Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo

1. Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo

1.1 Tác giả, tác phẩm và bố cục

a. Tác giả:

- Tên khai sinh của tác giả là Huỳnh Như Phương.

- Quê quán của tác giả: Quảng Ngãi

- Năm sinh tác giả 1955

- Phong cách sáng tác của tác giả là một phong cách không quá rộn ràng trong khái niệm, không rộn ràng về thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương đã chinh phục được những người đọc bằng những nhận định vô cùng sắc bén nhưng cũng rất là điềm đạm với một kiểu văn phong có cả mềm mại nhưng cũng rất quả quyết.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phá thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008)…

b. Tác phẩm:

- Thể loại: Tản văn

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Phương thức biểu đạt: Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà là tác phẩm có phương thức biểu đạt là tự sự và biểu cảm.

- Bố cục bài Người ngồi đợi trước hiên nhà:

Gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh của sự ly tán “kẻ Bắc người Nam” trong những gia đình có những người đang tập kết đi ra Bắc.

+ Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh vô cùng đáng thương của nhân vật dì Bảy khi dượng Bảy phải đi ra chiến trận.

+ Phần 3: Còn lại: Tấm lòng đầy thủy chung, son sắt của dì Bảy.

1.2 Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung chính:

Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà đã phơi bày nên được một hiện thực vô cùng tàn khốc để lại bởi chiến tranh, nó đã đẩy những gia đình đang êm ấm vào một cảnh chia ly, tan tác. Đồng thời cũng ca ngợi nên những người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến rất tần tảo, thủy chung, son sắt họ cũng chính là những người có sự hy sinh âm thầm và lặng lẽ, góp công rất lớn cho công cuộc tiến lên và giải phóng đất nước.

b. Giá trị nội dung:

Văn bản đã kể về một số phận đầy bất hạnh của dì Bảy khi có người chồng phải đi tập kết ra Bắc tham gia chiến trường. Vợ chồng dì Bảy chỉ mới lấy nhau được vỏn vẹn có một tháng trời. Dì Bảy đã rất kiên nhẫn và chờ đợi chồng mình trong suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì nghe tin chồng mình đã phải bỏ mạng ở trong chiến trường thì dì vẫn luôn một lòng một dạ chung thủy và không hề rung động trước bất kỳ một người nào khác.

c. Giá trị nghệ thuật:

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

2. Soạn bài người ngồi đợi trước hiên nhà Văn 11 Chân trời sáng tạo: trả lời câu hỏi

2.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Bạn có những suy nghĩ gì về hình ảnh của người vợ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà?

Lời giải chi tiết:

Ở trong văn bản này, người vợ đã hiện lên với hình ảnh là một người có tấm lòng rất thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với người chồng đi tập kết cho chiến trường. Cho dù người chồng của mình đã hy sinh ở mặt trận nhưng dì Bảy vẫn ở vậy để chăm sóc cho gia đình bé nhỏ của mình, dì chẳng màng tới những lời đàm tiếu qua lại hay vương vấn tới những suy nghĩ về quá khứ. Dì là hiện thân cho những người phụ nữ của gia đình, giàu đức tính hy sinh, tình yêu thương chồng, yêu thương gia đình vô bờ bến, hết lòng một mực tận tụy để chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, dì vẫn luôn ngày ngày ngồi trước cửa hiên nhà, hoài niệm lại về một thời quá khứ tươi đẹp đã đi qua.

2.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Niềm khát khao được đoàn tụ đã được thể hiện ở trong văn bản như thế nào? Hãy nêu lên một số chi tiết tiêu biểu đã thể hiện được điều này.

Lời giải chi tiết:

- Niềm khao khát được đoàn tụ đã được thể hiện thông qua những hình ảnh ngóng trông người đi từ phương xa trở về với gia đình.

- Chi tiết đã thể hiện được niềm khát khao đoàn tụ gia đình yêu dấu của dì Bảy:

2.3 Câu 3 trang 70 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Bạn đã bao giờ được lắng nghe câu chuyện khác nào khác về những sự chia ly và khát vọng được đoàn tụ ở trong cuộc sống hiện thực hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn khác lắng nghe bằng cách kể hoặc viết lại câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Trong khoảng thời gian mà đại dịch Covid-19 hoành hành đất nước ta, đứng trước một tình hình dịch bệnh diễn biến cực kỳ phức tạp: bệnh viện thì quá quá tải, vô vàn bệnh nhân chuyển biến nguy kịch, hệ thống y tế thì thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế trầm trọng….đã có rất nhiều những người “anh hùng áo trắng” đã xung phong và được lên tuyến đầu chống dịch, điều trị và cứu chữa cho tất cả các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Các y, bác sĩ ở trên tiền tuyến quan trọng cũng đồng nghĩa cũng là phải tồn tại ở những nơi nguy hiểm nhất, ngày ngày họ đã phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, với nguồn dịch bệnh; cho nên việc mà họ có thể được trở về nhà bên gia đình thường xuyên là điều không thể; họ buộc phải ở lại bệnh viện hàng ngày, hàng đêm, hàng tuần thậm chí là hàng tháng trời ròng rã.

Gia đình, vợ chồng, con cái của những vị y bác sĩ ấy cũng vì lý do ấy mà không thể gặp mặt được họ, gia đình bị chia ly và xa cách bởi tình hình dịch bệnh quá đỗi khó khăn, những vị bác sĩ ấy cũng phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Khát vọng được đoàn tụ, sự lo lắng đỉnh điểm về sức khỏe của người thân cũng như cho chính họ vẫn luôn thường trực ở trong mỗi người trong gia đình. Con cái nhỏ thì không thể gặp được cha mẹ, chỉ có thể gặp nhau thông qua một chiếc màn hình của điện thoại, thậm chí là họ còn không có cả thời gian để liên lạc được về với gia đình. Có đôi khi, qua chiếc màn hình ấy, chỉ vang lên được tiếng khóc nấc lên vỡ òa của những đứa con thơ bé vì nhớ bố mẹ, của những người vợ/ người chồng vì lo lắng cho bạn đời hay của những bậc cha mẹ phải thốt lên than thở vì thương cho những người con của mình phải vất vả xa nhà. Ở bên này, những y bác sĩ cũng chỉ biết lặng lẽ che giấu đi cảm xúc thực sự, tiếp tục vững lòng, mặc lên mình “áo giáp”, tiếp tục vật lộn và đấu tranh vì sự sống cho những bệnh nhân ngoài kia. Giờ đây, khi dịch bệnh COVID - 19 đã qua đi nhưng hồi ức về những câu chuyện về ngày tháng xa cách ấy vì đại dịch kinh hoàng vẫn còn in sâu ở trong tâm trí không chỉ của những vị y, bác sĩ và gia đình của họ mà còn hằn rõ ở trong tâm trí của những người đã phải chứng kiến khoảnh khắc chia li đau buồn ấy, khắc khoải ở trong tim của mỗi người con Việt Nam.

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà chương trình ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về các môn học khác trong chương trình THPT thì các em có thể truy cập vào vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giảng dạy của VUIHOC ngay bây giờ luôn nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Link nội dung: https://career.edu.vn/soan-nguoi-ngoi-doi-truoc-hien-nha-a43026.html