Soạn bài Cảm xúc mùa thu | Ngữ văn 10 Cánh Diều

Bài viết hướng dẫn các bạn học sinh chuẩn bị Soạn bài Cảm xúc mùa thu sách Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1. Bao gồm phần chuẩn bị cũng như phần đọc hiểu cũng như phần trả lời cuối bài trong SGK.

soan-bai-cam-xuc-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu

Bài viết tham khảo thêm:

I - Chuẩn bị | Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 Cánh Diều

1. Tác giả

a) Tiểu sử

- Nhà thơ Đỗ Phủ (712 - 770) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời tại huyện Củng, tỉnh Hà Nam.

- Ông sống trong gia cảnh nghèo khổ, chết trong bệnh tật

b) Sự nghiệp văn học

- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học Trung Quốc, là danh nhân văn hóa của thế giới.

- Hiện còn khoảng 1500 bài Thơ của Đỗ Phủ

- Nội dung thơ: Đó là những bức tranh hiện thực đầy sinh động và chân xác (đúng như có thật trong thực tế) đến mức được gọi là “thi sử” (lịch sử bằng thơ); đó cũng chính là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu đất nước và tinh thần nhân đạo.

- Giọng thơ Đỗ Phủ nghẹn ngào, trầm uất.

- Đỗ Phủ sành tất cả các thể thơ nhưng ông đặc biệt thành công ở thể luật thi.

- Với nhân cách cao thượng cùng tài năng nghệ thuật trác việt, ông được mệnh danh là “Thi thánh”.

2. Tác phẩm

a) Tóm tắt

soan-bai-cam-xuc-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu-0

Cảm xúc mùa thu hay Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt, thể hiện nỗi lo của tác giả khi chứng kiến cảnh đất nước kiệt quệ do sự tàn phá của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của người xa quê, là nỗi xót xa, ngậm ngùi cho thân phận của một kẻ tha hương l­ưu lạc. Không chỉ là một bức tranh về mùa thu, bài thơ còn thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và lời tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả.

b) Nội dung chính

Bài thơ vẽ nên một bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng và sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là một bức tranh tâm trạng buồn lo của tác giả trong cảnh loạn ly: Nỗi lo cho đất nước, nỗi nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của mình.

c) Bố cục

- 2 câu đề: Cảnh rừng núi mùa thu tiêu điều, hoang vắng

- 2 câu thực: Bức tranh mùa thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

- 2 câu luận: Nỗi niềm của kẻ tha hương

- 2 câu kết: Cuộc sống thường nhật tất bật của những con người lao động

d) Giá trị nội dung

- Bài thơ là một bức tranh mùa thu hiu hắt, tiêu điều, hoang vắng.

- Qua khung cảnh đất nước, tác giả thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết và nỗi niềm lo lắng cho đất nước trong cảnh loạn lạc

- Bộc lộ tâm trạng xót xa, ngậm ngùi cho thân phận của mình.

e) Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Hình ảnh thơ giàu tính ước lệ, tượng trưng

- Ngôn ngữ thơ tinh luyện, u buồn, trầm lắng

II - Đọc hiểu | Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 Cánh Diều

Câu 1 (Trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Chú ý tới các chi tiết miêu tả mùa thu.

Hướng dẫn trả lời:

- Các chi tiết miêu tả mùa thu:

Câu 2 (Trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc đến ở 4 câu kết?

Hướng dẫn trả lời:

Những hình ảnh và hoạt động được nhắc đến ở 4 câu kết:

Câu 3 (Trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Đối chiếu những câu trong phần dịch thơ cùng với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.

Hướng dẫn trả lời:

Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ cùng với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có các nhận xét sau:

a) Ưu điểm: Bản dịch có thể coi là khá đạt, cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần bài thơ.

b) Nhược điểm: Bản dịch còn có một số chênh lệch so với bản phiên âm, cụ thể:

- Câu 1: Bản dịch thơ vẫn chưa truyền tải được ý nghĩa của từ “điêu thương”. Đây là một tính từ được động từ hóa (làm tiêu điều). Vậy nên trong bản phiên âm nó mang ý nghĩa rất mạnh ⇒ Chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sư­ơng móc với rừng phong.

- Câu 2:

⇒ Phần dịch thơ không chỉ rõ được 2 địa điểm cụ thể được nhắc đến là núi Vu và kẽm Vu.

- Câu 3:

⇒ Từ “gợn” phần dịch thơ làm giảm đi độ mạnh của sóng so với phần dịch nghĩa.

- Câu 6:

⇒ Phần dịch thơ thiếu từ “lẻ loi” → Làm giảm sắc thái của câu thơ, trạng thái của con thuyền.

- Câu 7:

⇒ Phần dịch thơ sử dụng từ “lạnh lùng”, khác với từ “rộn ràng” ở phần dịch nghĩa. Từ đó, làm giảm đi mức độ trạng thái hoạt động may áo rét.

III - Trả lời câu hỏi cuối bài | Soạn bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn 10 Cánh Diều

Câu 1 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Từ những thông tin đã tìm hiểu được, hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

Vào mùa thu năm 766, khi Đỗ Phủ vẫn đang sống những ngày tháng phiêu bạt, khốn khó, ốm đau tại Quỳ Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) nên cảm thời thế và đã viết một chùm tám bài thơ thất ngôn bát cú “Cảm xúc mùa thu” nổi tiếng.

Câu 2 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Xác định về đề tài, thể loại và bố cục bài thơ Thu hứng (Bài 1)

Hướng dẫn trả lời:

- Đề tài: Mượn vẻ đẹp thiên nhiên để nói lên tâm trạng, cảm xúc của thi nhân.

- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.

- Bố cục:

Câu 3 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Cảnh thu ở hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có điểm gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ đã phải quan sát từ các vị trí nào?

Hướng dẫn trả lời:

a) Cảnh thu thông thường và cảnh thu trong tác phẩm:

- Cảnh thu thông thường rất đẹp, gợi cho chúng ta cảm giác thoải mái, dễ chịu với sắc vàng của lá cùng thời tiết se se lạnh.

- Cảnh mùa thu trong hai câu đề và hai câu thực của tác phẩm gợi lên sắc thu tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp, bi thương, xơ xác và ảm đạm → Cảm xúc buồn, chênh vênh, cô đơn, lạnh lẽo, lo lắng trước thời cuộc của tác giả.

b) Vị trí quan sát của tác giả:

Nhà thơ đã quan sát từ vị trí để miêu được quang cảnh đó:

Câu 4 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Nỗi lòng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện qua những hình ảnh nào ở trong 4 câu thơ cuối? Hình ảnh nào là ấn tượng nhất? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Nỗi lòng của nhà thơ trong bốn câu thơ cuối là:

a) Câu 3 và câu 4

- Các Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:

- Từ ngữ:

- Sự đồng nhất giữa các sự vật và hiện tượng:

→ Hai câu thơ đặc tả về nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén bởi nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b) Câu 7 và câu 8

- Hình ảnh:

→ Không khí gấp gáp, thúc giục, chuẩn bị cho mùa đông.

- Âm thanh: Tiếng chày đập vải

→ Âm thanh báo hiệu một mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả được sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày trở về quê nhà của tác giả.

→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn tẻ, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng và u sầu bởi nỗi mong nhớ trở về quê hương.

Câu 5 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Theo em, viết về mùa thu nhưng nhà thơ Đỗ Phủ đã gửi gắm bài tâm sự gì trong thơ?

Hướng dẫn trả lời:

Tác phẩm viết về mùa thu nhưng nhà thơ Đỗ Phủ muốn gửi gắm sự lo lắng của mình về đất nước ở trong thời kỳ loạn lạc, đồng thời tác giả cũng muốn bày tỏ nỗi buồn nhớ quê hương da diết cùng với hy vọng một ngày được trở về chốn cũ.

Câu 6 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều - Tập 1)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) để làm rõ tình cảm của nhà thơ Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện ở trong bài thơ “Cảm xúc mùa thu”.

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn văn gợi ý 1:

soan-bai-cam-xuc-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu-1

Đoạn văn gợi ý 2:

soan-bai-cam-xuc-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu-2

Đoạn văn gợi ý 3:

soan-bai-cam-xuc-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu-3

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết soạn bài Cảm xúc mùa thu trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn hãy tham khảo thật kĩ và chuẩn bị bài soạn sắp tới trên lớp thật tốt nhé!

Link nội dung: https://career.edu.vn/soan-van-10-cam-xuc-mua-thu-a4603.html