Ngày đăng: 12/08/2024
Kiến trúc sư không chỉ đơn thuần là những người tạo ra các công trình kiến trúc, mà còn là những người góp phần xây dựng không gian sống thoải mái, tiện nghi, tạo ra những giá trị lâu dài cho cộng đồng. Bạn là học sinh, cha mẹ phụ huynh đang tìm hiểu về ngành này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vạn An Group để hiểu rõ về kiến trúc sư là gì, vai trò của kiến trúc sư trong xã hội và những kỹ năng cần thiết để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp.
Kiến trúc sư là những người có chuyên môn kỹ thuật và thẩm mỹ về kiến tạo kiến trúc, những người này sẽ phụ trách trong việc lên ý tưởng thiết kế và lên kế hoạch cho các công trình xây dựng, từ nhà ở, văn phòng đến các công trình công cộng như trường học, bệnh viện,..
Khi thiết kế, kiến trúc sư ngoài việc áp dụng các kiến thức chuyên môn của mình để đảm bảo cho công trình thiết kế được đẹp mắt, bền vững, an toàn và hiệu quả về công năng, kỹ thuật.
Ngoài ra, kiến trúc sư cũng làm việc với các nhà thầu, kỹ sư và khách hàng để đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng theo thiết kế và yêu cầu ban đầu.
Ở một số quốc gia Phương Đông, Kiến trúc sư được xem như một ngành nghề đặc thù phức tạp, đòi hỏi có hiểu biết sâu về nhận thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Từ “kiến trúc sư” có nguồn gốc từ thuật ngữ Hy Lạp cổ đại ἀρχιτέκτων (phiên âm: arkhitecton), xuất hiện vào thế kỷ thứ V trước Công Nguyên và được nhà sử học Herodotos nhắc đến khi mô tả các công trình đường hầm.
Qua nhiều thế kỷ, khái niệm này đã được chính thức hóa với sự kết hợp của từ “Architectus” trong tiếng Latin và “ἀρχιτέκτων” trong tiếng Hy Lạp, tạo thành “Architéktōn” (phiên âm: arkhitekton), có nghĩa là người thợ kỹ thuật chính.
Các kiến trúc sư có các vai trò sau:
Kiến trúc sư có trách nhiệm tư vấn kiến trúc cho chủ đầu tư các vấn đề liên quan đến công trình như giải pháp quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật, vật liệu sử dụng, biện pháp thi công nội thất,…Dựa trên nhu cầu của chủ đầu tư mà kiến trúc sư sẽ tư vấn cho thích hợp.
Sau giai đoạn tư vấn, kiến trúc sư sẽ cụ thể hóa các ý tưởng của chủ đầu tư thành bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh (số liệu, kích thước, chủng loại vật liệu, màu sắc,… ), phù hợp với ngân sách của chủ đầu tư.
Kiến trúc sư được xem như là người thợ chỉ huy trưởng công trình, không trực tiếp thực hiện các công việc thực tế như thợ mộc hay thợ xây, mà thay vào đó, họ chỉ đạo và quản lý quá trình thi công. Do đó, họ chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ mọi khía cạnh chuyên môn của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành công trình.
Công việc chính của các kiến trúc sư là thiết kế bản vẽ, ở mỗi lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ có đặc thù, yêu cầu riêng biệt. Đây là một bản mô tả công việc kiến trúc sư đảm nhận hàng ngày của kiến trúc sư:
Dưới đây là 6 loại kiến trúc sư phổ biến:
Để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị một loạt các kỹ năng đa dạng, bao gồm cả kiến thức chuyên môn và những kỹ năng mềm cần thiết. Cụ thể:
Kỹ năng thiết kế là yếu tố cốt lõi trong nghề kiến trúc sư. Bạn cần có khả năng tư duy sáng tạo, thẩm mỹ tốt và khả năng hình dung ra không gian ba chiều.Việc thiết kế không chỉ bao gồm việc tạo ra những công trình đẹp mắt mà còn phải đảm bảo tính khả thi, công năng sử dụng hiệu quả và sự hòa hợp với môi trường xung quanh.
Kiến trúc sư phải nắm vững các nguyên tắc kỹ thuật xây dựng, bao gồm kết cấu, vật liệu và hệ thống cơ điện. Hiểu biết về các yếu tố kỹ thuật giúp bạn đảm bảo rằng các thiết kế của mình không chỉ thẩm mỹ mà còn an toàn và bền vững.
Hiện nay, kiến trúc sư cần thành thạo các phần mềm thiết kế kiến trúc như AutoCAD, Revit, SketchUp,…Những phần mềm xây dựng này hỗ trợ đắc lực trong việc tạo ra các bản vẽ chi tiết, mô phỏng không gian và kiểm tra tính khả thi của thiết kế.
Kiến trúc sư thường phải quản lý nhiều dự án cùng lúc, từ giai đoạn ý tưởng đến khi hoàn thành. Kỹ năng quản lý dự án bao gồm lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, theo dõi tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng tổ chức tốt, làm việc theo nhóm, và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng.
Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng mà mọi kiến trúc sư cần phải có. Bạn sẽ phải làm việc với nhiều bên liên quan, từ khách hàng, nhà thầu, kỹ sư đến các cơ quan quản lý nhà nước. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn trình bày ý tưởng rõ ràng, thương thảo hợp đồng, và giải quyết các vấn đề trong quá trình làm việc.
Kiến trúc sư không chỉ là người thiết kế mà còn là người giải quyết các vấn đề thực tế trong quá trình xây dựng. Bạn cần có tư duy sáng tạo để đưa ra những giải pháp mới mẻ, đồng thời phải thực tế để giải quyết những thách thức kỹ thuật và môi trường.
Hiểu biết về quy hoạch đô thị, luật xây dựng và các quy định pháp lý liên quan là rất cần thiết. Điều này giúp bạn đảm bảo các thiết kế của mình tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với quy hoạch chung của khu vực.
Cuối cùng, kiến thức về kinh doanh là một yếu tố quan trọng không kém gì tư duy thiết kế đối với một kiến trúc sư. Sự hiểu biết này giúp kiến trúc sư xác định rõ nhu cầu của khách hàng và từ đó thiết kế các phương án thích hợp.
Kiến trúc sư cần học:
Theo khảo sát, mức lương của kiến trúc sư tại Việt Nam thường dao động như sau:
Lưu ý: Đây chỉ là mức lương trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Bài chi tiết: Nghề kiến trúc sư lương tháng bao nhiêu?
Có. Vẽ là một kỹ năng quan trọng đối với kiến trúc sư
Có. Công việc của kiến trúc sư thường có áp lực cao do phải đáp ứng yêu cầu khách hàng, tuân thủ thời hạn và ngân sách.
Có 2 khối thi chính: Khối V và khối H. Tùy vào mỗi trường quy định mà thí sinh sẽ lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp sau:
Bạn có thể xem thêm bài viết: Ngành kiến trúc thi khối nào?
Hy vọng với những nội dung Vạn An Group chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ về kiến trúc sư là gì, cũng như vai trò và những kiến kỹ năng cần có để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Nếu bạn cần biết thêm nội dung về kỹ sư xây dựng là gì hãy vào phần tin tức của website đọc bài viết nhé
Xem thêm:
Link nội dung: https://career.edu.vn/kien-truc-su-la-gi-a50775.html