Da nhiễm corticoid, phần lớn do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không công bố thành phần, thường chứa nhiều corticoid trong thời gian dài gây tổn thương, phá hủy tế bào da. Vậy da nhiễm corticoid sẽ như thế nào? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc ra sao?
Da nhiễm corticoid là tình trạng viêm da do sử dụng mỹ phẩm, thuốc bôi da chứa corticoid trong thời gian dài. Viêm da do corticoid có biểu hiện gồm: đỏ da, bong tróc, nổi mụn, teo da, nhiễm trùng… làm mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Corticoid hay glucocorticoid là thuốc kháng viêm, có công thức như hormone do tuyến vỏ thượng thận của cơ thể tiết ra. Thuốc corticoid sử dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau với tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch… mang lại hiệu quả nhưng đồng thời có những tác dụng không mong muốn. (1)
Thuốc corticoid có 2 cách dùng: đường toàn thân (uống, tiêm), tác dụng tại chỗ (bôi, xịt). Trong đó, thuốc corticoid bôi được sử dụng trong điều trị các bệnh da, thuốc có tác dụng nhanh nên nhiều người không tuân thủ khuyến cáo điều trị của bác sĩ, thường hay lạm dụng thuốc, bôi không đúng chỉ định và liều lượng.
Thông thường, dùng thuốc corticoid bôi cần được chỉ định của bác sĩ về lựa chọn loại thuốc phù hợp, hướng dẫn người bệnh tuân thủ quy trình trình điều trị và theo dõi kiểm soát tác dụng không mong muốn để đạt hiệu quả cao và an toàn. Vì vậy, nếu người bệnh tự ý dùng thuốc bôi corticoid hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc gia truyền, rượu thuốc… có trộn corticoid mà chưa có chỉ định của bác sĩ rất dễ gây viêm da do corticoid.
Các trường hợp da nhiễm corticoid nặng hay nhẹ, phần lớn xuất phát từ 02 nguyên nhân sau:
Dấu hiệu nhận biết da biết da nhiễm corticoid phân theo 5 cấp độ sau:
Cấp độ 1 tổn thương ở mức độ nhẹ, sử dụng corticoid thời gian ngắn với nồng độ thấp. Giai đoạn này, bề mặt da nổi mẩn đỏ, bong tróc, ngứa râm ran.
Ở cấp độ 2, da đã bắt đầu nhiễm độc và xuất hiện hiện tượng hoại tử. Các dấu hiệu nhận biết như: Da nổi bong bóng nước như bỏng và tổn thương lan rộng toàn khuôn mặt. Khi bong bóng nước vỡ gây đau nhức, ngứa rát và dễ mưng mủ. Do đó, nếu người bệnh không điều trị kịp thời, lớp da sẽ tổn thương, kèm theo sần đỏ kéo dài và thâm sạm sau khi các bóng nước khô.
Nếu sử dụng thuốc corticoid ở nồng độ cao liên tục trong thời gian dài (6 tháng trở lên), các tổn thương sẽ tiến sâu đến hệ mao mạch dưới da. Người bệnh sẽ thấy da luôn đỏ ửng, khô ráp, đồng thời thấy nóng ran khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ngoài ra, da sẽ luôn ở tình trạng căng tức, phù nề do hiện tượng trữ nước trong da, kèm theo cảm giác châm chích.
Khi da nhiễm corticoid ở cấp độ 4, sẽ thấy các biểu hiện như da tiết nhờn bất thường (khi ngưng dùng corticoid đột ngột, cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết, kích thích hoạt động của tuyến nhờn, sản xuất dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông), mụn nổi ồ ạt, sưng to lan ra toàn bộ khuôn mặt, ngứa và đau rát.
Đây là giai đoạn da bị nhiễm corticoid trầm trọng nhất, với biểu hiện da luôn đỏ kèm theo cảm giác bỏng rát, giãn mao mạch trên diện rộng và đau nhức kể cả không chạm vào. Đồng thời, người bệnh cũng thấy tình trạng da khô, bong tróc, đóng vảy thành mảng. Mụn nước xuất hiện nhiều, kích thước lớn, gây đau nhức, kèm theo dịch vàng và mưng mủ.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, da nhiễm corticoid sẽ tiến triển ở mức độ nặng. Khi đó, da tổn thương nghiêm trọng và gặp nhiều biến chứng như:
Làn da nhiễm corticoid được điều trị bằng cách sử dụng thuốc uống hay một số phương pháp trị liệu khác để giảm viêm, nhiễm trùng giúp da phục hồi. Điều trị da nhiễm corticoid cần quá trình, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nên người bệnh phải kiên trì để da sớm hồi phục. Ngoài dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để tăng hiệu quả điều trị.
Tùy thuộc tình trạng da nhiễm corticoid sẽ có cách phục hồi da khác nhau:
>>>Xem thêm: Những tác hại của corticoid trên da có thể bạn chưa biết
Trong quá trình điều trị cần lưu ý chăm sóc da nhiễm corticoid như sau:
Nắng nóng, khói bụi là yếu tố làm da dễ kích ứng và nhạy cảm. Khi ra ngoài nên che chắn cẩn thận, sử dụng kem chống nắng được sự chỉ định của bác sĩ để bảo vệ da.
Đảm bảo môi trường sống xung quanh luôn thoải mái, tránh căng thẳng, sinh hoạt có chế độ hợp lý khoa học giúp da sớm hồi phục.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện mụn viêm nhạy cảm do nhiễm corticoid. Hãy hạn chế dung nạp những thực phẩm chứa nhiều chất béo, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng,.. sẽ thúc đẩy da tiết nhiều bã nhờn, khiến mụn ngày càng phát triển. Ngoài ra, cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng trà xanh hoặc trà hoa cúc, …
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu, paraben (chất bảo quản), không sử dụng các chất làm se khít lỗ chân lông.
Da bị nhiễm corticoid cần chế trang điểm, để tránh bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn ngày càng viêm và lan sang các vùng khác làm việc điều trị sẽ khó hơn.
Để biết loại thuốc đang sử dụng có chứa corticoid không, cần lưu ý các điều sau:
Để phòng tránh mỹ phẩm chứa Corticoid cần nắm các thông tin như:
>>>Xem thêm: Cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà hiệu quả
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da kết hợp khoa Nội tiết - đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong, cùng nhiều phác đồ, kỹ thuật mới, máy móc nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu - Mỹ sẽ mang lại kết quả điều trị da nhiễm corticoid hiệu quả.
Thực tế, tình trạng lạm dụng corticoid đang diễn ra phổ biến, nhiều người đã và đang trải qua các triệu chứng từ nặng đến nhẹ ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến da. Hy vọng với các thông tin trên, mọi người sẽ hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng khi da nhiễm corticoid và có cách phòng tránh trước các loại thuốc hoặc mỹ phẩm chứa hoạt chất này. Trường hợp sử dụng corticoid để điều trị bệnh, cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng mỹ phẩm hoặc thuốc chứa corticoid nhận thấy các dấu hiệu da mẩn đỏ, ngứa bỏng rát bất thường cần đến bệnh viện nhanh chóng để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng da và có phác đồ điều trị hợp lý.
Link nội dung: https://career.edu.vn/kem-chua-corticoid-a45362.html