Với tầm nhìn, sách lược cùng với mô hình thực thi đúng đắn, vượt trội đã biến Anh từ một thuộc địa nhỏ bé của châu Âu trở thành một đế quốc cường thịnh với phạm vi lãnh thổ rộng khắp thế giới.
Từ lâu, người Anh vốn ghen tị với người anh em Hà Lan và tụt hậu so với quốc gia láng giềng ít dân này về cả mức độ giàu có, chất lượng cuộc sống. Họ xây dựng hàng trăm thành lũy trên khắp vương quốc Anh để củng cố biên phòng và bảo vệ sự ổn định, đồng thời làm bàn đạp để xâm chiếm các thuộc địa.
Cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh sau khi cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã đưa chủ nghĩa tư bản phát triển lên một giai đoạn cao. Với sự ủng hộ từ phong trào bãi nô Anh, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật buôn bán nô lệ vào năm 1807, theo đó bãi bỏ việc buôn bán nô lệ trong đế quốc. Năm 1808, Sierra Leone được chỉ định là một thuộc địa chính thức của Anh cho các nô lệ được giải phóng. Cuộc cách mạng này, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh tế ở Anh. Nó đem lại một sự biến đổi lớn không những trong nền kinh tế Anh, mà còn ảnh hưởng đến các nước khác ở châu Âu.
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc thì các thuộc địa có vai trò quan trọng - nơi chủ nghĩa tư bản nuôi dưỡng tất cả sinh lực của mình. Thấy được miếng mồi béo bở từ các thuộc địa, đế quốc Anh đã thực hiện hàng loạt các cuộc xâm chiếm lãnh thổ, thực hiện các chính sách chia để trị - "dùng người bản xứ đánh người bản xứ". Đồng thời, kiểm soát việc sản xuất hàng hóa, kỹ nghệ và thông qua các đạo luật hàng hải nhằm kiểm soát các thuộc địa.
Thay vì tìm cách kiểm soát vùng nội địa nhằm khai thác tài nguyên, đế quốc Anh tập trung vào thương mại, mạng lưới mậu dịch và các huyết mạch chiến lược như kênh đào Suez - nhằm giữ cho mình thế độc quyền đối với Pháp. Nhưng đế quốc Anh cũng để lộ những yếu kém về mặt quản lý ở eo biển Malacca, thành phố cảng Aden, eo biển Hormuz và bán đảo Gibraltar.
Trong quá trình xâm chiếm thuộc địa hóa Ireland, thuộc địa hóa Bắc Mỹ, thuộc địa hóa châu Phi, chiến tranh với Pháp và thám hiểm Thái Bình Dương; đế quốc Anh sử dụng lực lượng hải quân hùng hậu và mạnh nhất thế giới nhằm thiết lập củng cố sức mạnh từng bước thôn tính các vùng đất rộng lớn. Bên cạnh đó, để vươn lên bá chủ thế giới trong mọi lĩnh vực đế quốc Anh thực hiện chiến lược đồng hóa hoặc tiêu diệt bằng ngôn ngữ, giống nòi, văn hóa… nhằm vơ vét của cải của các nước thuộc địa.
Khi đế chế gặp nguy hiểm, Anh đã mượn lực ngoại quốc để đánh đuổi kẻ thù. Thậm chí liên minh với kẻ thù (Pháp, Nga, Nhật) để chống lại nguy cơ mất vị thế. Điều này chính là con dao hai lưỡi khi tự đẩy mình vào vòng vây của kẻ thù. Mặc dù đế quốc Anh là bên chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến này, đã có tác động sâu sắc đến cả trong nước và hải ngoại. Trong thời gian này, phần lớn châu Âu - một lục địa chi phối thế giới trong vài thế kỷ đã bị đổ nát - là nơi đóng quân của quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô, hai quốc gia này giờ đây nắm giữ quyền lực toàn cầu. Sau chiến tranh, đế quốc Anh về cơ bản đã phá sản.
Bước sang thế kỷ XX, lo ngại bắt đầu tăng lên tại Anh rằng họ sẽ không thể phòng thủ mẫu quốc và sự toàn vẹn của đế quốc tkhi duy trì chính sách "cô lập vinh quang". Cùng với những bất ổn về chính trị do người Anh không thể đồng nhất dân tộc và tôn giáo, góp phần vào các xung đột tại các khu vực cựu thuộc địa khiến đế quốc Anh tan rã.
Để hiểu hơn về thời kỳ huy hoàng cho đến suy tàn của đế quốc Anh, phải kể đến những bộ phim kinh điển như: "Braveheart" và "Hoàng đế Arthur", "Henry of Navarre", "Nữ hoàng Elizabeth" thuộc tủ phim Nền tảng đổi đời do Nhà Sáng Lập - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng ngàn bộ phim hay nhất mọi thời đại
Là một quốc gia nhỏ bé thuộc lục địa châu Âu, nhưng với khát vọng lớn Anh đã trở thành bá chủ toàn cầu vào thế kỷ XVII nhờ năng lực khai thác của chủ nghĩa tư bản, tài chính và thương mại tự do nhằm vượt mặt các đối thủ cạnh tranh.
Cecil Rhodes thành viên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh và dự án đường sắt Cape - Cairo đã thể hiện khát vọng bá chủ toàn cầu của người Anh. Nền móng của đế quốc Anh được bắt đầu được xây dựng khi Anh và Scotland còn là hai vương quốc riêng biệt. Sau những thành công của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thám hiểm hải ngoại, đến năm 1496 Quốc vương Henry VII của Anh đã ủy quyền cho John Cabot dẫn đầu cuộc hành trình khám phá một tuyến đường tới châu Á thông qua Bắc Đại Tây Dương.
Cecil Rhodes thích "tô bản đồ nước Anh màu đỏ" và tuyên bố: "Tất cả những ngôi sao này... những thế giới bao la vẫn còn ngoài tầm với. Nếu có thể, tôi sẽ thôn tính những hành tinh khác."
Dưới thời Tudor, xứ Anh (England) trở nên lớn mạnh, thoát ly khỏi quá khứ và sự ảnh hưởng của La Mã gieo mầm cho một đế quốc trong tương lai. Udor là một dòng họ ở xứ Wales, lên nắm quyền sau thời kỳ nội chiến hỗn loạn kéo dài, còn gọi là thời của các cuộc Chiến tranh Hoa hồng (1455-1485).
Vị vua đầu tiên thuộc dòng họ Tudor là Henry VII cấm thành lập quân đội riêng và đàn áp bất kỳ lãnh chúa nào chống lại ông. Henry VII đã củng cố, làm giàu cho cả Hoàng gia và xứ Anh. Đến khi Henry VIII lên ngôi vua vào năm 1509, Anh đã là một cường quốc quan trọng ở châu Âu. Ông đã xây dựng lại lực lượng hải quân Anh và củng cố quyền kiểm soát của Anh đối với xứ Wales, Ireland. Đồng thời thành lập một lực lượng hải quân lớn và lập kế hoạch cho những cuộc thám hiểm lập thuộc địa nhằm thúc đẩy buôn bán.
Trong thời gian vua Edward VI (1537-1553) trị vì, Giáo hội Anh trở nên mạnh hơn. Mary I (1516-1558), chị cùng cha khác mẹ của Edward và là con gái của Henry, kế vị Edward VI. Trong thời gian cai trị, bà đã nỗ lực khôi phục lại Thiên Chúa giáo. Sau khi nữ hoàng Mary mất, em gái bà là Elizabeth I nối ngôi nữ hoàng xứ Anh và Ireland năm 1558. Trong 45 năm, bà trị vì và điều hành đất nước, nước Anh đã trải qua một thời kỳ ổn định, văn hóa và kinh tế phát triển. Nhờ lực lượng hải quân hùng mạnh, đế quốc Anh có thể thực thi tự do hàng hải, phản đối chế độ nô lệ và cướp biển. Thay vì tìm cách kiểm soát vùng nội địa nhằm khai thác tài nguyên, đế quốc này tập trung vào thương mại cùng các huyết mạch chiến lược như kênh đào Suez, eo biển Malacca, thành phố cảng Aden, eo biển Hormuz và bán đảo Gibraltar; nhờ đó mà Anh trở thành đế quốc giàu có.
Năm 1588, hạm đội lừng danh với sức mạnh thống trị trên mặt biển của Đế quốc Tây Ban Nha, giong buồm đến eo biển, chuẩn bị cho cuộc xâm lăng trong kế hoạch phối hợp với đạo quân tinh nhuệ của Công tước xứ Parma, từ Hà Lan tiến đánh vào bờ biển đông nam nước Anh. Hải quân Anh đã chuẩn bị tàu chiến lớn và trang bị hỏa lực mạnh để bao vây và đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, góp phần không nhỏ đến niềm tự hào dân tộc Anh Quốc - trở thành một đại cường quốc.
Đầu thế kỷ XVII, nước Anh tiến hành thuộc địa hóa Bắc Mỹ và các đảo nhỏ trong vùng Caribe, cùng với đó là việc thành lập những công ty tư nhân; đáng chú ý nhất là công ty Đông Ấn Anh nhằm quản lý các thuộc địa và mậu dịch hải ngoại. Thời kỳ này, kéo dài cho đến khi 13 thuộc địa giành được độc lập; sau khi cuộc chiến tranh Hoa Kỳ kết thúc vào cuối thế kỷ XVIII và được các sử gia gọi là "Đế quốc Anh đầu tiên".
Năm 1649, Vua Charles bị bắt và bị đem ra xét xử vì âm mưu phục hồi chính quyền chuyên chế cũ. Anh trở thành một nước cộng hoà dưới sự lãnh đạo của Cromwell. Đến năm 1760, Geoge III tiếp tục thời kì huy hoàng cho đất nước bằng cách thúc đẩy kinh tế xã hội và mở rộng thuộc địa. Thời gian này, diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp với tốc độ lớn, tạo ra bước ngoặt cho phát triển sản xuất. Năm 1815, chiến thắng của quận công Wellington trong trận Waterloo kết thúc hoàn toàn âm mưu xâm lược của Pháp. Ảnh hưởng nền hoà bình trong suốt một thế kỷ.
Trong đó, Ấn Độ là một vùng đất mà Anh tới buôn bán trước tiên, sau đó mới cai trị vùng đất này. Đây là cũng là thuộc địa quý giá nhất của đế quốc Anh. Năm 1850, Ấn Độ chịu sự cai quản của công ty Đông Ấn Anh. Sau cuộc nổi dậy năm 1857, Ấn Độ tiếp tục đặt dưới sự cai trị của chính phủ Anh nhưng chính sách đế quốc trở nên thận trọng hơn. Quan chức Anh để cho các vương công Ấn Độ tự điều hành công việc ở địa phương. Binh lính từ các nước thuộc địa thường xuyên được huy động nhằm đảm bảo việc duy trì, mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của đế quốc Anh.
Người Anh tiếp tục chinh phục Ai Cập nhằm bảo vệ kênh đào Suez và tuyến đường sang Ấn Độ vào năm 1883. Sau cuộc nổi dậy ở miền Nam Ai Cập do một thủ lãnh tôn giáo là Mahdi lãnh đạo, Anh tiến vào chiếm Sudan năm 1898. Người Anh đã thiết lập các tuyến đường thương mại trên khắp đế quốc bằng cách lập cơ quan đại diện ở tất cả các cảng. Họ tổ chức hoạt động sản xuất tại chỗ để phục vụ xuất khẩu và các thị trường cho hàng nhập khẩu từ Anh. Hải quân Anh bảo vệ lợi ích của họ và bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại.
Bên cạnh đó, đế quốc Anh mở rộng tầm ảnh hưởng tới các thuộc địa sâu trong lục địa ở Trung và Nam Mỹ tới cả Trung Quốc. Nữ hoàng Victoria là người tích cực theo đuổi chính sách mở rộng thuộc địa và duy trì đế quốc. Các thuộc địa ở vùng Caribe, châu Phi, châu Á, Úc-Á, khu vực Thái Bình Dương chịu sự cai trị từ London và thống nhất dưới vương triều Anh. Các hải cảng chiến lược như Gibraltar, Hồng Kông, Singapore và Aden đều rơi vào tay người Anh, các tuyến đường buôn bán trọng yếu như Cape (Nam Phi) từ Anh tới Ấn Độ, tuyến kênh đào Suez (Ai Cập) tới các đồn điền trồng cây gia vị và cao su ở Đông Nam Á cũng do Anh kiểm soát.
Chiến tranh Thế giới I (1914), lãnh thổ của đế quốc Anh đã trải rộng khắp thế giới nhờ khả năng thống trị các vùng biển và các tuyến đường buôn bán. Trong suốt thế kỷ XIX, hải quân Anh có sức mạnh vô dịch, tàu thuyền Anh liên tục tuần tra các nước thuộc địa của đế quốc mình. Từ năm 1945, đế quốc Anh bắt đầu suy tàn khi phong trào giải phóng thuộc địa dâng cao trên khắp thế giới.
Đến thế kỷ XX, sự vươn lên mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Đức đe doạ nghiêm trọng tới vị thế của đế quốc Anh. Trong Thế chiến 2 (1939 - 1945), Anh mất hầu như toàn bộ thuộc địa của mình ở Đông Nam Á vào tay quân Nhật. Sau chiến tranh, Anh phải trao trả độc lập cho Ấn Độ, thuộc địa đông dân và giàu có nhất của mình. Sau đó, các thuộc địa còn lại của Anh cũng dần dần giành được độc lập, đánh dấu sự kết thúc của đế quốc Anh. Ngày nay, dấu hiệu cuối cùng để người ta có thể nhận ra một đế quốc vĩ đại chỉ là một hiệp hội lỏng lẻo mang tên "Khối thịnh vượng chung" với 16 quốc gia về danh nghĩa có chung một nguyên thủ là nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Cũng như các đế quốc khác, sự lụi tàn của đế quốc Anh một lần nữa đã chứng minh cho sự xuống dốc của những giá trị nền tảng mà bất cứ cá nhân nào, quốc gia nào, dân tộc nào muốn hùng cường đều phải duy trì và phát triển. Một trong những nguyên do tiềm tàng dẫn đến thất bại của đế quốc Anh bắt nguồn từ khát vọng lớn tranh đua với thế giới khiến họ sa đà vào những cuộc chiến đẫm máu, sự trỗi dậy của lòng tham không có điểm dừng của giai cấp thống trị… Cùng với sự bùng nổ về công nghệ đã khiến đế quốc Anh phát triển thiên lệch, thiếu đi sự bền vững, thất thoát một khoản ngân sách khổng lồ cho việc phát triển công nghệ dẫn đến tham vọng xâm lược thuộc địa ngày một lớn. Ở đế quốc này, có sự học hỏi và sáng tạo nhưng trở thành bàn đạp cho những cuộc tham chiến. Tuy có chiến lược và mô hình vận hành vượt trội để củng cố chủ nghĩa đế quốc trong một thời gian dài, nhưng họ lại đối mặt với những tranh chấp, bất đồng, nội chiến và đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực, khuyết đi sợi dây gắn kết tinh thần đoàn kết cả dân tộc khiến đế quốc Anh nhanh chóng sụp đổ.
(Đón đọc kỳ sau: Đế quốc Pháp - Từ lãnh thổ liên minh đến Đế quốc cường thịnh.)
Link nội dung: https://career.edu.vn/de-quoc-anh-a48705.html