Trĩ là căn bệnh “khổ mà khó nói”. Trĩ là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng đến nhập viện. Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng lại gây đau, khó chịu, mất máu, và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh.
Trĩ cũng không phải là bệnh khó nhận biết. Trong giai đoạn đầu, nếu để ý sẽ thấy có máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đi cầu. Về sau sẽ xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài, có thể đau, ngoài ra người bệnh sẽ thấy ngứa rát, khó chịu…
Điều đáng nói là đa số mọi người đều chủ quan, ngại đi khám, không muốn kể với ai, đến khi bệnh tiến triển nặng, không chịu đựng được nữa mới chịu đi gặp bác sĩ chuyên khoa. Lúc đó việc điều trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Việc chọn phương pháp điều trị phải dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh và loại bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại. Hiện nay, có một số cách chữa bệnh trĩ: điều trị nội khoa + chế độ vệ sinh ăn uống, điều trị bằng thủ thuật và phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.
Khoảng 90% các trường hợp được chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp bằng thủ thuật, 10% còn lại là chuyển sang phẫu thuật khi các phương pháp điều trị ở trên không hiệu quả.
Có 2 loại thuốc gồm: thuốc uống và thuốc đặt (hoặc thuốc bôi). Cụ thể như sau:
Là các loại thuốc chứa hoạt chất rutin (vitamin P),có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ, cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.
Nếu là trĩ ngoại, bác sĩ chuyên khoa sẽ tùy theo tình trạng bệnh để kê cho bệnh nhân dùng liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố.
Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, có thể dùng thêm các loại thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc nhuận tràng… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đặc biệt phải kiên trì dùng thuốc đủ thời gian.
Người ta thường dùng thuốc mỡ bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, song chỉ có tác dụng giảm đau tức thời chứ không thể làm búi trĩ co lên được, cũng không điều trị triệt để nguyên nhân. Các loại thuốc đặt vào trong vùng hậu môn nhưng thường là để chữa trị nội hơn.
Việc sử dụng thuốc uống hay thuốc đặt/ thuốc bôi đều cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị, tránh gây tác dụng phụ.
Nếu chưa đi khám được ngay, có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị ban đầu.
Các phương pháp chữa bằng thủ thuật phổ biến hiện nay là: chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su và phương pháp sử dụng tia hồng ngoại...
Đây là các thủ thuật đơn giản nhằm làm giảm lưu thông máu tới vùng trĩ, nhưng thủ thuật này chỉ đạt hiệu quả khi áp dụng với bệnh trĩ khi ở giai đoạn đầu, chưa tiến triển nặng.
Những thủ thuật này thường được làm trong ngày và sau khoảng 1-2 tiếng được ra viện ngay. Tuy nhiên, thường không giải quyết được triệt để các búi trĩ, sau một thời gian có thể tái phát lại.
Chích xơ
Thủ thuật chích xơ được thực hiện bằng cách tiêm thuốc làm xơ hóa vùng dưới niêm mạc để giảm lưu lượng máu đến búi trĩ. Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề để đảm bảo tránh được các biến chứng như xuất huyết hoặc tiêm quá sâu vào tuyến tiền liệt, trực tràng.
Thắt trĩ bằng vòng cao su
Búi trĩ sẽ được cột, thắt lại bằng một vòng cao su nhỏ và sẽ hoại tử sau 3 - 4 ngày. Tuy hiệu quả cao, nhưng trong một số ít trường hợp vị trí thắt vẫn có nguy cơ bị xuất huyết, nhiễm trùng huyết, loét. Do vậy hãy thực hiện thủ thuật này tại các cơ sở y tế uy tín.
Quang đông hồng ngoại
Là một trong những thủ thuật được sử dụng phổ biến, dùng sức nóng tia hồng ngoại để làm cho mô bị đông lại và tạo sẹo xơ, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, đồng thời cố định trĩ vào ống hậu môn. Thủ thuật này tuy hiệu quả nhưng đòi hỏi người bệnh phải tái khám nhiều lần.
Nhiều trường hợp mắc trĩ nặng, bị lâu năm, có biến chứng thường phải phẫu thuật cắt búi trĩ. Các loại phẫu thuật bao gồm:
Người bệnh nên đến các địa chỉ khám chữa trĩ uy tín để điều trị bằng phẫu thuật đảm bảo an toàn. Các bác sĩ khám chữa Trĩ giỏi sẽ trực tiếp khám và điều trị theo tình trạng của mỗi người một cách phù hợp nhất.
Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, bệnh nhân không cần phải lưu viện qua đêm. Người bệnh được gây mê trong quá trình phẫu thuật, và sử dụng thuốc giảm đau sau đó. Thông thường, sau khoảng 7 - 10 ngày người bệnh sẽ hồi phục, không còn cảm giác đau và có thể sinh hoạt, làm việc bình thường.
Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da
Phẫu thuật cắt từng búi trĩ
Phẫu thuật Longo
Khâu treo trĩ bằng tay
Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
Đối với trĩ nội
Bệnh trĩ nội gồm 4 cấp độ, tùy từng cấp độ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên người bệnh nên điều trị bằng thủ thuật hay phẫu thuật cắt búi trĩ. Thường trĩ nội độ 1, độ 2 chỉ cần điều trị nội khoa hoặc thủ thuật, trĩ nội đội 3, độ 4 mới cần thiết phải phẫu thuật.
Đối với trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại không được khuyên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, trừ khi bệnh trĩ đã đến giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng và sưng tấy thậm chí lở loét.
Người bệnh nên tìm hiểu các bệnh viện, phòng khám uy tín có chuyên khoa Tiêu hóa, Hậu môn - Trực tràng để thăm khám. Đặc biệt là khi điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật cắt trĩ, cần đến các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, có tay nghề để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Một số bệnh viện, phòng khám trĩ có lịch đặt khám online trước thông qua BookingCare người bệnh có thể tìm hiểu ở trang chủ.
Link nội dung: https://career.edu.vn/phuong-phap-chua-benh-tri-a43766.html