Tâm linh có thể giúp con người sống lâu hơn?

1. Vấn đề tâm linh có nguồn từ đâu?

Người lớn tuổi thường có thói quen tham dự các buổi lễ tôn giáo hay cầu nguyện thay vì người trẻ tuổi. Đây là một vấn đề đáng được nghiên cứu và quan tâm. Ở tuổi xế chiều, họ đã không còn bộn bề công việc hay phải lo toan như trước. Khi đi qua 2⁄3 cuộc đời, những người cao tuổi bỗng cảm thấy lúc này thứ quan trọng nhất với họ chính là sức khoẻ.

Đa phần người cao tuổi sau khi tham gia các hoạt động tâm linh để cải thiện cảm xúc và tuổi thọ thường dài hơn những người ít hoặc không tham gia. Cũng do vậy mà các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết về ý nghĩa của hoạt động tâm linh với kéo dài tuổi thọ của chúng ta. Bước đầu, một nhóm nghiên cứu đã nhận định rằng, giữa tâm linh và tuổi thọ có mối liên hệ vô cùng phức tạp.

Việc tham gia hoạt động tâm linh có xu hướng diễn ra tự phát chứ không đơn giản như ở một lứa tuổi họ được dạy dỗ nên làm thế. Không nhất thiết là khi trưởng thành chúng ta tìm đến mà do sự điều khiển hành vi của não bộ chúng ta sẽ đến với tâm linh một cách tình cờ khác nhau. Đa phần khi căng thẳng mệt mỏi với tranh đấu cuộc sống, xu hướng tìm đến chốn thanh tịnh thường xuất hiện nhiều. Cũng vì vậy mà nhiều người đến với tâm linh để làm dịu đi cảm xúc tiêu cực và cải thiện vấn đề về sức khỏe cũng như căn bệnh tâm lý.

Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Vấn đề tâm linh được mở ra nghiên cứu và phân tích trên phương diện cảm xúc, cơ thể, trí tuệ của con người để làm rõ nguyên nhân khiến tâm linh làm con người kéo dài tuổi thọ hơn.

Hoạt động tâm linh có xu hướng diễn ra tự phát chứ không cố định ở một lứa tuổi nào

2. Thường xuyên đi đền chùa là một hoạt động tâm linh

Một trong những hoạt động tôn giáo thường xuất hiện chính là đi lễ tại các nhà thờ đền thánh. Phần lớn các đối tượng tham gia vào những tôn giáo này thường có tuổi thọ cao hơn những người không tham gia. Dựa trên kết quả thống kê về số lượng, tuy không hoàn toàn khẳng định hoạt động tâm linh giúp kéo dài tuổi tác nhưng nó thật sự có chút ảnh hưởng đến thời gian sinh tồn của người.

Dựa trên một nghiên cứu khác kéo dài 6 năm đã cho thấy, nếu tham gia các lễ tại đền chùa bạn có thể giảm 46 % nguy cơ tử vong. Khi xét trên góc độ tổng hợp các yếu tố như tuổi tác, khu vực, tình trạng sức khỏe và nhiều nhân tố giác thì người tham gia lễ tại đền chùa giảm 28% tử vong. Như vậy, đa số người có thói quen đi lễ chùa mỗi tuần sẽ có thể giảm bớt nguy cơ tử vong.

3. Tâm linh trở thành một thói quen tích cực cho tinh thần

Dựa trên nhiều nghiên cứu khác, tâm linh được cho là một thói quen tinh thần lành mạnh. Những người tham gia hoạt động tâm linh có xu hướng lạc quan yêu đời. Từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm lo âu, huyết áp hay đột quỵ. Sau một thời gian dài gắn bó, họ sẽ cảm nhận sức khỏe tăng lên và tràn đầy sức sống cùng năng lượng cho mọi việc.

Tham gia hoạt động tâm linh cơ thể giúp duy trì tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh

Tôn giáo là văn hóa tín ngưỡng tồn lâu đời cũng được coi là nét đặc sắc của từng dân tộc quốc gia. Do vậy, hoạt động tâm linh đúng mực không mê tín dị đoan luôn được khuyến khích vì chúng lưu giữ được những phong tục cổ truyền tổ tiên để lại. Đôi khi, đó cũng được coi như mô hình xã hội thu nhỏ mà nơi đây không tấp nập chen chúc áp lực bộn bề. Hoạt động tâm linh sẽ cho phép mọi người tham gia không phân biệt giai cấp xuất thân. Tất cả những gì chúng ta cần là một trái tim yêu thương và tâm hồn trong lành.

Ngoài ra, các hành vi hay tư duy tiêu cực của thế hệ trẻ ngày này có thể được tôn giáo loại bỏ. Niềm tin vào tôn giáo sẽ khiến tâm linh phát triển bên trong mỗi người giúp cải thiện thói quen xấu, phát triển cái tốt. Các chuyên gia thấy rằng, con người vì căng thẳng tranh giành những thứ vật chất mà dễ dàng quên đi giá trị cốt lõi khi tồn tại. Do đó, tôn giáo tín ngưỡng sẽ nhắc họ luôn nhớ về giá trị cốt lõi sứ mệnh khi đến với trái đất của mỗi người. Từ đó, lối sống tiêu cực đối phó vụ lợi cũng tiêu trừ.

4. Khám phá về ảnh hưởng hoạt động tâm linh ở góc nhìn khoa học

Dưới những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại, các nhà khoa học vẫn không ngừng tiếp tục để mang đến giá trị hơn nữa cho tương lai. Một số thí nghiệm đo lường phân tích đã được mở ra với mục tiêu mở rộng nghiên cứu để sớm tìm đến câu trả lời cuối cùng. Các bài kiểm tra dần tiềm cận đến mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe con người và hoạt động tâm linh.

Theo báo cáo kết quả từ chuyên gia cho hay, giá trị hoạt động tâm linh không chỉ dừng lại ở việc chăm chỉ đi lễ tại đền chùa. Tâm linh còn trở thành thói quen ăn sâu vào tiềm thức tác động lớn đến hành vi và cư xử giữa con người với nhau và con người với xã hội. Đây là một góc nhìn đa chiều tạo nên sự đa dạng về đời sống tình cảm của mỗi con người.

Hoạt động tâm linh luôn tồn tại dù vô hình hay hữu hình thì chúng cũng được gửi gắm từ sâu bên trong mỗi con người. Đó là sự tồn tại song song với tuổi thọ của mỗi con người cho đến khi họ ra đi thì những vấn đề tâm linh vẫn không ngừng tiếp diễn thay vì mai một mất đi.

Hoạt động tâm linh có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe con người

5. Tâm linh thay đổi suy nghĩ từ sâu bên trong

Không cứ phải lĩnh ngộ được những tri thức về tâm linh bạn mới được công nhận đã tham gia vào hoạt động tâm linh. Tâm linh sẽ đến bên mỗi người dựa vào nhận thức hay bài học nào đó bạn nhận ra từ sai lầm trong cuộc sống. Không nhất thiết cứ chăm chỉ đi chùa là sống lâu. Mỗi chúng ta tồn tại có một năng lượng sóng não riêng và đây mới thật sự là vấn đề khoa học đang hướng tới.

Bạn không bắt buộc tham gia vào một nhóm cầu nguyện mới khiến tâm tri bình yên. Ngồi thiền hay thư giãn cũng có thể đưa bạn đến với tâm linh. Từ sâu bên trong vấn đề, chúng ta cần hiểu và nắm rõ quy luật của chúng để vận hành và đi đúng hướng tích cực. Các hoạt động cộng đồng thường giúp bạn cởi mở nhưng nó không phải là cách duy nhất. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề từ trong sâu thẳm suy nghĩ của bản thân.

Chúng ta mắc bệnh đa số là từ suy nghĩ người ta gọi đó là tâm bệnh. Trong tâm linh, cải thiện tinh thần là phương pháp được dùng để ngăn chặn bệnh tật. Còn trong khoa học bạn đang mất cân bằng chuyển hóa cơ thể đang quá tải dẫn đến bệnh tật. Những nỗi lo thường ngày khiến bạn có thói quen sinh hoạt thất thường ăn ngủ không tuân theo chế độ khoa học.

Những vấn đề tưởng như đơn giản đó lại được tâm linh thay đổi. Vốn dĩ đó là chính bộ não điều khiển hành vi khiến bạn thay đổi. Chúng ta coi tâm linh như giả dược chất dẫn xuất mà an ủi tinh thần hay tạo động lực thực hiện điều gì đó. Do vậy mà tâm linh luôn nằm trong mỗi con người tồn tại song song với sự sống của chính bạn.

Ý nghĩa của hoạt động tâm linh một phần giúp bạn sống lâu hơn. Tuy nhiên kết quả được đến đâu thì bạn mới thật sự là yếu tố quyết định chính.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Link nội dung: https://career.edu.vn/an-tam-linh-a49622.html