QC là gì? Nhân viên QC cần có những kỹ năng gì?

QC là một quá trình sửa chữa và đổi mới các sai sót trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp, bộ phận QC rất cần thiết. Vậy bây giờ, hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về bộ phận QC và những kỹ năng cần có của bộ phận này nhé!

QC là gì?

QC là gì?

QC - Quality Control là một quá trình mà doanh nghiệp tìm cách bảo đảm chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện. Kiểm soát chất lượng tạo ra các biện pháp an toàn có thể thực hiện được nhằm đảm bảo các sản phẩm thiếu sót hoặc hư hỏng không đến tay khách hàng.

Điều này được thực hiện bằng cách đào tạo nhân viên, tạo ra các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và thử nghiệm sản phẩm để kiểm tra các biến thể có ý nghĩa thống kê. Kiểm soát chất lượng tốt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm tốt hơn.

Nhân viên QC là gì?

Nhân viên QC là người kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất. Trực tiếp kiểm tra từng khâu nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đạt các tiêu chuẩn quy định.

Mục tiêu của bộ phận QC là đảm bảo chất lượng đầu ra, phát hiện kịp thời những lỗi sai trong quá trình sản xuất, tiến hành thử nghiệm và sửa chữa, để mang lại chất lượng tối đa nhất cho người tiêu dùng.

Công việc của bộ phận QC

Kiểm tra chất lượng thường được hoàn thành trong từng bước của quy trình sản xuất hoặc kinh doanh, Bộ phận QC sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra nguyên liệu thô, lấy mẫu từ dây chuyền sản xuất và kiểm tra thành phẩm. Thử nghiệm ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất giúp xác định nguyên nhân của sự số và các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự cố đó trong tương lai.

Thông thường, bộ phận QC thường được chia thành 3 vị trí khác nhau:

Công việc của bộ phận QC
Bộ phận QC

Nhân viên kiểm soát đầu vào (IQC)

Xem thêm: Nhân viên IQC cần có những kỹ năng gì?

Nhân viên kiểm soát quá trình sản xuất (PQC)

Nhân viên kiểm soát đầu ra (OQC)

Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận QC

Xem thêm: QA là gì? Nhân viên QA cần có những kỹ năng gì?

Bộ phận QC trong doanh nghiệp

Bộ phận QC quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp?

Điểm mấu chốt trong việc kiểm tra chất lượng tại chỗ giúp đảm bảo từng khâu từng bước đều không xảy ra sai sót, và nếu có lỗi, doanh nghiệp có thể ngay lập tức tìm ra lỗi nằm ở giai đoạn nào, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất.

Việc tạo ra một sản phẩm rất tốn chi phí, thời gian và không đảm bảo được tính an toàn nếu không có biện pháp kiểm soát.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm lỗi vào thị trường, doanh nghiệp đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về những vấn đề phát sinh khi khách hàng sử dụng sản phẩm.

Bộ phận QC kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, và đảm bảo rằng các sản phẩm bị lỗi được xác định, kèm theo các biện pháp khắc phục.

Trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm, kiểm soát chất lượng sẽ ngăn chặn các sản phẩm gây bệnh cho khách hàng, đảm bảo rằng rủi ro không xảy ra khi mọi người sử dụng sản phẩm.

Vai trò của QC trong doanh nghiệp

Bộ phận QC có vai trò thực sự quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng sản phẩm:

Những kỹ năng cần có để trở thành nhân viên QC

Ngoài kiến thức chuyên môn, để làm việc ở bộ phận QC cần có một số kỹ năng cụ thể dưới đây:

Kỹ năng quản lý

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà một nhân viên QC cần có. Nó không chỉ dừng lại ở việc quản lý năng suất làm việc của công nhân, mà còn bao gồm cách quản lý các định mức, quản lý thời gian chết cũng như tiêu chuẩn sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Một nhân viên QC tốt sẽ biết cần bao nhiêu nhân công ở mỗi dây chuyền, phân phối điều động nhân công sao cho đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm…

Xem thêm: 7 QC Tools

Kỹ năng giám sát và tư duy

Tại doanh nghiệp, bộ phận QC là người chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra mọi quá trình sản xuất: nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và thành phẩm.

Nếu không có khả năng giám sát tốt, nhân viên QC sẽ không thể phát hiện được những sai sót, lỗi kĩ thuật trong chuỗi dây chuyền của mình, từ đó gây ra tổn thất lớn về chi phí, thậm chí nếu sản phẩm lỗi đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp đó có thể sẽ bị khai trừ khỏi thị trường.

Ngược lại, một nhân viên QC với khả năng giám sát tốt, sẽ kịp thời đưa ra các phương án xử lý rủi ro trong quy trình sản xuất.

Kỹ năng quản lý của QC

Kỹ năng đối mặt với rủi ro

Trong sản xuất, không thể tránh khỏi việc không hề xảy ra bất cứ sai sót, sự cố nào, bởi có rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng sản phẩm.

Do đó, kỹ năng xử lý rủi ro kịp thời là rất quan trọng đối với một nhân viên QC. Ngay khi phát hiện lỗi, bộ phận QC nhanh chóng tìm hiểu chính xác nguyên nhân, báo cáo cấp trên, phối hợp với các phòng ban có liên quan đưa ra những giải pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất, hạn chế tối đa thiệt hại.

Kỹ năng giao tiếp đa ngôn ngữ

Nhân viên QC nên thành thạo một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật…. Kỹ năng này không chỉ giúp nhân viên QC đọc hiểu các tài liệu nước ngoài cũng như thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu về chất lượng, mà còn mở mang những cơ hội làm việc đa quốc gia, kết nối với doanh nghiệp nước ngoài.

Kỹ năng sử dụng công nghệ

Tính chất công việc đòi hỏi nhân viên QC phải thành thạo công nghệ, bởi luôn phải tiếp xúc với rất nhiều máy móc kỹ thuật. Không chỉ làm việc, nhân viên QC còn phải sửa chữa máy móc khi có rủi ro. Vì thế, họ cần phải nắm chắc các kiến thức chuyên sâu về máy móc, cấu trúc máy, nguyên lý hoạt động, các vấn đề thường gặp, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu chi phí bảo dưỡng ở mức thấp nhất.

Các lĩnh vực cần tới bộ phận QC

Ngành kỹ thuật cơ khí

Cơ khí là ngành khoa học kỹ thuật chiếm vai trò quan trọng trong đời sống con người. Cơ khí tạo ra các thiết bị, máy móc, các công cụ thay thế sức lao động con người, mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Vì vậy, các ngành kỹ thuật, lắp ráp thiết bị và thiết kế sản phẩm cơ khí đều yêu cầu độ chính xác cao, từ những bộ phận nhỏ như cái đinh, con vít đến bộ phận lớn đều đòi hỏi những yêu cầu khắc nghiệt nhất, độ chính xác cao nhất thì máy móc mới được lắp ráp và đưa vào sản xuất.

QC trong ngành kỹ thuật cơ khí

Ngành thực phẩm

Thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, do đó rất dễ hiểu khi ngành thực phẩm luôn cần đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn cao nhất. Điều này bắt buộc không chỉ với các nhà hàng lớn mà cả những hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Ngành dệt may

Ngành dệt may có một số hệ thống tiêu chuẩn như BS, EN, TCVN, JIS… Bộ phận QC sẽ đề xuất các quy trình nhằm cho ra sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn, phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hanh

Link nội dung: https://career.edu.vn/nhan-vien-qc-a48120.html