Soạn bài Mây và sóng (ngắn nhất)
Soạn bài Mây và sóng ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, Tập 2):
a)
Giống nhau:
+ Cách tổ chức khổ thơ đều theo một trình tự:
- Đưa ra lời rủ rê
- Em bé từ chối vì bởi em có mẹ thân yêu
- Trò chơi do em bé nghĩ ra
+ Số dòng thơ trong khổ
+ Cách xây dựng hình ảnh:
Đều sử dụng các hình ảnh thiên nhiên hấp dẫn, thu hút để buông lời mời gọi trẻ thơ. Vốn là những đứa trẻ thơ ngây, ham chơi, chắc chẳn ít nhiều lời mời sẽ khiến em bị lôi cuốn, nhưng với tình yêu em dành cho mẹ, em đã không đồng ý theo lời mời gọi để được ở bên mẹ, tự mình sáng tạo những trò chơi mới dành riêng cho hai mẹ con.
+ Cả hai khổ đều cho thấy được tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ của người con.
Khác nhau:
+ Mây và sóng có những nét thu hút, hấp dẫn riêng
+ Em bé sáng tạo ra những trò chơi khác nhau
+ Hình ảnh mẹ được thể hiện và khắc họa rõ hơn, tình cảm với mẹ được thể hiện da diết và ấm áp hơn ở khổ thơ thứ hai.
b. Nếu không có phần 2 thì bài thơ sẽ không đủ ý.
Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, Tập 2):
Từ "Con hỏi..." có vị trí: được đặt sau các lời gọi mời của nhân vật mây và sóng, đặt trước những thắc mắc của em bé về lời rủ rê ấy.
+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"
Nếu em bé không đưa ra những câu hỏi, băn khoăn khi mây hay sóng gọi mời mà em từ chối ngay thì tình cảm được thể hiện nó sẽ thiếu chân thực và chân thành hơn. Bởi, là một đứa trẻ con, hơn ai hết em cũng rất tò mò về những cái mới, về những chốn thần tiên mà em chưa từng đến và có lẽ em cũng thích thú với sự chơi đùa nơi xa xôi đó. Bởi vậy mà em cũng có thể ban đầu bị lôi cuốn vào lời mời rủ ấy, nhưng sau đó, tình yêu của em trỗi dậy khi nghĩ về mẹ mình đang ở nhà ngóng trông, đợi em về, vì vậy em không thể nghe theo lời gọi mời của mây, sóng.
Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, Tập 2):
Giống nhau:
Cả trò chơi của mây; sóng và những trò chơi do em bé sáng tạo ra đều hấp dẫn, vui thích. Các trò chơi đều có sóng, có mây theo cách cảm nhận của riêng cậu bé.
Khác nhau:
Trò chơi của mây, của sóng tuy hấp dẫn nhưng không thú vị bằng trò chơi của em nghĩ ra, bởi trong trò chơi em sáng tạo không chỉ có tình yêu thiên nhiên mà còn có cả tình mẹ con, sự ấp áp vô bờ nơi mẹ. Em sẽ vui và hạnh phúc hơn rất nhiều khi có mẹ cùng chơi.
Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, Tập 2):
Thành công nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc, mang vẻ đẹp và sự hấp dẫn, sinh động của thiên nhiên. Sóng, mây hay bầu trời, bờ biển,... đều rất xinh đẹp, diệu kỳ, hùng vĩ và hấp dẫn.
+ Biện pháp nghệ thuật nhân hoá tạo nên sự vật được âm thanh, dáng hình và hoạt động....của mây, sóng vì vậy tạo được sự gần gũi, hoà hợp với con người.
Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, Tập 2):
"Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".
Và không ai trên thế gian này biết rnẹ con ta ở chốn nào”.
Con như những con sóng của biển cả lòng mẹ, sẽ lăn mãi, vỗ về bến bờ trong vòng tay mẹ. Trái tim mẹ luôn dành cho con những tình cảm yêu thương nhất, bởi vậy mà bước chân con sẽ đi đến mọi chân trời trên thế gian mình, chân trời nào cũng có mẹ sánh bước, đồng hành. Tình mẹ con thiêng liêng, cao quý mãi là bài ca ngọt ngào và đáng trân trọng nhất trần đời.
Câu 6 (trang 88 SGK Ngữ văn 9, Tập 2):
Những suy ngẫm gợi ra trong bài thơ:
+ Gia đình là điểm tựa cho chúng ta, là nơi bình yên nhất mà mỗi người con tìm về
+ Hạnh phúc không phải là những điều quá xa xôi, không với tới được mà hạnh phúc bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi nhất quanh ta, hạnh phúc đời mình đó mình lựa chọn và tạo nên.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Ôn tập về thơ
Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)
Soạn bài Trả bài tập làm văn số 6
Soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng
Soạn bài Kiểm tra về thơ
Link nội dung: https://career.edu.vn/soan-bai-may-va-song-vietjack-a45880.html