Booking có lẽ là từ đã quá phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Nhưng, bạn đã thực sự hiểu đầy đủ booking là gì? Hay làm nghề booking cần kỹ năng gì hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu về công việc rất thú vị này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé! MỤC LỤC: 1- Booking là gì? 2- Thuật ngữ trong nghề booking tại Việt Nam 2.1- Booking bar 2.2- Booking du lịch 2.3- Booking khách sạn 2.4- Booking Media 2.5- Booking PR 2.6- Booking xuất nhập khẩu 3- Công việc của một nhân viên booking là gì? 4- Kỹ năng cần thiết của một nhân viên booking
Booking được hiểu là đặt chỗ trước cho một nhu cầu, mục đích nào đó của bạn với thời gian, địa điểm cụ thể. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như marketing, nhà hàng, khách sạn, du lịch, xuất nhập khẩu,…
Ưu điểm của việc booking là nó giúp bạn tự chủ hơn về thời gian, công việc, đa dạng lựa chọn, có thể dễ dàng chọn được thứ mình thích và còn nhận được nhiều ưu đãi về chi phí hay các dịch vụ kèm theo khác.
Như đã nói tại mục “booking là gì?”, từ ngữ này hiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này khiến nó có thể kết hợp cùng các từ khác và tạo ra nhiều tầng ý nghĩa riêng tùy theo lĩnh vực được sử dụng.
Sau đây là một số thuật ngữ liên quan đến nghề booking rất thường gặp tại Việt Nam:
Booking bar là cách gọi những người làm việc tại khu vực quầy bar trong các nhà hàng, khách sạn hay quán bar.
Về bản chất, công việc của một booking bar gần giống như nhân viên phục vụ. Công việc chính của họ sẽ bao gồm tiếp đón khách hàng, tiếp nhận order, hỗ trợ khách hàng làm thủ tục thanh toán,…
Booking du lịch là công việc đặt trước chỗ cho những chuyến tham quan, du lịch đến những địa điểm khác nhau của du khách. Các chuyến tham quan này sẽ được tổ chức một cách chuyên nghiệp, có hướng dẫn viên đi cùng và thường bao gồm rất nhiều người.
Booking khách sạn là thuật ngữ được sử dụng trong ngành khách sạn. Nó được hiểu là việc đặt trước phòng tại khách sạn, resort hoặc các cơ sở lưu trú trước khi đến.
Booking Media được hiểu là việc các công ty, tổ chức đặt lịch thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng cáo trên các kênh online và cả offline, ví dụ như mạng xã hội, bảng quảng cáo, báo chí, truyền hình,… và các phương tiện truyền thông khác.
Doanh nghiệp thường dùng tới Booking Media khi cần giới thiệu sản phẩm, thương hiệu tới đông đảo người tiêu dùng, gia tăng độ nhận diện, nâng cao doanh số bán ra,…
Nhìn chung, mục tiêu Booking Media hướng tới chính là thu hút sự chú ý của công chúng, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và thúc đẩy nhu cầu mua hàng.
Booking PR là hình thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều chiến thuật truyền thông khác nhau để tạo dựng, duy trì độ nhận diện thương hiệu trên thị trường cũng như phát triển mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và công chúng.
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thực hiện một số việc như đăng thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện, phát triển các chiến dịch truyền thông xã hội để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và các bên liên quan khác.
Theo các chuyên gia, Booking Media là lựa chọn đặc biệt hiệu quả khi doanh nghiệp muốn tạo dựng hình ảnh, niềm tin và uy tín với khách hàng cũng như cộng đồng xã hội.
Booking xuất nhập khẩu được hiểu là các thủ tục, quy trình trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để đặt đơn vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế tại các hãng tàu, hãng bay hay nhà xe.
Nhân viên booking là vị trí chuyên đảm trách công việc tiếp nhận, xử lý yêu cầu đặt hàng của khách hàng và chuyển tiếp cho các bộ phận liên quan.
Tùy theo từng lĩnh vực mà công việc của nhân viên booking sẽ khác nhau. Nhưng, hầu hết công việc chính của vị trí này thường bao gồm các đầu mục công việc sau:
- Cung cấp cho khách hàng những thông tin về dịch vụ, sản phẩm, giá cả cùng các chính sách đặt chỗ, hủy bỏ cũng như các dịch vụ kèm theo.
- Tiếp nhận yêu cầu booking từ khách hàng, đảm bảo ghi nhận chính xác, đầy đủ.
- Tư vấn sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho khách hàng, tiếp nhận câu hỏi của khách hàng, giải đáp cho họ những điểm còn thắc mắc về giá cả, chính sách cũng như các vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm quản lý đơn hàng do mình phụ trách, thường xuyên theo dõi nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan để giải quyết các khiếu nại, phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo có câu trả lời cho họ trong thời gian sớm nhất nhằm tránh làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hay phát sinh theo hướng tiêu cực gây ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo tình hình các đơn hàng, doanh thu, thông tin khách hàng và những thông tin, chỉ số liên quan khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo này sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý cấp cao đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên booking cũng như đưa ra quyết định.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên.
Sau khi nắm được những công việc của một nhân viên booking là gì bạn sẽ thấy nghề booking cũng không hề đơn giản hay dễ dàng. Để thực hiện một loạt những công việc nêu trên họ cũng phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định.
Sau đây là một số kỹ năng rất cần thiết cho một nhân viên booking mà Uptalent đã tổng hợp lại:
Với nghề booking, kỹ năng giao tiếp, đàm phán giữ vai trò rất quan trọng. Nếu thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ truyền tải thông tin, tư vấn cho khách hàng hiệu quả hơn rất nhiều.
Chắc chắn bạn sẽ đồng ý với Uptalent rằng một nhân viên khéo ăn nói luôn dễ khiến khách hàng hài lòng và sẵn sàng ra quyết định mua hàng hơn đúng không nào?
Tuy nhiên, sự khéo léo trong giao tiếp ở đây không đồng nghĩa với việc sử dụng mánh khóe hay lôi kéo khách hàng một cách tiêu cực.
Điều bạn cần tâm niệm trong giao tiếp với khách hàng là sự thấu hiểu. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu được nhu cầu của họ và mang tới cho họ những sản phẩm thực sự hữu ích, có giá trị.
Bên cạnh đó, việc thành thạo kỹ năng này cũng giúp bạn trở nên thu hút hơn và có thể làm hài lòng cả những khách khó tính nhất.
Luôn có rất nhiều thông tin sản phẩm bạn cần truyền đạt cho khách hàng. Nhưng, chọn thông tin nào, trình bày ra sao để khách hàng hiểu và cảm thấy nó chính là sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ không hề dễ dàng.
Do đó, bạn cần học cách lắng nghe. Thông qua việc lắng nghe cẩn thận những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu của họ và có thể chọn đúng những thông tin cần thiết để trình bày cho họ dễ hiểu nhất.
Một nhân viên booking giỏi phải là người biết chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp. Thay vì xem đó là trách nhiệm của bộ phận khác thì bạn hãy chủ động dành sự quan tâm, kết nối với khách hàng của mình nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bằng cách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, bạn còn dễ dàng khiến họ cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Quá trình làm việc với khách hàng có thể phát sinh một số tình huống bất ngờ. Hoặc trong một số lĩnh vực môi trường làm việc có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ với nhân viên booking. Chẳng hạn, tại các quán bar có thể xảy ra tình trạng khách say xỉn, gây khó dễ cho nhân viên booking.
Vì vậy, bạn cần rèn luyện cho mình kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy, linh hoạt. Điều này sẽ giúp bạn phán đoán sự việc chính xác và có phản ứng kịp thời nhất.
Tuy không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng một nhân viên booking giỏi tiếng Anh sẽ luôn được đánh giá cao và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp hơn.
Ngoài những kỹ năng nêu trên thì nhân viên booking cũng cần sở hữu một số tố chất khác như:
- Có giọng nói dễ nghe
Nhân viên booking thường xuyên phải trò chuyện cùng khách hàng qua điện thoại hoặc trực tiếp nên việc có một giọng nói dễ nghe sẽ là điểm cộng lớn.
Nếu giọng nói chưa tốt, bạn nên học cách điều chỉnh, rèn luyện thật nhiều để đảm bảo duy trì tốc độ nói vừa phải, không nói quá lớn hay quá nhỏ khiến khách hàng khó chịu.
- Tỉ mỉ, cẩn thận
Công việc của nhân viên booking là tiếp nhận và cập nhật thông tin đơn hàng của khách hàng lên hệ thống. Do đó, đức tính cẩn thận, tỉ mỉ là điều rất cần thiết.
- Thái độ thân thiện, hòa nhã
Sự hài lòng của khách hàng là điều mà nhân viên booking cần hướng tới. Vì vậy, thái độ hòa nhã, thân thiện là yêu cầu nhà tuyển dụng luôn đặt ra cho vị trí này.
- Ngoại hình ưa nhìn
Trong một số lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, du lịch thì ngoại hình sáng láng, ưa nhìn sẽ là điểm cộng đối với nhân viên booking.
Như vậy, Ms Uptalent vừa giúp bạn tìm hiểu booking là gì và công việc, kỹ năng cần có khi làm nghề booking. Mong rằng những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều điều bổ ích và giúp bạn tự nhận định được mình có phù hợp với nghề booking hay không. Chúc bạn luôn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet
Link nội dung: https://career.edu.vn/nghe-booking-la-gi-a50492.html