Nhịp tim thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá thai nhi có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Vậy nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường? Chỉ số nhịp tim của bé thế nào là bất thường?… Bác sĩ Nguyễn Thị Trang, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nhịp tim thai nhi là một chỉ số sức khỏe quan trọng của thai nhi. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá được sự phát triển của bé trong bụng mẹ, phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở sức khỏe thai nhi, nhất là ở tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) để can thiệp kịp thời và hiệu quả, cứu sống thai nhi bị lỗi nhịp ngay từ trong bụng mẹ.
Sau khi diễn ra quá trình thụ tinh và hình thành phôi thai, một mầm sống bắt đầu hình thành trong tử cung của mẹ. Đến khoảng hơn 2 tuần (tức là 16 ngày), tim thai được hình thành. Đến khoảng tuần thai thứ 6-7, tim thai sẽ phát triển lớn hơn, bắt đầu có sự phân chia thành buồng trái và buồng phải. Khi thai nhi được 11-12 tuần, tim thai đã phát triển hoàn thiện và đập nhẹ, đánh dấu thai nhi đã có nhịp tim. (1)
Bác sĩ Trang cho biết, ở những ngày đầu nhịp tim của thai nhi rất nhẹ, vì thế mẹ chỉ có thể nhìn hình ảnh trái tim và nghe những nhịp tim thai đầu tiên thông qua siêu âm thai ở giai đoạn này. Khi thai nhi phát triển lớn dần, trái tim cũng lớn dần lên nên nhịp tim thai nhi cũng sẽ rõ ràng hơn. Nếu thai nhi phát triển khỏe mạnh bình thường, bố mẹ có thể dễ dàng nghe thấy nhịp tim của thai từ tuần thứ 20 trở đi mà không cần bất cứ sự trợ giúp của thiết bị hay bác sĩ siêu âm.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng, không phải tất cả các thai nhi đều có tim thai ở cột mốc 6-7 tuần. Một số bé xuất hiện tim thai sớm hơn hoặc muộn hơn so với cột mốc này, thậm chí bố mẹ phải chờ đến tuần thai thứ 8-10 mới được nghe nhịp tim đầu tiên.
Do đó, điều quan trọng là bố mẹ cần giữ bình tĩnh, tin tưởng vào kết quả chẩn đoán và tư vấn của bác sĩ Sản Phụ khoa. Tâm lý vui vẻ, tích cực, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ… mới là điều tốt nhất cho bé ở giai đoạn này.
Nhịp tim của thai nhi là yếu tố mà bác sĩ cần xác định chính xác để nắm rõ sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ, can thiệp kịp thời và hiệu quả những tình huống nguy cơ có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Thường bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm bên ngoài, đồng thời dùng một thiết bị khác gắn lên da đầu thai nhi để theo dõi trực tiếp, đảm bảo chỉ số nhịp tim thai nhận được là hoàn toàn chính xác. (2)
Hầu hết mẹ bầu khi đi khám thai đều thắc mắc nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường, bởi lo sợ tim thai quá nhanh hoặc quá chậm đều gây nguy hiểm.
Bác sĩ Trang chia sẻ, bước sang tuần thứ 11-12 tim thai gần như đã phát triển hoàn thiện, đã có thể nghe nhịp tim thai rõ ràng hơn. Đến cuối tuần thứ 16, tim thai nhi sẽ hoàn chỉnh về cả mặt cấu tạo và chức năng như một trái tim khỏe mạnh bình thường. Tim thai đã có thể bơm khoảng 24l máu/ngày, nhịp tim thai là 120-160 nhịp/phút. Nếu bé cựa quậy nhiều hơn, nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút.
Đến tuần thứ 20, bố mẹ sẽ nghe nhịp tim thai nhi mạnh hơn, chỉ cần sử dụng tai nghe bình thường đã có thể nghe tim thai một cách rõ ràng. Nhịp tim thai càng to chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh và phát triển bình thường. Ở giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim của thai nhi vào khoảng 110-160 nhịp/phút là tốt nhất.
“Nhịp tim thai nhi cũng thay đổi theo những cử động và hoạt động ngủ, nghỉ… như một người trưởng thành. Nếu có bất cứ lo lắng nào về nhịp tim của thai nhi, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất”, bác sĩ Trang cho biết thêm.
Bước vào quá trình chuyển dạ, mẹ sẽ thấy nhịp tim thai nhanh hơn bình thường. Nhịp tim nhanh được hiểu là nhịp tim tăng lên ít nhất 15 nhịp/phút, kéo dài tối thiểu 15 giây. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi lúc này thai nhi cần nhiều oxy hơn để thở.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nhịp tim thai nhi tăng nhanh một cách đột ngột ở những thời điểm khác nhau trong quá trình chuyển dạ là dấu hiệu cảnh báo suy tim. Lúc này, bác sĩ cần có những can thiệp ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
So với nhịp tim thai nhanh, nhịp tim chậm có mức độ nguy hiểm cao hơn bởi tình trạng này thường báo hiệu những bất thường ở sức khỏe và phát triển của thai nhi. Ở tuần thai thứ 6-7 là thời điểm đã bắt đầu có tim thai, nếu nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/phút báo hiệu nguy cơ sảy thai khá cao. Khi tim thai đã hoàn chỉnh, nếu nhịp tim thai dưới 120 nhịp/phút sẽ được xem là nhịp tim chậm.
Bác sĩ Trang cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhịp tim thai chậm hơn so với bình thường, chẳng hạn như mẹ bầu bị huyết áp thấp, khả năng lưu thông máu kém, nhau thai bất thường hoặc thai nhi mắc phải dị tật. Vì thế, việc theo dõi sát sao nhịp tim của bé là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn thăm khám của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm những tình huống nhịp tim chậm để can thiệp hiệu quả.
Một quan niệm xưa cũ được các mẹ bầu truyền tai nhau rằng dựa vào nhịp tim thai có thể xác định được giới tính của thai nhi. Lấy chỉ số nhịp tim thai 140 nhịp/phút làm mốc, nếu thai nhi có nhịp tim trên 140 nhịp/phút là bé gái, ngược lại tim thai đập dưới 140 nhịp/phút là bé trai.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về việc này. Theo nghiên cứu, nhịp tim trung bình của bé gái và bé trai không có sự chênh lệch nhiều, vẫn tồn tại khoảng sai số nhất định. Vì thế, việc dựa vào nhịp tim của thai nhi để xác định thai nhi là bé trai hay bé gái là điều vô căn cứ. Cách chính xác nhất để biết được giới tính của thai nhi là siêu âm lúc thai nhi được 16-18 tuần tuổi.
Bác sĩ thường chỉ định sử dụng monitor sản khoa theo dõi nhịp tim thai khi mẹ bầu nằm trong nhóm thai kỳ nguy cơ cao, gồm: (3)
Nhịp tim của thai nhi bình thường sẽ cho biết quá trình chuyển dạ đang diễn ra bình thường và thuận lợi, không có điều gì lo lắng. Ngoài ra, theo dõi nhịp tim thai trong quá trình sinh sẽ giúp phát hiện những tình huống tim thai trở nên bất thường trong quá trình chuyển dạ. Khi phát hiện bất thường, bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân để can thiệp điều trị phù hợp. Nhờ vào theo dõi nhịp tim thai trong suốt quá trình sinh sẽ giúp bác sĩ giảm được những bước điều trị không cần thiết.
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nghe đặc biệt hoặc đầu dò Doppler đặt ấn trên bụng để nghe nhịp tim thai nhi. Có thể theo dõi nhịp tim từ bên ngoài hoặc bên trong, phần lớn các trường hợp là bên ngoài, chỉ một số tình huống đặc biệt mới cần theo dõi bên trong. (4)
Thường bác sĩ chỉ kiểm tra tim thai sau một khoảng thời gian nhất định, nhưng nếu có nghi ngờ bất thường sẽ chỉ định kiểm tra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nhịp tim thai bất thường không đồng nghĩa với việc thai nhi gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc đe dọa đến sự phát triển bình thường. Các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân khiến nhịp tim thai bất thường để có can thiệp phù hợp. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ của việc mổ bắt bé đưa ra ngoài ngay lập tức.
Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, nhất là hệ thống máy siêu âm tiên tiến nhất thế giới như siêu âm 3D, 4D, siêu âm màu Doppler, siêu âm thế hệ mới nhất Voluson E10…; phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Sơ sinh, khoa Nhi… can thiệp sớm và hiệu quả những tình huống thai nhi bị lỗi nhịp tim ngay từ trong bào thai, quá trình sinh nở an toàn, mẹ tròn con vuông, bé được chăm sóc toàn diện ngay từ khi lọt lòng để phát triển khỏe mạnh và vượt trội nhất.
Để đặt lịch khám thai hoặc tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:
Theo dõi nhịp tim thai nhi là việc làm vô cùng quan trọng để nắm rõ tình hình sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai định kỳ và các xét nghiệm kiểm tra, tầm soát quan trọng trong suốt thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba để can thiệp xử lý những bất thường nếu có.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần trang bị những kiến thức về:
Hy vọng thông qua bài viết này mẹ bầu đã hiểu hơn về nhịp tim thai nhi và biết được nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường để can thiệp kịp thời và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
Link nội dung: https://career.edu.vn/thai-may-tuan-thi-co-tim-thai-a4323.html