Các bệnh về tuyến giáp thường gặp: Nguyên nhân và cách chẩn đoán

Các bệnh về tuyến giáp khá phổ biến; phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 - 8 lần so với nam giới. Riêng Hoa Kỳ, có khoảng 20 triệu người mắc 1 số bệnh liên quan đến tuyến giáp; trong đó, 13 triệu người mắc bệnh không được chẩn đoán. Vậy các bệnh về tuyến giáp nào thường gặp? Nguyên nhân và cách chẩn đoán ra sao? (1)

các bệnh về tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là thuật ngữ chung chỉ những rối loạn hormone do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Khi hormone không tiết đủ để duy trì nhịp độ chuyển hóa bình thường của cơ thể, dẫn tới suy giáp. Ngược lại, sản xuất quá nhiều hormone, tốc độ chuyển hóa tăng bất thường, dẫn đến bệnh cường giáp. Một số bệnh khác có thể không liên quan đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp như bướu giáp (nhân giáp), ung thư tuyến giáp. (2)

Bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 - 8 lần so với nam giới. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp

Nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp khá đa dạng. Trong đó, cường giáp và suy giáp là 2 nguyên nhân phổ biến. Song, cường giáp và suy giáp cũng được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. (3)

Các nguyên nhân gây suy giáp gồm:

Các nguyên nhân gây cường giáp:

Ngoài các nguyên nhân kể trên, yếu tố di truyền và lối sống cũng có thể gây rối loạn tuyến giáp, như:

Cường giáp và suy giáp là 2 nguyên nhân phổ biến
Cường giáp và suy giáp là 2 nguyên nhân phổ biến gây các bệnh tuyến giáp.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp

Khi tuyến giáp hoạt động bình thường, nhịp độ trao đổi chất trong cơ thể luôn ổn định, không quá nhanh hay quá chậm. Bất kỳ sự thay đổi nào của tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần nhận biết bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. (4)

Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh về tuyến giáp:

Các bệnh về tuyến giáp thường gặp

Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cơ quan này có nhiệm vụ bài tiết, dự trữ và giải phóng 2 hormone T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine), hỗ trợ quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động bất thường sẽ gây 1 số bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

1. Cường giáp

Cường giáp là hệ quả khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Triệu chứng của cường giáp:

2. Suy giáp

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không tiết đủ hormone, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ. Riêng Hoa Kỳ, suy giáp ảnh hưởng đến 4,3% người từ 12 tuổi trở lên.

Các triệu chứng của suy giáp:

3. Bướu giáp (bướu cổ)

Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường. Bệnh phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi. Ước tính có khoảng 15,8% dân số trên toàn thế giới mắc bướu giáp, trong khi tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 4,7%.

Bướu giáp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

Triệu chứng thường thấy của bướu cổ:

4. Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là loại ung thư phổ biến.

Những yếu tố khiến người bệnh dễ mắc ung thư tuyến giáp:

Ung thư tuyến giáp chia thành hai nhóm: ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.

Nhóm ung thư tuyến giáp thể biệt hoá tiến triển chậm, tiên lượng tốt, gồm:

Nhóm ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá thường nhanh di căn, gồm:

Biến chứng của các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể gây 1 loạt các biến chứng, gồm:

Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể dẫn đến 1 số biến chứng như:

Cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp

Chẩn đoán các bệnh tuyến giáp có thể dựa trên cả triệu chứng lâm sàng lẫn dấu hiệu cận lâm sàng. Một số phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp được sử dụng gồm:

1. Siêu âm tuyến giáp

Là phương pháp thường được chỉ định để kiểm tra tuyến giáp. Bằng cách sử dụng sóng âm thanh để quan sát hình ảnh của tuyến giáp. Phát hiện các nhân tuyến giáp bất thường, hoặc các biểu hiện của bệnh cường giáp, suy giáp, viêm giáp,…

2. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Xét nghiệm máu để chẩn đoán và kiểm tra T3, FT4, TSH. Chỉ số bình thường khi T3, FT4, TSH nằm trong ngưỡng tham chiếu. Khi các chỉ số nằm ngoài ngưỡng tham chiếu được xem là bất thường.

Các xét nghiệm máu bổ sung:

3. Xét nghiệm anti - TPO

Peroxidase tuyến giáp (TPO) là enzyme đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Xét nghiệm anti - TPO giúp phát hiện các kháng thể chống lại TPO trong máu. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kháng thể TPO và các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân.

4. Xét nghiệm Tg và TgAb

5. Kiểm tra độ tập trung Iod

Bệnh nhân được sử dụng 1 lượng iod nhất định trước khi thực hiện kiểm tra. Nếu tuyến giáp có độ tập trung iod cao, người bệnh được chẩn đoán mắc cường giáp và ngược lại.

6. Xạ hình tuyến giáp

Một lượng nhỏ iod phóng xạ được người bệnh sử dụng để kiểm tra sự hấp thu của các tế bào tuyến giáp. Các iod phóng xạ sau khi vào cơ thể sẽ bị bắt giữ bởi tế bào tuyến giáp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ theo dõi các chất phóng xạ này nhằm ghi lại hình ảnh phục vụ cho việc chẩn đoán tuyến giáp và nhân giáp.

7. Sinh thiết tuyến giáp

Kỹ thuật này được thực hiện khi nghi ngờ có nhân giáp ác tính. Kỹ thuật này được thực hiện bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm. Sau khi lấy tế bào và dịch nhân ra ngoài, bác sĩ sẽ soi dưới kính hiển vi để xem có bất thường hay không. Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Điều trị các bệnh lý tuyến giáp

Những bất thường nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tuyến giáp.

1. Thuốc

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lý tuyến giáp khác nhau. Dưới đây là một số thuốc trị bệnh tuyến giáp phổ biến được sử dụng cho các bệnh tuyến giáp:

2. Phẫu thuật

Người bệnh được tư vấn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc 1 phần tuyến giáp khi:

3. Iod phóng xạ

Iod phóng xạ có thể sử dụng sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát và kiểm soát các triệu chứng, khi không thể loại bỏ hoàn toàn ung thư tuyến giáp bằng phẫu thuật. Iod phóng xạ cũng có thể chỉ định trong trường hợp bệnh Basedow. Một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, đau khi nuốt, khô miệng,… và thường khỏi sau vài tuần.

Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh lý về tuyến giáp?

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh! Khi phát hiện những bất thường ở cổ hoặc bất cứ vấn đề liên quan đến sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, tư vấn điều trị. Việc phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp ngăn bệnh diễn tiến nặng.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. Trong đó, iod giúp cân bằng, kích thích sản sinh các nội tiết tố cần thiết, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp iod mà phải cung cấp qua đường ăn uống.

Một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh tuyến giáp có thể lưu ý để lựa chọn:

Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh với nền tảng nhân lực là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu các bệnh về tuyến giáp, đái tháo đường, rối loạn nội tiết tố, bệnh to đầu chi, các bệnh nội tiết liên quan tuyến yên,… Ngoài ra, khoa còn được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu giúp người bệnh chẩn đoán chính xác, điều trị nhanh chóng, sớm hồi phục.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về các bệnh về tuyến giáp thường gặp, nguyên nhân và cách chẩn đoán. Do đó, có thể dựa vào những dấu hiệu nói trên để kịp thời phát hiện bệnh. Đồng thời đến ngay cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa nội tiết kiểm tra, tư vấn và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Link nội dung: https://career.edu.vn/nguyen-nhan-u-tuyen-giap-a5756.html