Top 5 ngành nghề được dự đoán "khan hiếm" nhân lực đến năm 2025

Thường hay nói “Nghề chọn người” chứ không phải “người chọn nghề”. Nhiều bạn trẻ theo học ngành nghề mà mình yêu thích là không sai, tuy nhiên nên dành sự quan tâm tìm hiểu đến thực trạng việc làm hiện nay. Nên chọn những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai là một trong những tư duy nghề nghiệp thông minh và sáng suốt. Cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn, tỉ lệ cạnh tranh khi tuyển dụng cũng giảm bớt.

Để định hướng rõ hơn cho công việc trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp Top 5 ngành nghề thiếu nhân lực tại Việt Nam mà bạn nên tham khảo.

1. Khối ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT)

Công nghệ thông tin là lĩnh vực chưa bao giờ ngừng phát triển. Các thiết bị điện tử không ngừng được đổi mới, sự phổ biến mạng xã hội… khiến CNTT là ngành giữ vị thế tiên phong, luôn thiếu nhân lực và đòi hỏi trình độ nâng cao.

Nghe-cong-nghe-thong-tin-min

Thực trạng ngành CNTT

Theo thống kê trong thời kỳ phát triển của công nghệ 4.0, số lượng lao động cần trong ngành công nghệ thông tin là rất lớn, tính riêng thị trường TPHCM ước tính cần khoảng 24.000 người/năm từ nay đến năm 2025. Trên cả nước mỗi năm cần khoảng 78.000 lao động chuyên ngành công nghệ thông tin.

Thực trạng cần nhân lực là rất lớn nhưng thống kê thực tế số lượng sinh viên theo đuổi ngành công nghệ thông tin chỉ nằm ở mức thấp, khoảng 50.000. Trong khi đó chưa tính số lượng sinh viên này sau ra trường có theo đúng chuyên ngành hay không. Đây là một thách thức lớn cần bổ sung nhân lực cho tương lai nghề CNTT.

Mức lương hấp dẫn

CNTT là lĩnh vực đặc thù có thể giúp các bạn trẻ định hướng xây dựng sự nghiệp chuyên môn chính hoặc theo đuổi như một "nghề tay trái hái ra tiền".

Điều này cho thấy CNTT xứng đáng là lựa chọn đầu tiên để theo đuổi ngay hôm nay.

Các chuyên ngành gợi ý

Lập trình viên, thiết kế game, thiết kế và phát triển website, thiết kế phần mềm, kỹ sư an ninh mạng, hệ thống thông tin...

Trường đào tạo: Aptech, FPT, ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, ĐH CNTT.

2. Khối ngành Marketing

Nghề Marketing đóng vai trò quan trọng ở hầu hết các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh buôn bán, quảng cáo và truyền tải thông tin. Trong khi đó, hiện ngành này được cho là thiếu nhân lực bởi sự phát triển quá nhanh của công nghệ Internet.

Trong tương lai, hiệu quả của hoạt động bán hàng, lợi nhuận, doanh thu, khách hàng… chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại. Không một doanh nghiệp nào dễ dàng phát triển mà không có Marketing.

Nghe-Marketing-min

Nhu cầu nhân lực

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2020 ngành Marketing cho biết thiếu nhân lực lớn, thực tế cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Là lĩnh vực dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Mức lương hấp dẫn dành cho khối ngành Marketing là không cố định.

Tìm hiểu thêm ngành Marketing với các từ khóa

SEO, Website, Digital Marketing, Content Creator, Social Media, Performance Marketing…

Trường đào tạo: Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, ĐH tài chính - Marketing, ĐH RMIT (HN & TPHCM)

3. Khối ngành Công nghệ thực phẩm

Sức khỏe, dinh dưỡng và làm đẹp là mối quan tâm hàng đầu của xã hội và là lĩnh vực tiếp theo sẽ tăng cao nhu cầu tuyển dụng trong tương lai. Công nghệ thực phẩm là ngành tiềm năng có tính ứng dụng cao và đa dạng, nhất là trong cuộc sống hiện đại.

Theo đánh giá thì nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với khối ngành thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn.

Nghe-cong-nghe-thuc-pham (1)

Nhu cầu nhân lực

Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà ngành công nghệ thực phẩm còn hướng đến việc sản xuất, chế biến cho xuất khẩu. Một ngành học tiềm năng và cơ hội khá lớn rõ ràng cho vấn đề việc làm hiện nay.

Theo dự báo từ 2019 - 2025 số lượng thiếu hụt nhân lực ngành này là rất lớn, riêng chế biến tinh lương thực thực phẩm cần tới 12.000 người/năm. Vậy nên các bạn trẻ nhất là THPT nên định hướng nghề càng sớm càng tốt.

Gợi ý chuyên ngành

Hóa thực phẩm, cơ sở thiết kế nhà máy, nguyên liệu và phụ gia thực phẩm, công nghệ chế biến nhiệt lạnh, công nghệ bia rượu, bao bì thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm

Trường đào tạo: ĐH Bách Khoa, ĐH Nông Lâm, ĐH Quốc Tế TPHCM...

4. Khối ngành Quản trị du lịch khách sạn

Là một ngành vốn đã rất Hot từ khi hình thành đến thời hiện tại và tiếp tục giữ vững tiềm năng phát triển trong tương lai. Đặc thù nhu cầu du lịch không chỉ dừng lại ở trong nước, khi sự giao thương và hợp tác giữa các nước dần mở rộng thì nhu cầu du lịch cũng phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam luôn được đầu tư và thúc đẩy phát triển kéo theo các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, Resort mở ra vô cùng lớn. Chính vì thế khối ngành du lịch - khách sạn vô cùng sáng giá cũng là thách thức khi thiếu nguồn nhân lực đủ kỹ năng, trình độ hiện nay.

Nghe-du-lich-quan-ly-khach-san-min (1)

Tiềm năng việc làm

Theo số liệu Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng năm 2016 ước tính đạt 4.005.878 lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Những con số trên cho thấy ngành Du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển với tổng số việc làm là 8%, số chỗ làm việc là 21600 người/năm. Một ngành nghề màu mỡ mà các bạn trẻ nên đầu tư ngày hôm nay.

Gợi ý chuyên ngành

Quản trị du lịch, Tổ chức sự kiện, Quản trị nhà hàng - khách sạn,...

Trường đào tạo: ĐH kinh tế, ĐH Tài chính Marketing, ĐH Ngoại ngữ tin học, ĐH kinh tế tài chính...

5. Khối ngành tư vấn tâm lý

Ở Việt Nam nghề tâm lý tuy còn khá xa lạ nhưng những năm trở lại đây, Tâm lý học đã dần khẳng định tầm quan trọng và cần thiết của nó trong đời sống, xã hội khi thời đại càng ngày càng phát triển hơn.

Mức lương được trả cho khối ngành này đạt ở mức hấp dẫn mà ở nước ngoài Tâm Lý là ngành học vô cùng phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngành này đang nằm trong Top thiếu nhân lực bởi nhu cầu thì cao mà sinh viên theo học thì khan hiếm.

Nghe-tu-van-tam-ly-xa-hoi-min (1)

Nhu cầu tuyển dụng

Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người trong khi số lượng sinh viên tốt nghiệp theo đuổi chuyên ngành này lại hiếm.

Sau tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu, chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình, chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện,…

Gợi ý chuyên ngành

Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tội phạm, tâm lý học thể thao, …

Trường đào tạo: ĐH khoa học xã hội & nhân văn, ĐH sư phạm, ĐH Công nghệ,..

Kết

Có thể thấy được trong tương lai 5 - 10 năm những ngành nghề trên không chỉ dừng lại ở mức phát triển mà sẽ ngày càng thể hiện rõ vai trò của ngành.

Để định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tương lai dựa vào sở thích, sở trường thì việc theo dõi và cập nhật dựa trên thống kê “Các ngành nghề được dự đoán khan hiếm nhân lực” là vô cùng quan trọng. Aptech chúc các bạn trẻ sẽ lựa chọn được ngành nghề phù hợp và tiềm năng phát triển cho bản thân mình nhé!

(Nguồn tham khảo: dinhhuonghuongnghiep.com)

Link nội dung: https://career.edu.vn/nganh-nao-dang-thieu-nhan-luc-2025-a41072.html