Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4 (mới 2024 + Bài Tập): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Bài giảng Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

1. Nguồn lao động và sử dụng lao động

a) Nguồn lao động

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4 (mới 2024 + Bài Tập): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn 2017

Cơ cấu lực lượng lao động phân theo đào tạo 2017

- Số lượng: Dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

- Chất lượng:

+ Thế mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp; Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

+ Hạn chế: Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

+ Biện pháp: Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

Trình độ lao động của nước ta ngày càng tăng lên

b) Sử dụng lao động

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4 (mới 2024 + Bài Tập): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO NGÀNH NĂM 2005 VÀ 2017 (%)

- Đặc điểm

+ Lao động nước ta chủ yếu đang hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn đang diễn ra.

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4 (mới 2024 + Bài Tập): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp

- Xu hướng

+ Số lao động có việc làm tăng lên.

+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực: Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng; Tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

=> Thay đổi phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước hiện nay.

2. Vấn đề việc làm

- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm -> Nguyên nhân là do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn hạn chế.

- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao -> Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, trình độ người lao động còn thấp.

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4 (mới 2024 + Bài Tập): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Tỉ lệ thất nghiệp ở các thành thị vẫn còn ở mức cao

3. Chất lượng cuộc sống

- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%).

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng.

+ Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt.

+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.

+ Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.

Chất lược cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao

- Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.

-> Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 4 (mới 2024 + Bài Tập): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

THÁP DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Câu hỏi NB

Câu 1. Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là

A. tiếp thu khoa học nhanh.

B. có phẩm chất cần cù.

C. dồi dào, tăng nhanh.

D. nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Câu 2. Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là

A. Đông.

B. Tăng nhanh.

C. Thể lực tốt.

D. Có nhiều kinh nghiệm.

Câu 3. Lao động nước ta có trở ngại lớn về

A. tính sáng tạo.

B. kinh nghiệm sản xuất.

C. khả năng thích ứng với thị trường.

D. thể lực và trình độ chuyên môn.

Câu 4. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng - dịch vụ.

B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp - xây dựng.

C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp - xây dựng.

D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông - lâm - ngư nghiệp.

Câu 5. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là

A. sử dụng hợp lí nguồn lao động.

B. giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. tăng tuổi thọ trung bình.

Câu 6. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là

A. nhiệm vụ không quan trọng của thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

B. nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.

D. nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đô thị hóa nước ta.

Câu hỏi TH

Câu 7. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

B. Quá trình đô thị hóa.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Trình độ lao động ngày càng tăng.

Câu 8. Nguyên nhân nào đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

B. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

D. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.

Câu 9. Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động của nước ta là

A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Phát triển giáo dục và đào tạo.

Câu 10. Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây

A. sản xuất hàng tiêu dùng.

B. khai thác dầu khí.

C. điện tử - tin học.

D. hóa chất.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Link nội dung: https://career.edu.vn/bai-4-dia-9-a41372.html