Làm việc trong lĩnh vực F&B cần gì?

Ngành F&B hiện đang trở thành xu hướng nghề nghiệp hàng đầu cho những bạn đam mê ẩm thực bởi tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Vậy, bạn đã thực sự hiểu F&B là gì? Hay làm thế nào để làm việc trong lĩnh vực F&B? Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu về công việc và cơ hội nghề nghiệp ngành F&B qua bài viết sau đây nhé! MỤC LỤC 1- Mô hình kinh doanh ngành F&B 2- Công việc trong ngành F&B 2.1- Mô tả công việc của nhân viên phục vụ bàn nhà hàng 2.2- Mô tả công việc nhân viên phục vụ bàn Buffet 2.3- Mô tả công việc nhân viên phục vụ phòng 2.4- Mô tả công việc của nhân viên phục vụ tại các quầy bar, quán cafe 2.5- Mô tả công việc của nhân viên phục vụ Banquet 3- Làm việc trong lĩnh vực F&B có khó không? 4- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành F&B ngành F&B

1- Mô hình kinh doanh ngành F&B

F&B là viết tắt của Food and Beverage. Đây là tên gọi của loại hình dịch vụ ẩm thực, ăn uống phổ biến trong các khách sạn, nhà hàng, chuỗi cửa hàng fast food,... Nhiệm vụ chính của F&B là đáp ứng nhu cầu ăn uống, tổ chức tiệc tùng, sự kiện theo yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, có 3 mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành F&B:

+ Mô hình F&B trong khách sạn: đây là mô hình nhằm cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn. Các thống kê cho thấy, doanh thu từ dịch vụ F&B chỉ đứng sau doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ phòng.

+ Mô hình F&B tại các nhà hàng, quán ăn, quán cafe: Doanh thu chính của mô hình này đến từ việc phục vụ khách hàng tại chỗ. Đây cũng là mô hình có đội ngũ nhân sự quản lý công việc đông đảo. Bạn có thể bắt gặp mô hình này tại các quán cơm, cafe, trà sữa, nhà hàng tiệc cưới,…

+ Mô hình F&B công nghệ: Đây là mô hình còn rất mới mẻ, nhưng tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Với mô hình này, khách hàng không cần đến tận cửa hàng để mua đồ ăn, thức uống mà chỉ việc đặt hàng qua app. Theo đó, các đơn vị giao hàng sẽ nhận đơn và mang hàng hoá đến tận nơi cho khách. Hiện tại mô hình này chỉ phổ biến tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. công việc trong ngành f&b >>>> Xem thêm: F&B là gì? Tất tần tật về Ngành F&B

2- Công việc của một số vị trí trong ngành F&B

Bạn có thể tham khảo mô tả công việc một số vị trí ngành F&B trong các nhà hàng, khách sạn sau đây để hiểu rõ hơn về công việc trong ngành F&B:

2.1- Mô tả công việc của nhân viên phục vụ bàn nhà hàng

Mỗi nhà hàng có thể cung cấp các món ăn theo những phong cách ẩm thực khác nhau, như là món Trung, món Hàn, món Âu, món Việt,… Tuy nhiên, vị trí nhân viên phục vụ bàn nhà hàng đều thực hiện các công việc phổ biến sau:

- Vệ sinh dụng cụ, setup bàn ăn theo đúng tiêu chuẩn của nhà hàng.

- Tiếp đón khách đến dùng bữa tại nhà hàng.

- Tiếp nhận thông tin đặt món ăn, thức uống của khách và tư vấn cho khách các món phù hợp.

- Bưng bê món ăn, rót đồ uống cho khách.

- Đáp ứng những yêu cầu chính đáng của khách hàng và giải quyết ổn thoả các tình huống phát sinh trong ca làm việc của mình.

- Hỗ trợ khách thực hiện việc thanh toán hóa đơn và tiễn khách ra về.

- Dọn dẹp bàn ăn, setup bàn ăn mới để phục vụ các lượt khách khác.

2.2- Mô tả công việc nhân viên phục vụ bàn Buffet

Nhân viên phục vụ bàn Buffet thường thực hiện các công việc sau:

- Vệ sinh dụng cụ, setup bàn ăn, khu đặt món.

- Bưng bê các món ăn dành cho dịch vụ Buffet từ nhà bếp và đặt vào các vị trí theo đúng quy định.

- Chào đón và chỉ dẫn khách lấy các món Buffet.

- Quan sát số lượng đồ ăn, thức uống và thông báo cho bộ phận bếp, quầy bar kịp thời bổ sung các món đã hết.

- Bổ sung các dụng cụ như đĩa, chén, muỗng, ly, khăn ăn,… nhằm đảm bảo đủ số lượng phục vụ khách.

- Đáp ứng các yêu cầu phát sinh của khách hàng.

- Thu dọn các dụng cụ bẩn trên bàn ăn. mô tả công việc nhân viên phục vụ phòng

2.3- Mô tả công việc nhân viên phục vụ phòng

- Kiểm tra yêu cầu của khách, chuẩn bị thức uống, setup xe đẩy phục vụ phòng.

- Lấy các món ăn đã được chế biến, đặt lên thiết bị giữ ấm (nếu cần thiết) và đậy bằng dụng cụ chuyên dụng.

- Nhận hóa đơn thanh toán của khách.

- Di chuyển xe đẩy món ăn hoặc bê khay trực tiếp lên phòng của khách, đảm bảo phục vụ đúng số phòng, tên khách.

- Đặt món ăn tại vị trí khách yêu cầu và đề nghị khách ký xác nhận vào hóa đơn.

- Giải thích cho khách hàng biết rõ quy trình thu dọn các dụng cụ ăn uống.

- Giao hóa đơn lại cho nhân viên Order Taker của bộ phận.

- Thu dọn các dụng cụ ăn uống sau khi khách dùng bữa xong.

2.4- Mô tả công việc của nhân viên phục vụ tại các quầy bar, quán cafe

Nhiệm vụ chính của nhân viên phục vụ tại các quầy bar, quán cafe trong khách sạn gồm có:

- Tiếp nhận thông tin đặt đồ uống của khách hàng, sau đó chuyển cho Bartender - Barista thực hiện pha chế và giao cho thu ngân nhập vào hệ thống.

- Mang thức uống lên cho khách và đáp ứng các yêu cầu khác của họ.

- Hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán hóa đơn.

2.5- Mô tả công việc của nhân viên phục vụ Banquet

Các khách sạn sẽ dựa trên tình hình kinh doanh thực tế để quyết định sẽ tuyển nhân viên phục vụ Banquet riêng hay tiến hành luân chuyển nhân sự hoặc tuyển casual. Nhìn chung, công việc của nhân viên Banquet sẽ bao gồm:

- Setup không gian phù hợp với từng loại hình Banquet: hội nghị, hội thảo, tiệc cưới,…

- Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ Banquet.

- Thực hiện quy trình phục vụ khách hàng tương ứng với từng loại hình Banquet.

- Thu dọn sau khi Banquet kết thúc. làm việc trong lĩnh vực f&b có khó không >>>> Xem thêm: Xu hướng phát triển ngành F&B

3- Làm việc trong lĩnh vực F&B cần gì?

Một trong những khó khăn điển hình trong ngành F&B chính là phải làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, thậm chí còn phải làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Nghe thì đơn giản nhưng thực tế lại không hề dễ dàng.

Chính vì vậy, để có thể trụ vững trong ngành F&B đòi hỏi bạn phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng quan trọng. Chẳng hạn như:

+ Kỹ năng chuyên môn

Nếu muốn trở thành một nhân sự chuyên nghiệp trong ngành F&B, bắt buộc bạn phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn cần thiết trong ngành này. Chỉ khi nắm vững các kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu bạn mới có thể phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Từ đó, bạn sẽ nhận được sự tán thưởng từ khách hàng và sự tín nhiệm của cấp trên.

+ Thành thạo ngoại ngữ

Tại các khách sạn cao cấp, khách hàng không chỉ đến từ trong nước mà còn có cả khách hàng quốc tế. Khi đó, giỏi ngoại ngữ sẽ giúp bạn giao tiếp và phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất. Hơn nữa, điều này còn mở ra cho bạn nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp.

+ Kỹ năng giao tiếp

Trò chuyện, trao đổi, tư vấn cho khách hàng là những việc thường xuyên diễn ra trong ngành F&B. Vì vậy, để làm việc trong ngành này bạn phải biết cách giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Bạn sẽ phải hiểu được khách hàng qua các ngữ điệu, cử chỉ của họ. Chỉ khi kết nối được với khách hàng, bạn mới có thể mang đến cho họ những dịch vụ tốt nhất và khiến họ hài lòng.

+ Kỹ năng quan sát

Làm việc trong ngành F&B đòi hỏi bạn phải biết khi nào cần tiếp thêm đồ ăn, khi nào nên rót thêm đồ uống, khách hàng có cần hỗ trợ gì không hoặc là khách hàng đã muốn thanh toán hay chưa. Bạn có thể nhận ra những nhu cầu của khách hàng nếu có khả năng quan sát tốt và sự nhạy bén.

+ Khả năng chịu áp lực

Công việc trong ngành F&B khiến bạn phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Việc có những khách hàng khó tính hay hành xử nóng nảy, cục súc là điều khó tránh. Bởi vậy, bạn cần luôn giữ được bình tĩnh để có thể vượt qua những áp lực trong công việc.

+ Kỹ năng xử lý sự cố

Việc phát sinh các tình huống, sự cố bất ngờ trong các nhà hàng, khách sạn là điều không hề mới lạ. Nguyên nhân xảy ra sự cố có thể do bạn hoặc do khách hàng. Tuy nhiên, bất kể là vì nguyên nhân gì bạn cũng phải xử lý mọi việc một cách khéo léo, chuyên nghiệp. Nếu gặp những tình huống phức tạp bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ cấp trên.

+ Nắm bắt được tâm lý khách hàng

Trong ngành dịch vụ F&B, khách hàng chính là “thượng đế”. Và để đáp ứng được nhu cầu của họ bạn cần có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng thật tốt. Bạn có thể làm được như vậy bằng cách quan sát và nhanh nhạy nắm bắt tình huống trong quá trình làm việc. cơ hội nghề nghiệp cho ngành f&b >>>> Xem thêm: 10 điểm khác nhau giữa FMCG và F&B

4- Cơ hội nghề nghiệp cho ngành F&B

Hiện nay, các doanh nghiệp F&B đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào việc kinh doanh nhằm mang tới cho khách hàng những dịch vụ tiện ích nhất. Điều này cũng góp phần vào việc gia tăng nhu cầu tuyển dụng trong ngành F&B. Các bạn trẻ dễ dàng nắm bắt được nhiều cơ hội rất tốt để gia nhập và phát triển trong ngành này.

Để tìm được việc làm ngành F&B không hề khó. Có rất nhiều cách giúp bạn tìm được các vị trí công việc phù hợp trong ngành này như truy cập vào trang tìm việc làm HRchanels.com hoặc tìm việc làm qua các hội nhóm ngành F&B trên mạng xã hội. Chỉ với vài thao tác tìm kiếm đơn giản, bạn sẽ tiếp cận được vô số thông tin tuyển dụng ngành F&B hấp dẫn.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về ngành F&B mà bạn cần biết để theo đuổi sự nghiệp trong ngành này. Ms Uptalent mong rằng, qua những thông tin trong bài viết bạn sẽ hiểu rõ F&B là gì và biết phải làm thế nào để làm việc trong lĩnh vực F&B. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://career.edu.vn/lam-fb-la-gi-a47801.html