Bác sĩ là gì? Mô tả công việc của Bác sĩ và những yêu cầu cần có

I. Tổng quan về các vị trí nghề nghiệp trong khối ngành Y dược

Hệ thống y tế gồm nhiều lĩnh vực đảm nhiệm các công việc khác nhau xây dựng sự chất lượng trong lĩnh vực

Ngành Y dược giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, điều trị bệnh, bảo đảm cuộc sống sức khỏe cho con người để học tập và lao động. Chính vì thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng ngành y tế có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội.

Khối ngành Y dược hoạt động dựa trên sự phân bố vai trò và nhiệm vụ đối với các vị trí ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số thông tin về các vị trí việc làm trong khối ngành này:

1. Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ đa khoa đảm nhiệm vị trí về điều trị các bệnh mạn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Ngành này là một trong những ngành lấy điểm chuẩn cao nhất trong khối ngành Y dược. Được đào tạo theo chương trình chuẩn Bộ Y tế và có thời gian khoảng 6 năm. Trong khoảng thời gian này, các sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về ngành như Y học hiện đại, Y học cổ truyền,… để sau khi tốt nghiệp sẽ có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

2. Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Bác sĩ Răng Hàm Mặt được đào tạo và huấn luyện chuyên sâu về Răng - Hàm - Mặt. Thường công tác và có nhiệm vụ khám, chữa bệnh, phẫu thuật, khôi phục các chức năng về răng, hàm, mặt cho những người có nhu cầu.

3. Bác sĩ y học dự phòng

Bác sĩ y học dự phòng được đào tạo trong 6 năm. Có vai trò đảm trách các công tác phòng chống và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Và các yếu tố gây dịch bệnh như dinh dưỡng, quản lý vaccine, các sản phẩm hóa chất chống côn trùng, các yếu tố xã hội,…

4. Bác sĩ y học cổ truyền

Bác sĩ Y học cổ truyền là ngành nghề thuộc lĩnh vực Y dược rất quen thuộc và có thời gian đào tạo cũng 6 năm. Chuyên ngành Bác sĩ này được đào tạo chuyên sâu về cách sử dụng thuốc Bắc, thuốc Nam, các phương pháp châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt,… Bên cạnh đó, Bác sĩ Y học cổ truyền có thể tham gia và tiến hành nghiên cứu về các liệu pháp chữa trị, phục hồi cho người bệnh.

5. Kỹ thuật y học

Kỹ thuật y học gồm chuyên ngành chính như: xét nghiệm, kỹ thuật hình ảnh và vật lý trị liệu. Với thời gian đào tạo 4 năm, học viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu cho chuyên ngành này như: giải phẫu bệnh, huyết học tế bào, huyết học cơ bản, sinh hóa,…

6. Y tế công cộng

Phân hóa trong công việc đảm bảo sự vận hành hiệu quả trong hệ thống y tế

Ngành Y tế công cộng có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ nâng cao tuổi thọ và tăng cường sức khỏe cộng đồng dựa vào các cố gắng có tổ chức của xã hội, hoàn thiện những vấn đề được quan tâm trong xã hội trong công tác đảm bảo quyền làm cho con người có thể khoẻ mạnh,…

7. Điều dưỡng

Điều dưỡng viên có vai trò là chăm sóc, theo dõi và giúp đỡ người bệnh. Học viên sẽ được học về các kiến thức mới như kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, học hỏi chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn của lĩnh vực. Từ đó sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với mức lương hấp dẫn, dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.

8. Giảng viên Y dược

Giảng viên Y dược là người giữ nhiệm vụ cốt lõi trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Y tế, nhà sư phạm trong lĩnh vực Y học yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực hành và kỹ năng nghiên cứu đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, uy tín.

9. Hộ sinh

Hộ sinh là nhân viên làm việc ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở 2 lĩnh vực là sản khoa và phụ khoa. Trong nguồn nhân lực hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ, bên cạnh đội ngũ Bác sĩ sản phụ khoa còn có lực lượng đông đảo đóng vai trò không nhỏ trong lĩnh vực này là các hộ sinh.

Công việc của hộ sinh là chăm sóc, theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm nhất để có thể giải quyết kịp thời các hậu quả có thể xảy ra cho thai phụ, giảm biến cố tử vong.

10. Dược sĩ

Dược sĩ có nhiều cơ hội việc làm đa dạng như trình dược viên, kiểm định sản phẩm nghiên cứu dược phẩm, tham gia vào lĩnh vực sản xuất thuốc, phân phối sản phẩm thuốc, quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng ở bệnh viện cũng như phòng khám, pha chế thuốc theo đơn của Bác sĩ, tiếp thị thuốc, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng,… Đây là ngành học có nhiều cơ hội mở cho sự phát triển, thăng tiến cho sinh viên tốt nghiệp.

II. Thông tin cơ bản về Bác sĩ

Công việc của Bác sĩ có vai trò chẩn đoán và điều trị bệnh theo phương án tốt nhất

1. Bác sĩ là gì?

Đối với con người sức khỏe là quan trọng nhất do đó Bác sĩ được sinh ra với vai trò chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng con người qua các nhiệm vụ và công việc cụ thể như chẩn đoán, điều trị, tiên lượng dự phòng các tình huống xấu có thể xảy đến và theo dõi sức khỏe người bệnh.

Bác sĩ được chia ra nhiều phân ngành chuyên về các mảng khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa, gây mê hồi sức, ung bướu, huyết học, truyền nhiễm, lao, da liễu,… Tùy vào vấn đề của người bệnh để đến khám, điều trị và theo dõi ở từng phân ngành Bác sĩ khác nhau. Tuy vậy, luôn có sự phối hợp và phân bổ hợp lý về nhiệm vụ, chức năng giữa các phân ngành để giúp làm rõ vấn đề người bệnh cũng như giúp nâng cao về sức khỏe về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân.

2. Mô tả các công việc của Bác sĩ

- Đánh giá, chẩn đoán bệnh:

Việc đầu tiên khi người bệnh đến khám là thực hiện trao đổi với người bệnh về bệnh sử cũng như thăm khám lâm sàng dựa trên biểu hiện bất thường qua quan sát, các dụng cụ y tế, xét nghiệm.

Dựa trên kết quả sau khi kiểm tra tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, Bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán ban đầu hay chẩn đoán sơ bộ từ đó quyết định về con đường điều trị, tiên lượng và dự phòng các biến cố có thể có trên cơ thể bệnh nhân.

- Thăm khám bệnh nhân:

Thăm khám là vũ khí quan trọng giúp cho Bác sĩ làm rõ và phát hiện thêm các bất thường có thể có trên người bệnh để từ đó rút ra nhận xét chung góp phần đưa ra những chẩn đoán chính xác cho người bệnh.

Trong quá trình điều trị và hồi phục, thăm khám là yếu tố then chốt giúp cho Bác sĩ đánh giá diễn tiến của người bệnh để có thể đưa ra các phương pháp điều trị tối ưu và hiệu quả nhất.

Trường hợp người bệnh ngoại viện, thăm khám là công cụ duy nhất giúp Bác sĩ đưa ra các quyết định đúng đắn để tiến hành sơ cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế với tổng trạng ổn định nhất có thể. . - Lập phác đồ điều trị:

Dựa trên chẩn đoán của người bệnh, Bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị cụ thể với trường hợp hiện có của bệnh nhân giúp tình trạng bệnh tình được cải thiện và bệnh nhân có thể quay lại với cuộc sống ban đầu.

Trong trường hợp bệnh tình nặng hay phức tạp, Bác sĩ sẽ hội chẩn với các Bác sĩ ở các phân ngành khác nhau để làm rõ và chính xác về mặt chẩn đoán và điều trị từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

Phác đồ điều trị sau khi đưa ra được Bác sĩ thiết lập rõ ràng về liều lượng, giờ sử dụng, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi theo trình tự cụ thể và người bệnh cần tuân theo để có hiệu quả tốt nhất.

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bệnh tật:

Ngoài là người thầy thuốc chữa bệnh, Bác sĩ còn có vai trò là một nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến bệnh tật. Bác sĩ sẽ trải qua các lớp học nghiên cứu sinh để có kiến thức và kỹ năng cần có khi tiến hành nghiên cứu.

Nghiên cứu có nhiều loại khác nhau về dịch tễ, phương thức chẩn đoán và điều trị về bệnh lý làm góp phần nâng cao kiến thức y khoa ở Việt Nam cũng như toàn cầu

- Thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ y tế khác:

Bên cạnh làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế Bác sĩ còn có vai trò hỗ trợ cho các đồng nghiệp trong ngành nghề qua các khóa huấn luyện về kỹ năng cũng như chuyên môn giúp đánh giá và nâng cao chất lượng y tế.

Trường hợp các tình huống quan trọng thiếu nhân lực, Bác sĩ có thể góp phần hỗ trợ một phần to lớn như trong Đại dịch Covid vừa qua.

3. Học khối gì để thi vào ngành Bác sĩ

Trước đây, ngành y đặc biệt là Bác sĩ thì chỉ tuyển sinh 2 khối: khối A (Toán - Lý - Hóa) và khối B (Toán - Hóa - Sinh). Nhưng với xu hướng tuyển sinh hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định tuyển sinh mở rộng xét tuyển thêm nhiều khối thi khác. Các trường Y dược hiện nay xét tuyển tổ hợp các môn sau:

- A00 (Toán, Lý, Hoá)

- A02 (Toán, Lý, Sinh)

- B00 (Toán, Hóa, Sinh)

- B01 (Toán, Sinh, Sử)

- B03 (Toán, Sinh, Văn)

- B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)

- D01 (Toán, Văn, Anh)

- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

Các trường sẽ tiến hành xét tuyển từ trên xuống lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu sẽ dừng lại.

4. Áp lực của các sĩ tử để thi vào Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ là ngành nghề đặc thù liên quan đến sức khỏe con người do đó yêu cầu về kỹ năng, thái độ và chuyên môn là cực kỳ cao. Điều này có thể tạo nên áp lực vô hình cho các sĩ tư khi thi vào Bác sĩ đa khoa.

Điều này là thách thức và cũng là cơ hội nếu bạn muốn thi vào ngành nghề này. Giúp bạn rèn luyện ý chí sắt đá, kiên trì, bền bỉ đạt được mục tiêu đồng thời giúp đặt những viên gạch đầu tiên về thái độ, kỹ năng cần có để thành công trên con đường học thuật y khoa.

Áp lực là vô cùng lớn nhưng điều này là cực kỳ dễ hiểu vì nó liên quan đến sức khỏe con người và cộng đồng. Do đó khối lượng kiến thức cần có là không ít để góp phần xây dựng hệ thống y tế chuyên nghiệp, chất lượng cao cho cộng đồng.

III. Vì sao Bác sĩ được xã hội xem trọng?

Việc trở thành Bác sĩ giúp bạn được xem trọng cao trong xã hội và cộng đồng

Nghề y là nghề rất đặc biệt vì liên quan đến mạng sống con người. Với vai trò cốt lõi là cứu người do đó Bác sĩ luôn được trọng dụng ở mọi xã hội từ xưa đến nay. Sự rèn giũa lâu dài về chuyên môn cùng với đó là y đức về lòng nhân ái, thương người giúp cho người Bác sĩ được ví như từ mẫu mà Bác Hồ đã nói cách đây đã lâu "Lương y phải như từ mẫu".

Do đó không sai khi nói “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.

IV. Lộ trình đào tạo Bác sĩ tại Việt Nam

Chương trình đào tạo Bác sĩ hiện nay tại Việt Nam là 6 năm và sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, nhưng nhìn chung Bác sĩ đa khoa sau khi ra trường vẫn chưa đủ kỹ năng thực hành cũng như điều kiện để hành nghề.

Do đó sinh viên học tập tại các trường y hay các Bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp ra trường cần được đào tạo thêm về nghiệp vụ, ít nhất là từ 18 tháng trở nên, từ đó họ mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong vai trò của một Bác sĩ đa khoa và tiếp theo đó họ mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Để trở thành các Bác sĩ chuyên khoa phải cần một khoảng thời gian dài hơn, trung bình cũng phải là 3 năm. Đây cũng là một cách thức đào tạo chung trên toàn thế giới.

Khóa học tại PIVIE giúp bạn trở thành người Bác sĩ hoàn thiện về y đức và chuyên môn

Nhiều khóa học hỗ trợ kỹ năng cho sinh viên Y dược đang được mở trên PIVIE:

Khóa 1: Làm sao để trở thành một bác sĩ tốt (Song ngữ) (PVKNb_100096)

Khóa 2: Workshop: Rút ngắn khoảng cách từ 0 - 9 IELTS (có tính phí)

Khóa 3: Chia sẻ kinh nghiệm Ôn thi BSNT Y Dược TPHCM (PVKNa_101510) (có tính phí)

V. Yêu cầu về kỹ năng, trình độ, thái độ và thể chất của Bác sĩ như thế nào?

Đáp ứng những yêu cầu dưới đây giúp bạn trở thành một Bác sĩ tốt

1. Về kỹ năng

Bác sĩ Y khoa cần phải là những chuyên gia phân tích và giải quyết vấn đề chi tiết với kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói. Họ cần có khả năng hợp tác với các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác nếu cần. Kỹ năng giao tiếp tốt và mong muốn giúp đỡ người khác cũng rất cần thiết cho sự thành công của các Bác sĩ y khoa.

Để đánh giá chẩn đoán và điều trị cụ thể, nhanh chóng Bác sĩ cần có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tốt. Phát hiện vấn đề tỉ mỉ từ thăm khám lâm sàng và xét nghiệm từ đó đưa ra hướng giải quyết về phương hướng điều trị giúp Bác sĩ và người bệnh nhanh chóng phối hợp đạt được mục tiêu chung về sức khỏe.

Trường hợp bệnh phức tạp Bác sĩ cần hội chẩn với các chuyên khoa khác để tìm phương án hợp lý. Lúc này kỹ năng làm việc nhóm là then chốt giúp cho hoạt động diễn ra thuận lợi. Kỹ năng này cũng cần có khi Bác sĩ ở vị trí quản lý giúp tạo sự đoàn kết, giúp đỡ nhau để cứu chữa người bệnh.

2. Về trình độ chuyên môn

Bác sĩ cần có kiến thức chung về các tình huống cấp cứu, nguy hiểm để trường hợp khẩn cấp có thể xử trí cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân.Ngoài ra các bệnh lý phổ biến, dễ gặp yêu cầu Bác sĩ phải biết cách chẩn đoán và điều trị ban đầu. Trường hợp khó khăn Bác sĩ có thể hội chẩn với chuyên khoa khác.

Bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của mình, là các chuyên gia trong phân ngành và cũng là chỗ dựa của hệ thống y tế ở các ca bệnh nặng và khó định khu tại từng chuyên khoa riêng do đó yêu cầu về độ hiểu biết rộng nhưng sâu về chuyên môn của Bác sĩ là rất gắt gao.

3. Về thái độ

- Có tính nhân văn: Bác sĩ cần có sự cảm thông đối với tình trạng bệnh lý người bệnh, hiểu được nỗi đau của họ từ đó tạo sự kết nối hiệu quả giữa Bác sĩ - người bệnh và tạo hiệu quả cho chiến lược điều trị.

- Tính chuyên nghiệp: Bác sĩ cần chu đáo, quan tâm và tận tâm với nhu cầu và vấn đề của người bệnh để họ không cảm thấy bị bỏ rơi. Tính chuyên nghiệp còn thể hiện ở sự tôn trọng với động nghiệp, nội quy của bệnh viện hay cơ sở y tế Bác sĩ làm việc. Nếu bạn muốn trở thành Bác sĩ đủ tâm và đủ tầm bạn phải rèn luyện chuyên môn và trang trí cho đạo đức của bản thân rất nhiều.

4. Về thể chất

Để có thể phục vụ cho hệ thống y tế một cách hiệu quả, xuyên suốt Bác sĩ cần có sức khỏe tốt để có thể đương đầu với số lượng bệnh nhân cần điều trị, những ngày trực 24 tiếng và trường hợp cần đến thể lực như CPR, đẩy xe.

Do đó xây dựng cơ thể khỏe mạnh là điều tất yếu ở người Bác sĩ giúp họ có thể đối mặt với các tình huống khó khăn kéo dài nhưng vẫn đảm bảo thể chất ổn định.

VI. Gợi ý các trường đào tạo Bác sĩ chất lượng ở Việt Nam

Các trường đào tạo Bác sĩ này là những trường/khoa thuộc nhóm các trường có đào tạo về lĩnh vực về sức khoẻ. Các trường đào tạo ngành y đa khoa và điểm chuẩn năm 2023 trên cả nước sẽ như sau:

VII. Làm Bác sĩ lương bao nhiêu?

Việc trở thành Bác sĩ giúp bạn có nguồn thu nhập tốt cho bản thân và gia đình

1. Điều kiện để trở thành viên chức ngành y

Căn cứ Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp thuộc ngành y gồm:

- Nhóm chức danh Bác sĩ: Bác sĩ cao cấp hạng 1, Bác sĩ chính hạng 2, Bác sĩ hạng 3.

- Nhóm chức danh Bác sĩ y học dự phòng: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng 1, Bác sĩ y học dự phòng chính hạng 2, Bác sĩ y học dự phòng hạng 3.

- Chức danh y sĩ chỉ gồm có Y sĩ hạng IV.

Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng viên chức chuyên ngành y của các chức danh nêu trên được quy định như sau:

2. Lương Bác sĩ mới ra trường là bao nhiêu trong năm 2023?

Đối với Bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công, theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.

Tham khảo mức lương Bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:

Tham khảo đối với Bác sĩ là người lao động:

VIII. Những áp lực khi học và trở thành Bác sĩ

Trở thành Bác sĩ đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và đời sống

1. Thời gian học lâu, khối lượng kiến thức nặng

Kiến thức là vô tận đối với ngành đào tạo Bác sĩ y đa khoa do đó bạn phải thu nhận kiến thức tại nhà trường, ngoài ra bạn còn cần phải dành thời gian để tìm hiểu thông tin từ các đầu sách trong nước, các tài liệu y khoa ngoại văn, các công bố quốc tế,…

Tuy nhiên, để thực hiện được điều này bạn cần phải có trình độ ngoại ngữ tốt và kỹ năng đọc hiểu hiệu quả do đó đây là một thách thức lớn nếu bạn muốn trở thành Bác sĩ.

2. Chi phí học tập cao

Thời gian đào tạo 6 năm với mức học phí dao động khác nhau ở các trường, tham khảo một số trường sau:

- Trường ĐH Y dược TP.HCM với học phí cụ thể như sau: ngành Răng - Hàm - Mặt: 77 triệu/năm; Y khoa: 74,8 triệu/năm; Dược học: 55 triệu/năm; Y tế công cộng, Y học dự phòng, Y học cổ truyền: 45 triệu/năm; Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng: 41,8 triệu/năm.

- Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) dự kiến thu học phí dao động 31,6 - 209 triệu đồng/năm. Cụ thể, các ngành Y khoa, Dược học, Răng - Hàm - Mặt (đối với sinh viên năm 1 và 2): 55,2 triệu đồng/năm; Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng: 31,64 triệu đồng/năm; Sinh viên chính quy từ năm 3 trở lên: 27,685 triệu đồng/năm, đối với tất cả các ngành; Sinh viên khoa y Việt Đức (chương trình hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y khoa Johannes Gutenberg, Đại học Mainz - Cộng hòa Liên bang Đức): 209 triệu đồng/năm.

Do đó đây là thách thức rất lớn cho cho các bạn sinh viên và gia đình khi quyết định học Bác sĩ. Nhưng sau giai đoạn này khi đã hành nghề thì các bạn sẽ thấy công sức rất xứng đáng với số tiền bỏ ra.

3. Công việc nhiều rủi ro, nhiều áp lực

Bác sĩ chịu phải nhiều rủi ro từ môi trường làm việc của những tác hại lây nhiễm và không lây nhiễm như hóa chất, bức xạ, sóng siêu âm, căng thẳng và stress. Trong đó, các bức xạ ion hóa gây thay đổi cấu trúc di truyền như gen, nhiễm sắc thể, tác động vào sự chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư da, máu, xương, tuyến giáp.

Môi trường làm việc của Bác sĩ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có nguy cơ bị bạo hành cao. Chưa kể những vụ bạo hành về tinh thần để lại hậu quả để lại tuy vô hình nhưng có tác động không nhỏ, gây tâm lý bất an, thậm chí hoang mang đối với Bác sĩ.

Do đó Bác sĩ cần nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân để tránh gặp phải các trường hợp không mong muốn như trên. Ngoài ra pháp luật Việt Nam đã có những quy định bảo vệ Bác sĩ thi hành nhiệm vụ cho thấy mối quan ngại đang ngày càng được giải quyết.

Kết luận

Bác sĩ là một ngành nghề cao quý trong xã hội nhưng cũng yêu cầu rất cao về nhiều tố chất cần có để đảm bảo công việc được thuận lợi như chuyên môn, kỹ năng và đạo đức. Để trở thành Bác sĩ có tâm và có tầm bạn phải rèn luyện rất nhiều để có thể cống hiến vào sự vẹn toàn, chất lượng hệ thống y tế.

Link nội dung: https://career.edu.vn/tim-hieu-nghe-bac-si-a53452.html