Mụn bọc mủ​: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trong các loại mụn, mụn bọc mủ thường gây nhiều phiền toái nhất. Loại mụn này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng, áp xe, sẹo rỗ, sẹo lõm. Vậy nguyên nhân nào khiến mụn bọc mủ hình thành? Làm thế nào để điều trị mụn bọc có mủ dứt điểm, hạn chế tái phát?

Nguyên nhân gây mụn bọc mủ

Mụn bọc có mủ là một dạng mụn viêm khá phổ biến, thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Bít tắc lỗ chân lông

Tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn dư thừa sẽ làm bít tắc lỗ chân lông. Vi khuẩn Propionibacterium acnes vốn cư trú trên da sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông bị bít tắc, gây viêm nhiễm. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại vi khuẩn, dẫn đến hình thành mủ và kết quả là những nốt mụn bọc có mủ gây đau và mất thẩm mỹ.

Mụn bọc mủ​: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 1
Mụn bọc mủ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt

Sự thay đổi hormone

Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cũng có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi da không được vệ sinh kỹ càng, bã nhờn tích tụ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi.

Yếu tố di truyền, ăn uống, stress và thuốc

Nếu trong gia đình có người bị mụn mủ, bạn có nguy cơ bị mụn cao hơn những người khác. Thực phẩm nhiều đường, chất béo, đồ ăn cay nóng có thể làm tăng tiết bã nhờn, dễ gây mụn. Ngoài ra, căng thẳng làm tăng sản xuất hormone cortisol, gây viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Một số loại thuốc như corticosteroid, lithium cũng có thể gây mụn.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mụn bọc có mủ. Nặn mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn dẫn đến hình thành mủ. Khi bạn dị ứng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc với các nguồn gây kích ứng, sức đề kháng của da bị suy yếu. Khi đó vi khuẩn cũng sẽ có cơ hội tấn công gây mụn. Một làn da yếu khi bị mụn thường có xu hướng bị nặng hơn và dễ bị mụn bọc có mủ hơn.

Đặc điểm và triệu chứng của mụn bọc mủ

Mụn bọc mủ có những đặc điểm và triệu chứng dễ nhận biết. Đặc điểm nổi bật của loại mụn này là sự sưng đỏ và viêm nhiễm rõ rệt tại vùng da bị tổn thương. Ban đầu khi mới hình thành, mụn có thể có kích thước nhỏ. Nhưng khi lớn dần lên, bên trong mụn sẽ chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Vùng da xung quanh mụn bị sưng đỏ gây đau nhức.

Mụn bọc mủ thường có kích thước lớn hơn các loại mụn khác. Cảm giác đau nhức có thể xuất hiện khi chạm vào vị trí mụn. Việc mụn bọc mọc gần dây thần kinh và gây cảm giác giật là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt khi mụn viêm nhiễm nặng. Nguyên nhân là khi mụn bọc bị viêm, nó gây ra sưng tấy và kích thích các dây thần kinh xung quanh. Mụn bọc lớn có thể tạo áp lực lên dây thần kinh, gây ra các triệu chứng khó chịu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm nặng cũng có thể gây tổn thương trực tiếp đến dây thần kinh.

Cách điều trị mụn bọc mủ an toàn, hiệu quả

Để điều trị mụn bọc mủ hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác nhau từ điều trị tại nhà đến điều trị chuyên sâu.

Chăm sóc và điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà là bước đầu tiên và rất quan trọng cần áp dụng khi mụn mủ chưa lan rộng. Khi mụn xuất hiện, bạn nên chú trọng hơn việc vệ sinh vùng da bị mụn. Bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp với da mụn. Khi rửa mặt, bạn nên ưu tiên dùng sản phẩm dịu nhẹ, có thành phần sát khuẩn, kháng viêm. Việc rửa mặt sạch sẽ loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn mới.

Mụn bọc mủ​: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 3
Bạn nên điều trị mụn mủ chuẩn y khoa để đảm bảo mụn không tái phát

Sử dụng các sản phẩm trị mụn có chứa benzoyl peroxide hoặc acid salicylic cũng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông. Quan trọng là người bệnh nên tránh nặn mụn, vì hành động này có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng thêm. Nặn mụn không đúng cách hoặc dùng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị mụn bằng thuốc

Thuốc trị mụn bọc mủ có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm khô cồi mụn, ngăn ngừa sẹo khi mụn lành. Các loại thuốc thường dùng để trị mụn bọc có mủ như:

Một số trường hợp, mụn hình thành áp xe. Bạn cần đến gặp chuyên gia để làm sạch mủ, sát trùng kỹ càng và được tư vấn điều trị bằng thuốc phù hợp.

Mụn bọc mủ​: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 4
Mụn bọc mủ không được điều trị đúng có thể lây ra vùng da rộng

Trị mụn bọc mủ bằng công nghệ

Một số công nghệ được ứng dụng phổ biến trong điều trị mụn như:

Cách phòng ngừa mụn bọc mủ

Để phòng ngừa mụn bọc mủ hiệu quả, việc chăm sóc da mặt là rất quan trọng. Bạn nên rửa mặt 2 lần/ngày bằng các sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết, từ đó ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, không lo bị mụn.

Mụn bọc mủ​: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 5
Công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trị mụn

Thêm vào đó, bạn nên bỏ thói quen chạm tay lên mặt. Đôi tay có thể mang vi khuẩn và bụi bẩn vì thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt khác nhau. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa mụn. Hãy uống đủ nước để giúp giữ cho da luôn đủ ẩm và đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể. Việc ăn nhiều rau xanh và trái cây sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp tăng đề kháng da. Khi có làn da khỏe mạnh, bạn cũng không sợ mụn ghé thăm.

Giảm stress, giữ tinh thần vui vẻ, tích cực cũng sẽ giảm tiết hormone gây viêm và mụn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay vỏ gối, ga giường thường xuyên. Đây là những nơi có thể tích tụ bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến làn da mặt khi tiếp xúc.

Mụn bọc mủ có thể khỏi nhanh và không để lại thâm sẹo nếu bạn biết cách chăm sóc da đúng cách. Nếu tình trạng mụn nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được trị mụn chuẩn y khoa.

Link nội dung: https://career.edu.vn/thuoc-tri-mun-boc-mun-mu-a57274.html