Lưỡi là một cơ quan vị giác, sẽ đảm nhiệm những chức năng đặc biệt. Đối với người bị mắc bệnh, thì lưỡi sẽ là một hồi chuông cảnh báo để phát hiện những dấu hiệu bất thường đó. Ung thư lưỡi là một bệnh thường gặp ở vùng miệng, ung thư lưỡi sẽ phát sinh từ sự biến đổi ác tính của các tế bào biểu mô phủ ở lưỡi hoặc các mô liên kết của cấu trúc lưỡi.
Lưỡi có chức năng gì?
Lưỡi là một cơ quan vị giác, sẽ đảm nhiệm những chức năng đặc biệt. Đối với người bị mắc bệnh, thì lưỡi sẽ là một hồi chuông cảnh báo để phát hiện những dấu hiệu bất thường đó. Bên cạnh đó lưỡi còn sẽ đảm nhiệm chức năng giúp cho con người cảm nhận được mùi vị của thức ăn và nước uống. Lưỡi sẽ giúp con người cảm nhận được bốn vị chín: chua, ngọt, mặn, đắng cay,
Mặt trên của lưỡi sẽ có cấu tạo gồm những gai lưỡi mà da lưỡi lại giúp cho con người cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Tại cuống lưỡi sẽ có những tế bào giống như những sợi tóc và ở chóp lưỡi sẽ có những thớ tế bào thần kinh. Những thớ tế bào thần kinh này sẽ nối liền với những dây thần kinh vị giác để cho con người có thể cảm nhận được vị từ thức ăn.
Chức năng của lưỡi sẽ bao gồm những hoạt động như: nhai, nếm, nói, nuốt… Khi đang ăn thì lưỡi sẽ đảm nhiệm vai trò đưa thức ăn đến răng để răng nhai và sẽ có nhiệm vụ nhào nặn thức ăn mềm để dễ dàng nuốt xuống.
Các động tác này sẽ được thực hiện một cách dễ dàng là nhờ chuyển động của lưỡi. Khi hoàn thành nhiệm vụ lưỡi sẽ đẩy những thức ăn vào hầu ở phía sau miệng sau đó thức ăn sẽ được đưa vào bên trong thực quản và vào bao tử.
Ung thư lưỡi là gì?
Ung thư lưỡi là một bệnh thường gặp ở vùng miệng, ung thư lưỡi sẽ phát sinh từ sự biến đổi ác tính của các tế bào biểu mô phủ ở lưỡi hoặc các mô liên kết của cấu trúc lưỡi. Ung thư lưỡi sẽ bắt nguồn từ các tế bào vảy mỏng, lót trên bề mặt của lưỡi. Sau đó trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện những khối u.
Việc điều trị sẽ được các bác sĩ định hướng theo vị trí xuất hiện ung thư ở trên lưỡi. Ung thư lưỡi sẽ xảy ra tại hai vùng sâu: trước hoặc sau lưỡi. Trong đó có loại ung thư lưỡi ở phía sau góc lưỡi còn được gọi là ung thư vòm họng.
Đối với ung thư lưỡi thì những dấu hiệu sẽ xuất hiện không rõ ràng ở thời gian đầu cho đến khi bệnh phát tác những triệu chứng nặng. Bệnh ung thư lưỡi sẽ thường gặp ở những nam giới khoảng 50 tuổi trở lên, theo như những chuyên gia nghiên cứu gần đây thì căn bệnh này càng có dấu hiệu trẻ hóa.
Vì vậy nếu như gặp bất kỳ những nguyên nhân nào về lưỡi cũng nên kiểm tra và đồng thời để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi cần lưu ý
Đây là một số nguyên nhân gây nên ung thư lưỡi mà bạn cần nên chú ý:
Sử dụng quá nhiều thuốc lá: theo như những chuyên gia nghiên cứu cho hay thì thuốc lá là một trong những nguyên nhân hình thành nên ung thư hàng đầu cho con người. Không những gây nên ung thư phổi mà còn hình thành nên hàng loạt ung thư trong đó có ung thư lưỡi. Khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư lưỡi là ung thư vòm họng mà không thể tránh khỏi.
Sử dụng các chất kích thích, rượu bia: bên cạnh thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư thì có đến khoảng 70 đến 80 % những bệnh nhân bị ung thư lưỡi hoặc những ung thư khác đều do sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích.
Tiếp xúc nhiều với các tia bức xạ: đối với những người thường xuyên làm việc trong một môi trường tiếp xúc nhiều với các tia bức xạ với cường độ cao cũng là một trong những nguy cơ gây nên phát triển ung thư lưỡi và ung thư miệng cao hơn so với những người làm việc ở môi trường bình thường
Do gen di truyền: gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư lưỡi nếu như trong gia đình có người thân bị mắc phải căn bệnh ung thư lưỡi thì khả năng cao sẽ di chuyền sang đời sau.
Do nhiễm virus HPV: căn bệnh ung thư lưỡi có khả năng cao do mắc phải virus HPV. Trong khoảng 100 loại virus HPV thì sẽ có một vài loại có khả năng gây nên căn bệnh này
Do một chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: thiếu vitamin D hoặc E Hay các chất xơ từ rau củ quả, hoa quả cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên ung thư lưỡi.
Sử dụng quá nhiều thịt đỏ và những thực phẩm chế biến sẵn ít bổ sung trái cây hoặc rau xanh
Căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến
Sử dụng trầu là một thói quen khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á
Về việc vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vấn đề về răng miệng sẽ ảnh hưởng đến lưỡi chẳng hạn như răng mọc lởm chởm hoặc lắp răng giả không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến lưỡi và hình thành nên quá trình ung thư lưỡi
Những dấu hiệu của ung thư lưỡi
Sau đây là những dấu hiệu cơ bản hay gặp phải khi mắc ung thư lưỡi:
Xuất hiện triệu chứng đau lưỡi: đây là một trong những biểu hiện cơ bản đầu tiên khi cơ thể bị mắc ung thư lưỡi. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau nhẹ trên lưỡi hoặc cảm giác như trên lưỡi sẻ có dị vật, những cơn đau sẽ nhẹ nên bệnh nhân sẽ ít quan tâm đến
Sẽ nổi những mảng trắng xung quanh lưỡi: những mảng trắng này sẽ thường bám chặt vào lưỡi và sau đó lan rộng ra vùng xung quanh. Bên cạnh đó chúng còn sẽ làm cho lưỡi bị chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân.
Phần cổ bị nổi hạch: đây có thể nói là một triệu chứng không phổ biến đối với một bệnh nhân. Hạch cổ chỉ nổi rõ lúc virus hoặc vi khuẩn đã thoát được hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể và sẽ tấn công mạnh mẽ đến hàng rào thứ hai sau đó bắt đầu nổi hạch ngay cổ. Hạch sẽ có biểu hiện sưng cứng và nổi rõ lên trên bề mặt da mà mắt thường có thể nhìn thấy được.
Tiếp theo đó là lưỡi sẽ bị đau với cường độ cao hơn: việc này sẽ làm ảnh hưởng đến tần suất hoạt động nói và nhai của bệnh nhân làm cho cảm thấy quá trình nói và nhai bị cản trở. Nếu như bệnh nhân ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng sẽ làm các cơn đau lan ra ở phần tai
Lúc này bệnh nhân sẽ có tình trạng tiết nước bọt nhiều hơn và có máu chảy bên trong khoang miệng ra khi khạc nhổ sẽ thấy phần máu lẫn vào trong nước bọt
Lúc này lưỡi sẽ có mùi hôi do các tế bào lưỡi đang bị chết dần và bắt đầu phân hủy nên tạo nên mùi hôi
Quá trình nuốt và nói sẽ trở nên khó khăn hơn: đây là một trong những triệu chứng thường gặp đối với những bệnh nhân bị ung thư lưỡi. Hàm lúc này sẽ khó di chuyển về xuất hiện những triệu chứng cản trở hoạt động nói và nuốt
Cân nặng bị giảm sút không lý do: do tình trạng lưỡi gặp vấn đề sẽ khiến cho bệnh nhân ngày càng trở nên chán ăn và cảm thấy ăn không có ngon miệng nên họ sẽ thường bỏ ăn gây nên tình trạng cân nặng giảm không rõ nguyên nhân.
Những vết loét sự xuất hiện trên bề mặt lưỡi: chúng sẽ có những kích thước to nhỏ khác nhau và sau đó sẽ phát triển và lan sang những bề mặt xung quanh gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của lưỡi. Phía trên các vết loét đó sẽ dễ làm chảy máu. Trong một số trường hợp nếu không có khối u nhỏ thì khi chạm vào sâu bên trong thì các dịch trắng sẽ xảy ra.
Vấn đề tiêu hóa cũng sẽ bị rối loạn cảm thấy bị đầy bụng, bụng chướng, cảm giác ăn rất mau no, đi ngoài có máu, gây nên cảm giác nôn ói,…
Tạo nên cảm giác mệt mỏi: người bệnh ngày càng bị suy nhược cơ thể khiến cho họ luôn cảm thấy mình thường xuyên bị mệt mỏi, uể oải và cường độ đó sẽ càng tăng dần
Lúc này vùng nướu sẽ bị tổn thương nghiêm trọng: do bị ung thư lưỡi nên vùng lưỡi sẽ xuất hiện tình trạng rất nghiêm trọng và những tổn thương ở bên dưới lưỡi, đầu lưỡi hoặc bên trên bề mặt lưỡi.
Luôn có cảm giác bị mắc nghẹn ở phía trong cổ họng
Phần hàm và lưỡi sẽ bị cứng
Các vết loét sẽ ngày càng không lành
Bên trong miệng sẽ có cảm giác bị tê
Giọng nói sẽ bị thay đổi
Các khối u bất thường sẽ xuất hiện trên lưỡi
Các giai đoạn của ung thư lưỡi
Sau đây là những giai đoạn của ung thư lưỡi:
Giai đoạn khối u:
Giai đoạn T1: lúc này các khối u sẽ xuất hiện với diện kích thước khoảng 2cm và nằm trong các mô của lưỡi
Giai đoạn T2: Lúc này các khối u sẽ phát triển lớn hơn khoảng 2 đến 4cm và không vượt quá 4cm
Giai đoạn T3: kích thước khối u lúc này sẽ phát triển lớn hơn 4cm
Giai đoạn T4: tình trạng lúc này sẽ lan rộng từ rưỡi đến các mô lân cận của xoàng và da, cơ hàm trên, hàm sau, họp sọ,…
Giai đoạn của hạch bạch huyết:
Giai đoạn N0: lúc này sẽ không phát hiện các tế bào ung thư ở trong các hạch bạch huyết
Giai đoạn N1: lúc này sẽ xuất hiện cái tế bào ung thư cùng một phía với khối u ở trong một hạch bạch huyết. Tuy nhiên quy mô của các bạch huyết sẽ bị ảnh hưởng bởi những ung thư nhưng không quá 3cm
Giai đoạn N2A: Lúc này kết hợp bạch huyết cùng sẽ với các tế bào ung thư sẽ có quy mô lên đến 6cm
Giai đoạn N2B: lúc này sẽ không còn một hạch bạch huyết mà sẽ có nhiều hơn một bởi ung thư nhưng sẽ không quá 6cm. Bên cạnh đó các hạch bạch huyết sẽ xuất hiện trên vùng mặt hoặc cùng bên của cổ
Giai đoạn N2C: lúc này tế bào ung thư sẽ lan rộng đến các hạch bạch huyết trên cả hai mặt của ung thư nhưng vẫn sẽ không quá 6cm
Giai đoạn N3: lúc này sẽ có ít nhất một hạt bạch huyết bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư và lan rộng ra lớn hơn 6cm
Giai đoạn di căn:
Giai đoạn M0: lúc này các tế bào ung thư sẽ không lây lan sang các phần khác của cơ thể
Giai đoạn M1: Đến giai đoạn này thì các tế bào ung thư sẽ lên dần sang các cơ quan khác của cơ thể
Giai đoạn ung thư lưỡi:
Giai đoạn 0: còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, giai đoạn này được các bác sĩ gọi là tiền ung thư. Ung thư sẽ không lây lan và sẽ xuất hiện các tế bào ung thư trong các mô của lưỡi
Giai đoạn 1: các tế bào ung thư sẽ bắt đầu phát triển ở phía lớp mô của lưỡi và các tế bào này sẽ đi sâu vào bên trong. Ung thư lúc này chỉ có kích thước khoảng 2cm, sẽ không lây lan sang các mảng khác và các nội tạng lân cận hoặc các hạch bạch huyết
Giai đoạn 2: lúc này cái khối u sẽ có kích thước lớn hơn 2cm và sẽ nhỏ hơn 4cm. Các tế bào ung thư vẫn chưa thể lây lan sang các cơ quan nội tạng khác hoặc các hạch bạch huyết
Giai đoạn 3: Sẽ có kích thước lớn hơn 4cm và có thể không lây lan đến các hạch bạch huyết. Hoặc sẽ có người có tình trạng kích thước của tế bào ung thư thay đổi và lan rộng đến một hạch bạch huyết trong một bán kính nhỏ hơn 3cm.
Giai đoạn 4: Sẽ chia làm ba phần
Giai đoạn 4A: Lúc này các tế bào ung thư sẽ lan rộng đến các bộ phận như môi
Giai đoạn 4B: Ở giai đoạn này sẽ cho thấy ung thư đã lan rộng đến ít nhất một trong các hạch bạch huyết lớn hơn 6cm, ung thư đã lan đến hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ
Giai đoạn 4C: lúc này các tế bào ung thư đã lan rộng ra các cơ quan nội tạng khác của cơ thể và các cơ quan này ở xa.
Ung thư lưỡi có nguy hiểm không
Đối với ung thư lưỡi thì tỉ lệ chữa thành công tương đối cao nếu như phát hiện được ở trong giai đoạn sớm là được điều trị kịp thời. Đặc biệt những người bị ung thư lưỡi nếu không bị di căn thì có tỉ lệ sống rất cao hơn nhiều so với những ung thư di căn.
Thông thường thì bệnh nhân sau khi có chuẩn đoán của ung thư lưỡi sẽ được các bác sĩ đưa ra những hướng điều trị có thể là chỉ định để phẫu thuật loại bỏ các tế bào gây ung thư. Nếu như bệnh đang ở trong giai đoạn sớm và khối u có kích thước nhỏ thì bệnh nhân chỉ cần thực hiện một cuộc phẫu thuật.
Tuy nhiên nếu như khối u đã phát triển lớn về di căn có tính phức tạp thì bệnh nhưng có thể tiến hành phẫu thuật nhiều lần.
Có rất nhiều khả năng các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một phần của lưỡi bị ảnh hưởng bởi các tế bào ung thư trong quá trình phẫu thuật. Cấu trúc lưỡi sau khi phẫu thuật cắt bỏ sẽ được tái tạo lại bằng cách sử dụng da hoặc các môn từ bộ phận khác trên cơ thể.
Khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ giảm thiểu tối đa những thiệt hại do phẫu thuật gây ra. Tuy nhiên việc phẫu thuật vẫn sẽ để lại một số ảnh hưởng cho người bệnh như là khả năng nói, ăn, thở và nuốt.
Sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định các bước tiếp theo như là xạ trị hoặc hóa trị để Đảm bảo toàn bộ các tế bào ung thư được tiêu diệt.
Cách điều trị ung thư lưỡi
Sau đây là ba cách điều trị cơ bản nhất đối với ung thư:
Sử dụng phương pháp xạ trị: việc sẽ chỉ có thể đơn thuần. Các trường hợp ung thư lưỡi ở giai đoạn khá muộn không còn phẫu thuật được nữa hoặc xạ trị sẽ triệt căn trong những giai đoạn sớm. Phương pháp xạ trị cũng có thể được dùng sau khi phẫu thuật nhằm việc triệt để các nốt của tế bào ung thư còn sót lại ở lưỡi. Bên cạnh đó phương pháp xạ trị tại chỗ bằng cách dùng những nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào những chỗ ung thư bị tổn thương tại lưỡi sẽ có thể tiêu diệt được hết các vết tổn thương. Xạ trị còn đóng một vai trò là tiêu diệt căn hoặc bổ trợ trong việc điều trị ung thư ở lưỡi. Tuy nhiên việc xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như viêm miệng, sạm da, khô miệng, chảy máu da, loét da
Phương pháp phẫu thuật: đây là một thực trạng rất đáng lo ngại vì đa số những bệnh nhân bị ung thư lưỡi đến khám và phát hiện các tổn thương đã bị lan rộng ở các khu vực khác và trong tình trạng rất muộn. Phải dùng đến phẫu thuật để triệt căn đó là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi. Và phần cắt bỏ đó sẽ tùy theo vị trí và kích thước của khối u. Ở những giai đoạn sớm có thể điều trị chỉ cần bằng phương pháp phẫu thuật. Còn đối với khi phát hiện ở giai đoạn muộn thì cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật và xạ trị hoặc hóa trị nhằm có thể kéo dài được thời gian sống của bệnh nhân và nâng cao chất lượng sống của người bệnh. Trong một số trường hợp nếu ở giai đoạn muộn thì có thể gây ra chảy máu nhiều phải phẫu thuật cắt động mạch cảnh ngoài để có thể cầm máu
Phương pháp điều trị hóa trị, hóa chất: có thể kết hợp phương pháp hóa trị với các phương pháp khác hoặc điều trị đơn hóa trị. Theo như nghiên cứu cho hay việc sử dụng đa hóa trị có thể cho ra một kết quả tốt hơn so với việc sử dụng phương pháp hóa trị. Hóa trị sẽ bổ trợ cho quá trình phẫu thuật hoặc quá trình xạ trị nhằm để những tổn thương được thu nhỏ và để việc phẫu thuật và xạ trị sẽ thuận lợi hơn. Vì hóa trị bổ trợ sẽ đem lại tỉ lệ đáp ứng tại chỗ cao. Việc hóa trị sẽ nâng cao khả năng dung nạp thuốc vào cơ thể của người bệnh. Việc hóa trị bên cạnh đó cũng có thể giảm tỉ lệ kháng thuốc và làm cho quá trình di căn xa được ngăn ngừa và được phát hiện sớm. Hóa trị trước khi phẫu thuật thường sẽ được áp dụng cho những ung thư ở giai đoạn muộn
Cách phòng ngừa ung thư lưỡi
Sau đây là một số cách phòng ngừa ung thư lưỡi mà bạn nên áp dụng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra:
Điều chỉnh lại một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều hoa quả, các loại đậu, rau cải, các món chiên, nướng bằng những món luộc hoặc hấp để hạn chế dầu mỡ và để cơ thể có một chế độ dinh dưỡng thanh đạm. Sử dụng các loại gia vị lành mạnh như tỏi, gừng, bột cà ri để tăng thêm hương vị, hạn chế sử dụng nhiều bột ngọt và muối.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nên thay các loại bàn chải cứng thành các loại bàn chải có lông mềm để hạn chế những tình trạng chảy máu chân răng và va vào lưỡi, nên thay tăm bằng chỉ nha khoa.
Nên thường xuyên có một chế độ tập thể dục: để cơ thể vận động thường xuyên vừa giúp tăng sức khỏe và bên cạnh đó còn phòng ngừa được ung thư
Nên từ bỏ những thói quen gây hại cho cơ thể: nên từ bỏ việc hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu bia làm tăng nguy cơ gây ung thư
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh răng miệng: nên đi khám nha khoa định kỳ kết hợp với các phương pháp sàng lọc để bạn có thể phát huy được các dấu hiệu sớm của ung thư. Đặc biệt là khi có những dấu hiệu bất thường về những viên loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở lưỡi và những vết đó có thể đau mà không đau.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu
Khi gặp vấn đề về lưỡi và có nghi ngờ về ung thư lưỡi hoặc có những thắc mắc hãy đến với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu để các y bác sĩ tại đây sẽ tư vấn và thăm khám cho quý bệnh nhân.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu: 522-524-526 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Thứ 2-Thứ 7 (6h00-18h00); Chủ Nhật (6h00-12h00)