Quả ngâu có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng

Cây ngâu là loài cây thuộc họ Xoan, có tên khoa học là Aglaia Odorata. Đây là loại cây có xuất xứ từ miền Nam của Trung Quốc, sau này được du nhập vào nước ta và được trồng chủ yếu ở tỉnh Đồng Nai, Biên Hòa. Loài cây này có thể sử dụng được cả hoa, lá và quả để làm thuốc.

Cây ngâu là loại cây mọc bụi, có chiều cao trung bình từ 3 đến 5 mét, cá biệt có cây cao đến 7 mét. Tán lá có dạng tròn, phân thành nhiều nhánh, lá có hình dạng trứng với phần đuôi nhọn. Hoa mọc ở đầu cành, có màu vàng, bé li ti và có mùi hương dễ chịu.

Hình ảnh của quả ngâu

Trong Đông y, cây ngâu thường được thu hái lá quanh năm, còn chỉ thu hoạch hoa khi chúng đã chín và có màu vàng đều. Hoa sẽ được sấy khô để tiện cho quá trình bảo quản và làm thuốc. Quả ngâu có vị chua ngọt, tính bình, thanh mát, được rất nhiều người ưa chuộng và xuất hiện trong nhiều món ăn phổ biến.

Quả ngâu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Hoa ngâu có tác dụng chữa cơn ho do hen và chóng mặt, khó chịu vùng ngực, vàng da, bế kinh, huyết áp cao, thương tích do té ngã… Quả ngâu thường được sử dụng trong các món ăn đặc biệt và ngâm rượu. Tuy nhiên, trái ngâu vẫn có đầy đủ đặc tính chữa bệnh giống như hoa ngâu. Dưới đây là một số tác dụng chính của quả ngâu mà bạn có thể tham khảo:

1. Điều trị cao huyết áp

Quả ngâu có tác dụng giúp cân bằng ổn định lượng đường huyết trong máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Ngoài quả ngâu, bạn có thể tham khảo thêm bài thuốc trị cao huyết áp từ hoa ngâu cũng có hiệu quả tương tự:

- Chuẩn bị: Hoa ngâu 10g, hoa cúc 30g

- Cho hoa vào trong ấm trà để hãm cùng với nửa lít nước đun sôi trong khoảng nửa tiếng. Sử dụng trà để uống thay nước lọc hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Quả ngâu có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng - 2

Trái ngâu có tác dụng điều trị cao huyết áp

2. Chữa đau nhức xương khớp

Trái ngâu có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu và ngăn ngừa các cơn đau nhức do bệnh xương khớp gây ra.

- Chuẩn bị: Lá ngâu hoặc quả ngâu 30g, dây đau xương 20g, ké đầu ngựa và cốt toái bổ mỗi loại 10g.

- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm để sắc thành thuốc uống. Chia đều thành 3 lần uống/ngày, duy trì khoảng 10 ngày sẽ cho hiệu quả chữa đau nhức xương khớp.

3. Chữa say rượu

Khi bị say rượu, hãy lấy quả ngâu ăn sống hoặc pha bột sắn dây và bột hoa ngâu mỗi thứ 10g với nhau và uống cùng với nước ấm sẽ giúp giải rượu, ngừa say rượu và những cơn nôn nao sau khi say.

Quả ngâu có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng - 3

Quả ngâu có thể hỗ trợ điều trị chứng say rượu

4. Đánh tan máu bầm

Hãy chuẩn bị quả ngâu để ăn khi bị bầm tím do tai nạn, sẽ giúp máu bầm nhanh tan và không còn cảm giác sưng đau. Hoặc chuẩn bị hoa ngâu và lá ngâu mỗi loại 50g, sắc cùng với hơn nửa lít nước cho đến khi hỗn hợp quánh lại tạo thành cao. Lấy cao đó bôi lên vết bầm tím cũng sẽ giúp đánh tan máu bầm một cách nhanh chóng.

Quả ngâu có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng - 4

Quả ngâu giúp đánh tan vết bầm tím

5. Điều trị ho do hen suyễn

Sử dụng quả ngâu để ăn sống mỗi khi bị ho do hen suyễn sẽ giúp làm dịu đi các cơn ho, giảm cảm giác khó chịu và ngứa cổ họng sau ho. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trà pha từ hoa ngâu phơi khô để uống hàng ngày cũng sẽ cho hiệu quả tương đương.

Một số lưu ý khi sử dụng trái ngâu để chữa bệnh

- Quả ngâu mặc dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều trong ngày có thể gây ra tình trạng đầy bụng, ợ hơi.

- Quả ngâu có vị ngọt cao, do đó không phù hợp cho những người thừa cân, béo phì sử dụng.

- Người bị đái tháo đường cần hạn chế sử dụng quả ngâu để ăn hàng ngày kẻo sẽ ảnh hưởng đến đường huyết trong máu.

- Quả ngâu không phù hợp cho phụ nữ đang mang thai vì nó kích thích co bóp tử cung, gây xuất huyết, có thể gây sảy thai hoặc sinh non.

Link nội dung: https://career.edu.vn/trai-ngau-a53209.html