- Dụng cụ vẽ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước, êke, compa,...), bút chì cứng, bút chì mềm, tẩy,...
- Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy kẻ ô hoặc kẻ li
- Tài liệu: Sách giáo khoa
Từ 2 hình chiếu vẽ hình chiếu thứ 3 và hình chiếu trục đo của vật thể.
Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu
Hình 1. Hai hình chiếu của ổ trục
- Hình chiếu đứng gồm 2 phần, có kích thước khác nhau:
+ Phần trên có chiều cao 28, đường kính 30
+ Phần dưới có chiều cao 12, chiều dài là 60
- Ở giữa là lỗ khoét hình trụ có Φ14, cao 40
- Ở đế có hai rãnh khoét
Bước 2. Vẽ hình chiếu thứ 3 bên phải hình chiếu đứng
Lần lượt vẽ từng bộ phận như cách vẽ giá chữ L ở Bài 3: Thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Hình 2. Hình dạng của ổ trụ
Hình 3. Vẽ hình chiếu thứ ba
Bước 3. Vẽ hình cắt
- Khi vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, cần xác định vị trí mặt phẳng cắt. Nếu hình chiếu đứng là hình đối xứng thì vẽ hình cắt một nửa ở bên phải trục đối xứng
- Đối với ổ trục, hình chiếu đứng là hình đối xứng, nên chọn mặt phẳng cắt đi qua rãnh trên để quan lỗ chính giữa của ổ trục và song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. Phần đặc của vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt được kẻ gạch gạch. Hình cắt một nửa ổ trục thể hiện rõ hơn lỗ, chiều dày của ống rãnh và chiều dày của đế
Hình 5. Hình cắt của ổ trục
Bước 4. Vẽ hình chiếu trục đo
- Chọn trục đo
- Chọn mặt phẳng cơ sở
Hình 6. Chọn trục đo và mặt phẳng cơ sở
- Tiến hành vẽ theo các bước
Hình 7. Vẽ hình chiếu trục đo của ổ trục
- Tẩy xóa nét thừa, tô đậm hình
Hình 8. Hình dạng của vật thể sau khi đã tiến hành các bước vẽ
- Ghi kích thước, kẻ và ghi nội dung của khung tên tương tự Bài 3: Thực hành vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
Hình 9. Bản vẽ của ổ trục
Link nội dung: https://career.edu.vn/bai-6-cong-nghe-11-a5744.html