mạnh mẽ, tạo nên một không gian linh thiêng và đẹp mắt.
- Hang Sáng, Động Tối
Để lên đến Hang Sáng và Động Tối, du khách cần vượt qua 300 bậc đá dẫn lên tới cổng tam quan, trước khi rẽ vào cổng, bạn có thể nhìn ngang sang dốc và thấy một ngã ba. Ngã ba này dẫn đến hai hướng khác nhau: một là lối dẫn dẫn tới hang sáng, nơi thờ thần và Phật; hai là lối dẫn dẫn tới động tối.
Đúng như tên gọi của nó, Hang Sáng được rọi đủ bằng ánh sáng tự nhiên. Ngay ngoài cửa, bạn sẽ thấy hai pho tượng thần uy nghiêm. Sâu bên trong hang là nơi đặt tượng thờ Phật. Hang lớn sâu khoảng 25m, rộng 15m, và cao hơn 2m. Đi đến cuối hang, du khách có thể thấy đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.
Ở phía đối diện, Động Tối được chiếu sáng bằng hệ thống đèn tạo ra một không gian huyền bí. Trên các mảng đá, thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngầm, tạo nên khung cảnh đầy ấn tượng. Các bậc thang trang trí với hình rồng uốn lượn, và giữa đó có giếng nước tự nhiên, mang lại cảm giác thanh mát khi bước vào động. Nơi này là nơi thờ mẫu và các vị tiên, với nhiều tượng thờ được đặt sâu trong các ngách đá.
- Giếng Ngọc:
Tại đây, truyền thuyết kể về thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã sử dụng nước sắc từ giếng để chữa bệnh cho nhà vua và cộng đồng. Bao quanh giếng là lan can đá tạo thành một vòng rộng lớn. Nhìn từ đại điện, bạn có thể nhìn thấy giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên rộng lớn với cây xanh bao phủ. Màu nước xanh ngọc bích của giếng tạo điểm nhấn độc đáo trong bức tranh toàn cảnh của chùa Bái Đính. Đây cũng là giếng chùa được ghi nhận là lớn nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính Mới: Với diện tích rộng lớn là 80 ha, nằm ở dãy núi đối diện so với chùa cổ và tọa lạc ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là công trình có kiến trúc đồ sộ, bao gồm nhiều hạng mục Điện, tháp với kích thước lớn. Kiến trúc chính của chùa đặc trưng bởi những hình khối lớn, hoành tráng, mang đậm nét kiến trúc Việt Nam. Đặc biệt, sáng tạo trong việc sử dụng nguyên vật liệu địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết và ngói men Bát Tràng, đã tạo nên những lối kiến trúc độc đáo và phong cách riêng biệt cho ngôi chùa này.
- Tháp Chuông Bái Đính: Tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, mang kiến trúc mô phỏng theo phong cách của các tháp chuông xưa. Tháp chuông này có ba tầng mái, mỗi tầng mái gồm tám mái ghép, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên. Bên trong tháp treo một quả chuông nặng 36 tấn, được công nhận là “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam”. Phía dưới quả chuông đồng này, có một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn đặt trên nền tháp chuông. Âm thanh mạnh mẽ của chuông chùa Bái Đính vang xa, thể hiện sức mạnh tâm linh của Phật.
- Tượng phật Di Lặc: Đây là bức tượng lớn nhất Việt Nam với trọng lượng khoảng 80 tấn và chiều cao 10m, được đặt trên đỉnh một ngọn đồi cao. Từ vị trí này, bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp toàn cảnh của chùa Bái Đính từ phía dưới.
- Hành lang La Hán: Nơi không thể bỏ qua khi thăm chùa Bái Đính là hành lang La Hán, một công trình độc đáo bao gồm 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan. Hành lang này có chiều dài đáng kinh ngạc lên đến 1052m, với 500 bức tượng của các vị La Hán được điêu khắc từ đá xanh nguyên khối, mỗi tượng nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán được thể hiện qua hình ảnh với dáng vẻ khác nhau, miêu tả sự sống trần thế.
- Điện Pháp chủ chùa Bái Đính: Điện Pháp Chủ được xây dựng theo kiến trúc của chùa Tam Thế với hai tầng mái cong. Có tổng cộng năm gian trong điện Pháp Chủ, trong đó gồm một gian trung đường ở giữa và hai gian ở hai bên. Gian trung đường có chiều dài là 13,50 mét, trong khi mỗi gian ở hai bên có chiều dài là 8,13 mét. Bên trong điện, có Pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục về Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”, được xác nhận vào ngày 04 tháng 5 năm 2006.
Vùng đất cố đô Ninh Bình đã từng trở thành điểm đến nổi tiếng với những món ăn ngon được truyền thống từ thời xa xưa, và đến ngày nay vẫn được nhiều du khách biết đến với những món đặc sản đậm đà đặc sắc. Du lịch chùa Bái Đính là cơ hội để bạn thưởng thức đặc sản ngon miệng và hấp dẫn mà bạn không nên bỏ lỡ như:
- Cơm cháy:
Khác với các loại cơm cháy khác, cơm cháy vùng Ninh Bình được chế biến từ sự kết hợp đặc biệt giữa hai loại gạo khô và gạo dẻo. Qua nhiều bước phơi khô và chiên phồng, mỗi lần chế biến tạo ra những mẻ cơm cháy giòn rụm và thơm phức. Món ăn này thường được ăn kèm với ruốc hoặc hành lá phi thơm, hoặc trở nên độc đáo hơn khi ăn kết hợp với thịt dê, tim cật và nước sốt đậm đà, hương vị giòn rụm của cơm cháy chắc chắn sẽ làm cho bạn khó quên.
Giá mua cơm cháy dao động từ 35,000 đến 45,000 VND. du khách có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Món ăn này có thể dễ dàng tìm thấy tại các khu chợ và điểm kiot bán đồ đặc sản tại dừng chân.
- Mắm tép Gia Viễn:
Mắm tép Gia Viễn không chỉ là một món ngon đậm đà mà còn mang đậm nét văn hoá độc đáo của vùng cố đô Ninh Bình. Quá trình làm mắm tép đòi hỏi sự kỳ công từ việc chọn lựa những con tép chất lượng đến các bước sản xuất để đảm bảo vệ sinh. Du khách có thể thưởng thức mắm tép kèm rau luộc, thịt luộc, hoặc ăn cùng cơm nóng với hương vị rất ngon.
Mỗi hủ mắm tép Gia Viễn có giá khoảng từ 150,000 đến 250,000 VND. Dưới đây là địa chỉ tham khảo:
- Thịt dê núi:
Thịt dê từ vùng núi Ninh Bình là một trong những sản phẩm đặc sắc được biết đến ở địa phương này. Dê được nuôi thả trên những đỉnh núi, mang lại thịt dê với độ săn chắc và hương vị thơm ngon. Kết hợp với các phương pháp chế biến độc đáo, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon từ thịt dê núi như dê nướng, dê hấp, dê tái chanh, nem dê, dê xào lăn, dê tương gừng,… và nhiều món khác.
Giá thịt dê núi Ninh Bình có giá dao động khoảng từ 200,000 đến 400,000 VND. Một số địa chỉ quán thịt dê ngon cho du khách tham khảo:
- Miến lươn:
Một món đặc sản Ninh Bình mà bạn nên trải nghiệm là món miến lươn, với nước dùng được hầm từ xương lươn và xương ống, tạo nên hương vị ngọt thanh, béo tự nhiên và rất đậm đà.
Miếng thịt lươn thịt săn chắc và hương vị tuyệt vời, sẽ làm cho bạn thưởng thức một trải nghiệm đặc biệt. Món ăn thường được kết hợp với hoa chuối thái sợi, tạo nên một hòa quyện tuyệt vời, tạo ra một đặc sản nổi tiếng của vùng này.
Để trải nghiệm hương vị độc đáo này, bạn có thể ghé thăm quán miến lươn Dũng Thanh tại địa chỉ 999 Trần Hưng Đạo, phường Vân Giang, Ninh Bình, với giá khoảng 120,000 VND/ phần.
- Ốc núi:
Ốc núi Ninh Bình thường nằm trong những hang động núi đá vôi Tam Điệp, và không dễ để bạn có thể thưởng thức món này, vì ốc chỉ ra ngoài trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8, khoảng thời gian còn lại chúng nằm sâu trong khe đá.
Muốn ăn được món ngon độc lạ này, bạn phải đến đúng thời điểm thì mới có cơ hội thưởng thức. Với vị ốc dai giòn và độ ngọt tự nhiên, và thoang thoảng vị thuốc nam, bạn sẽ bị cuốn hút khi ăn món ốc hấp hoặc chế biến ốc thành các món gỏi, hấp gừng, xào me…
Chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, để có một chuyến đi trọn vẹn, bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Trang phục:
“Mặc gì khi đi chùa Bái Đính?’ là câu hỏi của rất nhiều du khách khi chuẩn bị tới thăm vùng đất linh thiêng này. Khi đi lễ chùa Bái Đính, bạn nên lựa chọn trang phục phù hợp,tôn trọng không gian tâm linh và văn hóa tại đây. Trang phục nên mặc đồ lịch sự, màu sắc nhẹ nhàng, tránh mặc quá gợi cảm như áo ngắn, hở vai, váy hay quần ngắn.
Hạn chế mang theo các vật dụng che đầu như nón, mũ trùm đầu, để không làm mất tôn trọng trong không gian tâm linh của chùa. Trong các không gian linh thiêng, như hành lang của chùa, quy trình tháo giày là bắt buộc để bảo vệ sự linh thiêng của nơi đó.
Nếu không biết đi chùa bái đính nên mặc gì, bạn cũng có thể lựa chọn mặc áo dài hoặc trang phục truyền thống Việt Nam để thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa và truyền thống. Tuân thủ các quy tắc về trang phục này sẽ giúp chuyến thăm của du khách trở nên văn minh, thoải mái hơn tại chùa Bái Đính.
- Chỗ lưu trú:
Khi bạn dự định du lịch chùa Bái Đính, đặc biệt là trong các dịp lễ hội và kỳ nghỉ. Để tránh tình trạng hết chỗ hoặc không có chỗ ở phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn nên đặt phòng trước qua các kênh đặt phòng trực tuyến, hoặc liên hệ trực tiếp với các khách sạn, nhà nghỉ, hoặc khu nghỉ dưỡng xung quanh khu vực chùa.
- Chỗ ăn: Khi du lịch đến chùa Bái Đính, du khách việc lựa chọn chỗ ăn đáp ứng tiêu chí vệ sinh và an toàn thực phẩm, chọn những nơi có không gian sạch sẽ, đủ chỗ cho nhóm đông, thực đơn phong phú, đa dạng và có các món ăn đặc sản địa phương.
Du khách có thể tham khảo trước các quán ăn có uy tín và được đánh giá tích cực từ cộng đồng du khách trước đó. Đặt trước nhà hàng nếu đi theo nhóm đoàn đông để được phục vụ chu đáo và được nhà hàng chuẩn bị nguyên liệu sạch và tươi ngon.
Trên đây là kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính, tuy nhiên khi đi chùa Bái Đính vào mùa lễ hội thì sẽ không tránh khỏi một số vấn đề về việc khó lựa chọn xe cộ, hay đặt phải những chỗ khách sạn giá tăng cao. Vậy nên du khách cũng nên chọn Tour đi chùa Bái Đính để được tận hưởng trọn vẹn chuyến đi một cách thoải mái nhất, không cần lo lắng về việc lên kế hoạch hay lựa chọn, đặt chỗ cho từng điểm đến trong hành trình.
Du khách sẽ được công ty du lịch phục vụ mọi nhu cầu trong chuyến đi của mình. Từ việc xe đưa đón đến đặt phòng khách sạn 3-5* theo yêu cầu với giá vô cùng hợp lý, tất cả đều được tổ chức một cách hoàn hảo. Đặc biệt, du khách sẽ được hướng dẫn ăn đặc sản địa phương chính hiệu, tận hưởng trọn vẹn hương vị độc đáo của vùng.
Nếu du khách có nhu cầu hỗ trợ về dịch vụ mua sắm lễ, công ty sẽ cung cấp hướng dẫn viên chuyên nghiệp, giúp du khách chọn lựa và mua sắm lễ đầy đủ. Đồng thời, hướng dẫn viên sẽ đưa du khách đến các điểm du lịch và lịch sử, giới thiệu về văn hóa địa phương.
Lịch trình du lịch sẽ được xây dựng rõ ràng, chi tiết, giúp du khách dễ dàng theo dõi và tham gia vào các hoạt động một cách thuận lợi.
Nếu bạn đang có dự định du lịch chùa Bái Đính, Hòa Bình Tourist là sự lựa chọn xuất sắc cho mọi du khách đang tìm kiếm một trải nghiệm du lịch hoàn hảo. Hòa Bình Tourist luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ, vì vậy tour du lịch chùa Bái Đính của chúng tôi sẽ mang lại cho du khách những tiện ích không thể nào tuyệt vời hơn.
Chuyến đi tour du lịch Chùa Bái Đính của Hòa Bình Tourist không chỉ là dịp để khám phá vẻ đẹp tâm linh của Việt Nam mà còn là cơ hội để du khách trải nghiệm sự hòa mình vào văn hóa độc đáo và thư giãn giữa thiên nhiên tươi đẹp. Hòa Bình Tourist đảm bảo sẽ mang đến cho du khách một hành trình không chỉ đầy đủ tiện ích mà còn là trải nghiệm du lịch đáng nhớ.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình đầy đủ và mới nhất cho năm 2024 mà Hoa Binh Tourist đã tổng hợp. Hãy lưu giữ thông tin này để có trải nghiệm hành trình du lịch tuyệt vời và ý nghĩa bên gia đình và bạn bè. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ!
Link nội dung: https://career.edu.vn/chua-bai-dinh-ninh-binh-a4064.html