Cùng với Hy Lạp, Ý được biến đến như là cái nôi của văn hóa phương Tây, với nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ý nổi tiếng bởi nhiều biểu tượng, công trình vĩ đại còn sót lại của thế giới. Trong đó khu vực nổi tiếng nhất và quen thuộc nhất với những bước chân phiêu du chắc chắn là đấu trường La Mã. Tuy nhiên có một địa điểm khác không kém phần thu hút - đó là Công trường La Mã. Hãy cùng Hong Ngoc Ha Travel khám phá một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng nhất trên thế giới và đắm mình trong bầu không khí cổ xưa, nơi Đế chế La Mã bắt đầu.
Công trường La Mã - Linh hồn thực sự của Rome
Ở thời kỳ đỉnh cao, Đế chế La Mã chiếm 2,5 triệu dặm vuông (6,5 triệu km vuông), ở trung tâm của Đế chế rộng lớn là Quảng trường La Mã, hiện là một đài tưởng niệm cho sức mạnh từng được các hoàng đế cổ đại và đội quân đông đảo của họ nắm giữ. Còn Công trường La Mã khá nhỏ nên người ta thường dễ bỏ qua một viên ngọc quý mà không nhận ra.
Công trường La Mã là một quảng trường chữ nhật được bao quanh bởi các tàn tích kiến trúc cổ đại quan trọng ở trung tâm thành phố Roma. Công dân cổ đại của thành phố thường gọi nơi này (nguyên thủy là một khu họp chợ) là Công trường Lớn hay đơn giản chỉ là Công trường.
Trong nhiều thế kỷ, Công trường La Mã là nơi trung tâm trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật tại Roma: địa điểm của những cuộc diễu binh thắng trận và bầu cử; nơi tụ tập để nghe thông báo công khai, tổ chức các phiên xét xử và các trận võ sĩ giác đấu; và là khu vực trung tâm cho việc giao thương. Nơi này đặt những bức tượng và tượng đài để kỷ niệm vinh danh những vĩ nhân của thành phố. Là nơi tập trung tề tựu của thành La Mã cổ đại, Công trường đã trở thành nơi gặp gỡ nổi tiếng nhất trên thế giới và trong mọi sử sách.
Kiến trúc độc đáo của Công trường La Mã
Tọa lạc tại thung lũng nhỏ giữa đồi Palatinus và đồi Capitolinus, Công trường La Mã hiện nay là một tàn tích đa dạng gồm các bộ phận kiến trúc rời rạc và công cuộc khai quật khảo cổ liên tục đã thu hút trên 4,5 triệu lượt khách du lịch Ý tham quan mỗi năm. Nhiều công trình lâu đời nhất và quan trọng nhất của thành Roma cổ nằm trong khu vực Công trường hoặc gần đó. Các đền đài và điện thờ đầu tiên của Vương quốc La Mã nằm ở rìa phía đông nam. Chúng bao gồm dinh thự hoàng gia cổ xưa, Regia (thế kỷ thứ VIII TCN), và Đền Vesta (thế kỷ thứ VII TCN), cũng như khu phức hợp tu nữ Vesta xung quanh, tất cả đều được xây dựng lại sau sự trỗi dậy của Đế quốc La Mã.
Các ngôi đền cổ khác ở phía tây bắc, như Umbilicus Urbis và điện thờ Vulcan, được phát triển thành hội trường chính thức của nền Cộng hòa La Mã. Đây là nơi mà Viện Nguyên lão cũng như chính quyền của nền Cộng hòa bắt đầu. Viện Nguyên lão, trụ sở chính quyền, tòa án, đền thờ, đài tưởng niệm và các bức tượng dần dần làm huyên náo khu vực.
Theo thời gian, hội trường cổ đã được thay thế bởi Công trường liền kề rộng lớn hơn và trọng tâm của hoạt động tư pháp được chuyển đến Basilica Aemilia mới (179 TCN). Khoảng 130 năm sau, Julius Caesar xây dựng Basilica Giulia, cùng với Curia Giulia mới, tái bổ nhiệm cả Viện Nguyên lão và cơ quan tư pháp. Công trường mới này sau đó đã đóng vai trò như là một quảng trường trung tâm của thành phố nơi người dân Roma có thể hội họp cho các mục đích thương mại, chính trị, tư pháp và tôn giáo với số lượng lớn hơn bao giờ hết.
Sau cùng các nhu cầu giao thương và xét xử dần rút khỏi Công trường La Mã đã chuyển đến những nơi kiến trúc lớn hơn và xa hoa hơn (Công trường Traianus và Basilica Ulpia) về phía bắc. Triều đại của Constantinus Đại đế đã chứng kiến việc xây dựng phần mở rộng lớn cuối cùng của khu phức hợp Công trường La Mã - Basilica Maxentius (312 AD). Điều này đã khôi phục lại vị thế trung tâm chính trị cho Công trường La Mã cho đến khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ gần hai thế kỷ sau đó.
Sự suy tàn của đế quốc La Mã vào năm 476 sau Công nguyên cũng làm cho Công trường La Mã suy tàn theo. Các đền đài ở đây được sửa chữa thành nhà thờ, một số nơi bị bỏ hoang phế. Một số tài liệu lịch sử còn ghi lại, vào khoảng năm 800, Công trường La Mã trông giống như một mỏ đá lộ thiên cung cấp vật liệu cho những công trình xây dựng. Tuy vậy, các vết tích khảo cổ học được chạm khắc đẹp mắt còn sót lại đến ngày nay vẫn là những minh chứng có giá trị của nền văn hóa La Mã cổ đại.
Một số công trình kiến trúc hiện vẫn còn tàn tích lưu lại trong quảng trường từ các giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Trong đó có cổng vòm Septimius Severus cao 21 m được xây vào năm 203 sau Công Nguyên để tưởng nhớ chiến thắng của người Parthians và được trang trí với các họa tiết phức tạm. Trong nhà thờ Vestae (Atrium Vestae) vẫn còn nhiều bức tượng còn nguyên vẹn và 50 phòng ở dành cho các linh mục đồng trinh.
Các kiến trúc nổi bật khác trong quảng trường bao gồm đền Saturn, đền Vespasian và Titus, đền thờ của Castor và Pollux, đền Antoninus và Faustina và một số nhà thờ như nhà thờ Julia ( (được xây năm 54 trước Công nguyên), nhà thờ Maxentius (được xây năm 308 sau Công nguyên) và nhà thờ Aemilia (được xây năm 179 trước Công nguyên).
Nếu có dịp du lịch châu Âu, hãy đến đây chiêm ngưỡng một thời huy hoàng của La Mã cổ đại.
Link nội dung: https://career.edu.vn/quang-truong-roma-a45862.html