Chân gà sả tắc là món ăn vặt được nhiều người yêu thích nhờ vị giòn sần sật đặc trưng của chân gà hòa quyện cùng hương vị chua cay mặn ngọt khó cưỡng. Cách làm chân gà ngâm sả tắc truyền thống không quá khó để thực hiện, nhưng liệu bạn đã biết cách làm chân gà sả tắc vừa ngon miệng, vừa phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh mạn tính chưa?
Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm món chân gà sả tắc lành mạnh, giúp giữ được hương vị đặc trưng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, phù hợp với cả những người đang mắc bệnh mạn tính. Mời bạn xem tiếp ngay sau đây nhé.
Chân gà ngâm sả tắc là một món ăn hấp dẫn, nhưng với người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp hoặc tim mạch, việc thêm món này vào chế độ ăn uống cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Dưới đây là các yếu tố quan trọng cần xem xét trước khi bạn thưởng thức món ăn này:
Món chân gà ngâm sả tắc thường chứa nước mắm và muối để tạo hương vị đậm đà, có thể làm tăng lượng natri trong món ăn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 2.300 miligam natri mỗi ngày. Giới hạn lý tưởng là không quá 1.500 calo mỗi ngày đối với hầu hết người lớn, đặc biệt là những người bị huyết áp cao.
Việc tiêu thụ natri quá mức có thể gây nguy cơ tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Để tạo vị chua ngọt cân bằng, cách làm chân gà ngâm sả tắc thường sử dụng đường. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường là rất quan trọng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị người bị tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm có đường bổ sung.
Sả và ớt là hai thành phần tạo nên nét đặc trưng của món ăn, nhưng vị cay có thể gây kích thích đường tiêu hóa, đặc biệt với người mắc bệnh dạ dày hoặc các bệnh mãn tính khác liên quan đến tiêu hóa.
Da chân gà chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Một khẩu phần 20g da gà cung cấp 2.3g chất béo bão hòa và 16mg cholesterol, không phù hợp với chế độ ăn kiêng của người mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.
Để đảm bảo an toàn, người bệnh mạn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm món chân gà sả tắc vào chế độ ăn. Một số điều chỉnh trong cách làm chân gà ngâm sả tắc như giảm lượng muối, đường, giảm vị cay hoặc bỏ bớt phần da ở chân gà có thể làm biến đổi hương vị đặc trưng của món ăn không còn sức hấp dẫn nữa. Dù là vậy, bạn vẫn nên gia giảm để sao cho phù hợp với sức khỏe.
Các nguyên liệu chính của món chân gà ngâm sả tắc bao gồm:
Để phù hợp hơn với người bệnh mạn tính, dưới đây là một số lưu ý trong việc chọn nguyên liệu làm chân gà sả tắc mà bạn có thể tham khảo:
Sơ chế chân gà:
Sơ chế các nguyên liệu khác:
Luộc chân gà:
Món chân gà ngâm sả tắc là một món ăn ngon, nhưng với người mắc bệnh mạn tính, việc điều chỉnh khẩu phần và nguyên liệu là rất quan trọng để tránh gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn món này:
Người bệnh mạn tính nên ăn các món từ chân gà với lượng vừa phải và không ăn quá nhiều cùng lúc. Cụ thể, người bệnh chỉ nên ăn chân gà ngâm sả tắc 1 lần/ tuần, mỗi lần 2-3 chân gà.
Để giảm tác động của gia vị và chất béo xấu, bạn có thể kết hợp món chân gà ngâm sả tắc với các loại rau xanh hoặc thực phẩm giàu chất xơ. Những thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ duy trì mức đường huyết ổn định. Người bệnh cao huyết áp khi ăn chân gà sả tắc nên uống đủ nước và không dùng thêm bất cứ loại nước chấm nào để giảm bớt tác động của muối trong món ăn.
Bạn cần tránh dùng món này cùng nước ngọt, rượu bia hoặc đồ chiên rán để giảm gánh nặng chuyển hóa và thải trừ cho gan và thận.
Bạn nên ưu tiên thưởng thức món chân gà ngâm sả tắc vào buổi trưa hoặc chiều, kết hợp với các món ăn lành mạnh khác. Tránh ăn vào thời điểm sau 20 giờ; khi cảm thấy cơ thể không thoải mái hoặc chậm tiêu vì có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Nếu món chân gà ngâm sả tắc hay không phù hợp với thể trạng bệnh nhân, người bệnh có thể thử các món ăn khác từ thịt gà thơm ngon và phù hợp hơn với chế độ ăn của mình như ức gà hấp, canh gà nấu nấm, cháo gà nấu đậu hoặc salad gà… Trong đó, ức gà là phần thịt gà giàu protein và ít chất béo, rất phù hợp với người đang muốn giảm cân để cải thiện bệnh.
Tóm lại, cách làm chân gà ngâm sả tắc hay các món từ chân gà khác như cách làm chân gà sốt thái cần được điều chỉnh cẩn thận để phù hợp với người đang mắc bệnh mạn tính.
Việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung món chân gà ngâm sả tắc vào chế độ ăn uống là điều cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh mạn tính nên luôn tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng và kết hợp với lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Hãy biến món ăn này trở thành một phần thú vị trong thực đơn, nhưng đừng quên đặt sức khỏe lên hàng đầu!
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://career.edu.vn/cach-lam-chan-ga-ngam-xa-tac-a52266.html