Cộng đồng E-learning

Hiện nay, khái niệm data visualization đã dần trở lên phổ biến, nó có thể được sử dụng để đưa ra kết luận dựa trên cơ sở khoa học, tạo bài thuyết trình sinh động và chia sẻ những khám phá được phát hiện thông qua các tập dữ liệu khổng lồ, thậm chí hỗ trợ lãnh đạo cấp cao trong việc ra quyết định. Vậy data visualization là gì? Tầm quan trọng của data visualization đối với doanh nghiệp như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Xem thêm: LMS và số hóa: Sự kết hợp đỉnh cao giúp tối ưu đào tạo trực tuyến

Data visualization là gì?

Data visualization (trực quan hóa dữ liệu) là cách biểu diễn thông tin hoặc dữ liệu số dưới dạng đồ họa hoặc hình ảnh để giúp người xem hiểu dễ dàng hơn, qua đó phân tích thông tin một cách hiệu quả.

Hiện nay, với sự gia tăng của khối lượng dữ liệu trong các doanh nghiệp, việc sử dụng hình ảnh, biểu đồ và đồ thị giúp tạo ra một cái nhìn trực quan về dữ liệu, cho phép người sử dụng nhận biết thông tin qua dữ liệu, so sánh các giá trị và thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau.

Data visualization giúp người dùng trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và hấp dẫn, từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định, trình bày kết quả nghiên cứu và truyền tải thông tin một cách hiệu quả. Cho dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, marketing,…hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, data visualization cũng đều cần thiết.

Xem thêm: 5 yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới doanh nghiệp mới nhất trên thị trường

Tại sao doanh nghiệp nên trực quan hóa dữ liệu?

Trực quan hóa dữ liệu là một yếu tố quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, vì nó cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh doanh, giúp quản lý và nắm bắt thông tin quan trọng nhanh chóng, thậm chí phát hiện những insights sâu sắc mà dữ liệu khi không được trực quan hóa sẽ khó phát hiện được, từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định.

Ngoài ra, nó cũng giúp doanh nghiệp phát hiện những sai sót và vấn đề trong dữ liệu một cách nhanh chóng, tối ưu hóa hiệu suất và cải thiện khả năng marketing. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác với dữ liệu, khám phá thông tin mới và dự đoán tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử.

Tóm lại, trực quan hóa dữ liệu có nhiều tác dụng và đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để giá trị từ dữ liệu của mình bằng thông tin phù hợp, kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, không chỉ hỗ trợ các nhà quản lý và lãnh đạo ra quyết định, hiểu data visualization là gì còn giúp các nhà phân tích dữ liệu trong doanh nghiệp như:

Xem thêm: 4 phương pháp hàng đầu giúp phân tích dữ liệu học tập

Data visualazation được sử dụng như thế nào

Khi doanh nghiệp hiểu được data visualization là gì sẽ có rất nhiều công dụng. Trong đó, mỗi loại trực quan hóa dữ liệu có thể được sủ dụng để phục vụ các mục đích khác nhau của tổ chức. Dưới đây là một số cách data visualization được sử dụng phổ biến

Thay đổi theo thời gian

Đây là cách các tổ chức sử dụng data visualization cơ bản và phổ biến nhất. Bởi vì hầu hết các dữ liệu lịch sử có sẵn của doanh nghiệp đều có liên quan đến yếu tố thời gian. Ngoài ra, các tổ chức cũng thường muốn phân tích dữ liệu để tìm hiểu xem xu hướng dữ liệu theo thời gian thay đổi như thế nào

Xác định tần suất

Ngoài yếu tố thời gian thì tần suất cũng là một cách sử dụng data visualization khá cơ bản vì nó cũng áp dụng và kết hợp với dữ liệu liên quan đến thời gian. Khi đã khai thác dữ liệu thông qua yếu tố thời gian, để khai thác được thêm nhiều thông tin thì doanh nghiệp nên xác định cả yếu tố tần suất các sự kiện có liên quan hoặc xảy ra theo thời gian.

Xác định mối tương quan

Xác định mối tương quan (quan hệ) giữa các dữ liệu cực kì có giá trị đối với các nhà phân tích dữ liệu và doanh nghiệp. Nếu không sử dụng data visualization, tổ chức rất khó có thể xác định mối quan hệ giữa các biến.

Xác định network

Khi hiểu data visualization là gì thì đây là cách sử dụng khá phổ biến đối với các chuyên gia marketing khi họ cần biết doanh nghiệp mình nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu nào, từ đó họ có thể phân tích dư lượng toàn bộ thị trường để xác định từng nhóm hoặc từng phân khúc thị trường, cầu nối giữa các đối tượng đó. Do vậy, data visualization cũng có thể sử dụng để kiểm tra một mạng lưới

Lập kế hoạch

Trong việc lập kế hoạch hay một lịch trình đối với một dự án phức tạp, biểu đồ Gantt trong data visualization hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này bằng cách minh họa rõ ràng, chi tiết từng đầu công việc, nhiệm vụ trong một dự án và thời gian để hoàn thành.

Phân tích giá trị và rủi ro

Đối với các doanh nghiệp lớn, việc xác định các số liệu như giá trị và rủi ro rất quan trọng, vì mỗi quyết định được đưa ra sẽ ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp. Những số liệu phúc tạp đó khó có thể được nhìn thất và phát hiện thông qua những bảng tính. Data visualization hoàn toàn có thể đơn giản và thể hiện trực quan để chỉ ra một cơ hội có giá trị và rủi ro có thể xảy ra.

Xem thêm: Hướng dẫn phát triển chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp

Các loại biểu đồ data visualization

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ đi cùng với rất nhiều công cụ có sẵn để giúp tạo dữ liệu một cách trực quan nhất sau khi đã hiểu rõ data visualization là gì. Có thể là thủ công thông qua con người và tự động, tuy nhiên, dù thực hiện bằng cách nào cũng sẽ cho phép doanh nghiệp thể hiện dữ liệu qua các loại biểu đồ dưới đây:

Kết

Đối với doanh nghiệp thường xuyên phải xử lý lượng lớn dữ liệu và biểu đồ, nhưng chủ yếu dựa trên con người phân tích và đưa ra báo cáo. Như vậy sẽ rất khó để khai thác tối đa lượng thông tin từ khối dữ liệu lớn và có thể gặp sai sót trong việc đưa ra các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Việc hiểu data visualization là gì và cách sử dụng nó một cách thông minh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho tổ chức.

Hãy liên hệ ngay với OES - Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ dịch vụ data visualization phục vụ cho quyết định chiến lược.

Link nội dung: https://career.edu.vn/data-visualization-la-gi-a46298.html