Kỹ tính là gì? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người ta lại cảm thấy không thoải mái khi nhắc đến những người kỹ tính không? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Kỹ tính là một đặc điểm tính cách của con người, có thể biểu hiện trong cả cuộc sống và công việc. Theo đó, người kỹ tính là người làm việc theo những quy tắc nhất định đồng thời luôn muốn mọi thứ diễn ra theo quy củ và không có sai sót. Do vậy, bất cứ sai sót, thiếu chỉn chu hoặc sai khuôn phép đều có thể khiến người kỹ tính cảm thấy khó chịu.
Trên thực tế, kỹ tính xuất phát từ sự cẩn thận và cầu toàn. Người kỹ tính sợ mọi thứ có thể xảy ra sai sót gây ảnh hưởng và thiệt hại nên họ mới có những hành động như vậy. Kỹ tính không hề xấu bởi nó giúp cuộc sống trở nên có kế hoạch và công việc hoàn hảo hơn. Tuy vậy, điều gì thái quá cũng không hề tốt. Kỹ tính chỉ nên dừng lại ở trạng thái cân bằng bởi nếu vượt qua giới hạn ban đầu nó sẽ trở thành khó tính.
Khó tính cũng là một đặc điểm tính cách của con người. Nó không quá hiếm gặp trong cuộc sống, thậm chí biểu hiện còn vô cùng rõ ràng và dễ nhận biết. Theo đó, nếu như người kỹ tính chỉ muốn mọi công việc diễn ra theo đúng kế hoạch thì người khó tính lại khác. Họ không chỉ muốn mọi thứ diễn ra theo đúng quy tắc mà còn đúng ý họ. Họ có thể cảm thấy khó chịu, bức bối nếu công việc không diễn ra theo quy chuẩn mình mong muốn. Do vậy, kỹ tính có thể không sao nhưng khó tính lại có thể khiến người khác cảm thấy không thoải mái với bạn.
? Xem thêm: Khó tính là gì
Thế nào là người kỹ tính, chúng ta đã rõ về vấn đề này. Vậy những người kỹ tính sẽ có những biểu hiện như thế nào trong công việc, hãy điểm qua một vài dấu hiệu dễ nhận biết dưới đây:
Có thể nói, đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa kỹ tính và khó tính. Theo đó, nếu như người khó tính luôn mong muốn mọi việc diễn ra theo ý mình thì người kỹ tính chỉ đơn thuần muốn mọi việc đúng theo kế hoạch. Bạn có thể thực hiện bất cứ cách thức nào nhưng đừng bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc chung.
Không chỉ muốn mọi việc diễn ra theo đúng tiến trình, người kỹ tính còn luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong từng khâu để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra. Đây là điểm tốt bởi nó giúp mọi thứ diễn ra suôn sẻ và ít sai sót có thể xảy ra. Tuy nhiên, đôi khi điều này có thể liên quan đến OCD, một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người mắc cảm thấy cần phải làm mọi thứ theo một cách hoàn hảo để giảm bớt lo lắng
>>>Tìm hiểu thêm: OCD là gì?
Khi quá chu toàn và lo nghĩ cho một vấn đề mình quan tâm, chúng ta sẽ “vô tình” trở nên kỹ tính lúc nào không hay. Điều này sẽ khiến bản thân ta nghiêm túc và sát sao với công việc hơn. Nghiêm túc ở mức độ nhất định sẽ không cho phép những ngoại lệ có thể gây rủi ro, thiệt hại cho công việc.
? Xem thêm: Chủ động trong công việc là gì? Làm sao để phát triển tinh thần chủ động?
Mỗi người thường sẽ có những cách giải quyết công việc khác nhau. Có người chọn cách thực hiện năng suất, tốc độ nhất nhưng cũng có người lựa chọn cách kỹ càng thực hiện từng chút, từng chút một để hạn chế sai sót. Chúng ta khó có thể đánh giá cách làm nào là tốt hơn bởi tất cả chỉ là suy nghĩ chủ quan. Theo đó, hoàn công việc nhanh chóng là việc tốt và làm việc tỉ mỉ cũng không phải việc làm sai. Thậm chí, khi bạn “kỹ tính” trong công việc, những lợi ích rất tuyệt vời. Có thể điểm qua một vài lợi ích của kỹ tính trong công việc như sau:
Tuy nhiên, hãy giữ sự kỹ tính, cầu toàn ấy ở mức độ nhất định bởi một khi vượt qua ranh giới, bạn sẽ vô tình gây ra sự khó chịu và mệt mỏi cho người khác.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Kỹ tính là gì?”. Theo đó, kỹ tính không phải điều gì tồi tệ cần che dấu nhưng hãy luôn giữ nó ở trạng thái cân bằng để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn có đồng ý với những quan điểm này không, nếu có, hãy chia sẻ bài viết để bạn bè cùng tham khảo nhé.
? Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
Link nội dung: https://career.edu.vn/ki-tinh-la-gi-a45846.html