Ý Nghĩa Của Cách Tính Ngày Đầy Tháng Nam Trồi Nữ Sụt

Công thức tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt cho bé

Như chúng ta đã biết thì từng địa phương sẽ có một phong tục và cách xác định ngày làm lễ đầy tháng khác nhau. Ở miền Nam có những cách tính khác. Miền Bắc lại có một cách xác định khác. Vậy thì điểm khác nhau đó là gì? Hãy cùng theo dõi ngay chia sẻ sau đây nhé!

Cách tính ngày làm lễ đầy tháng cho bé gái trai ở các tỉnh miền Bắc

Ở miền Bắc, cách xác định ngày đầy tháng thì bé trai sụt một ngày, còn bé gái thì sụt đi hai ngày. Điều này có nghĩa là bé trai sinh vào ngày 7/8 AL thì tiệc đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 6/9 AL. Bé gái khi sinh vào ngày 7/8 AL thì ngày tổ chức lễ đầy tháng sẽ là 5/9 AL.

Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt cho bé trai gái ở miền Nam

Ở miền Nam thì đa số nhưcng người dân thường có câu là “ trai trồi hai, gái sụt một”. Câu nói này để chỉ cách tính ngày tổ chức lễ đầy tháng cho bé trai gái. Ý nghĩa chính là vào ngày đầy tháng của những bé trai phải trồi hơn 2 ngày, còn bé gái là sụt đi 1 ngày. Cụ thể là khi bé trai sinh vào ngày 7/8 AL thì lễ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 9/9 AL. Còn bé gái khi sinh vào ngày 7/8 AL thì ngày tổ chức lễ đầy tháng sẽ là 6/9 AL.Tuy nhiên, cũng có khá nhiều vùng lại truyền nhau câu nói “ nam trồi một, gái sụt hai”. Theo đó, vào ngày đầy tháng của những bé trai phải trồi hơn 1 ngày, bé gái sụt đi 2 ngày. Ví dụ: Bé trai khi sinh vào ngày 7/8 AL thì lễ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 8/9 AL. Còn bé gái khi sinh vào ngày 7/8 AL thì ngày tổ chức lễ đầy tháng sẽ là 5/9 AL.

Lễ vật cúng đầy tháng cho bé cần những những gì?

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gái

Đối với bất kỳ lễ cúng nào của người dân Việt Nam thì mâm lễ cúng cũng được xem là điều quan trọng. Chúng bao gồm nhiều loại lễ vật khác nhau. Những lễ vật này thì cần phải được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ. Trong mâm cúng đầy tháng thì các lễ vật này đã được chia làm 13 phần, trong đó 12 phần nhỏ dành cúng 12 bà Mụ và 1 phần lớn dành cúng bà chúa Mụ.

Những lễ vật cần phải chuẩn bị cụ thể là:

Bộ đồ cúng bà Mụ

Trầu cau : Đây được xem như là một trong những lễ vật không thể thiếu đối với những lễ cúng của người dân Việt Nam. Trầu đã được têm cánh phượng (13 miếng). Trong đó có 1 miếng sẽ có phần to hơn những miếng còn lại.

Lễ vật được bày trên mâm cúng bao gồm: Một con gà luộc vẫn còn đầy đủ các bộ phận; cơm; các món mặn; món canh; xôi chè, rượu, trà,…

Phần bánh kẹo: 12 phần nhỏ bằng nhau và thêm được một phần lớn hơn.

Giấy tiền vàng bạc, nhang, đèn, hoa cúng,..

Phần xôi chè được sử dụng trong mâm cúng đầy tháng của bé

Phần xôi chè trong lễ đầy tháng cho bé trai:

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai thường sẽ chọn xôi đậu xanh và chè đậu trắng. Bởi vì theo quan niệm của người xưa để lại khái niệm “ đậu” có được ngụ ý thể hiện cho sự đỗ đạt trong sự nghiệp học hành.

Phần xôi chè trong lễ đầy tháng cho bé gái:

Chè trôi nước sẽ được sử dụng cho lễ cúng bé gái. Chè trôi nước tượng trưng cho mọi sự trôi chảy, thuận lợi cho trong tình cảm. Nó ngụ ý chúc bé gái sau này có thể tìm được cho mình một tấm chồng như ý.

Mâm ngũ quả cúng đầy tháng cho bé trai

Mâm ngũ quả được xem là một nét đặc trưng trong nghi thức cúng kiến của người Việt Nam.

Theo phong tục của người xưa, mâm ngũ quả cần phải được bày đủ 5 loại trái cây. Tuy nhiên, không có một quy định nào cụ thể về 5 loại quả cần sắp xếp. Tùy vào từng địa phương, mùa vụ trái cây khác nhau.

Hướng dẫn các bước cúng đầy tháng

Nghi thức cúng đầy tháng đúng chuẩn thì phải được thực hiện đúng theo các nghi lễ mà ông bà xưa để lại. Thế nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng sẽ biết được những nghi thức này. Đặc biệt là đối với nhiều bậc cha mẹ còn trẻ thì những nghi thức này vô cùng lạ lẫm. Sau đây là những nghi thức cúng được thực hiện rộng rãi hiện nay. Cụ thể là:

Chọn giờ tốt để thực hiện lễ cúng đầy tháng

Việc xác định giờ tốt là vô cùng quan trọng đối với mỗi lễ cúng. Và lễ cúng đầy tháng cũng sẽ không ngoại lệ. Theo quan niệm dân gian thì việc thực hiện cúng vào những giờ tốt sẽ mang đến nhiều điều may mắn thuận lợi. Chính vì thế nhiều bậc cha mẹ cần phải nắm rõ cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt để được chọn ngày làm đầy tháng cho bé phù hợp nhất. Sau khi đã xác định được những ngày tốt thì sẽ nhờ thầy hoặc đọc sách để tìm kiếm những giờ tốt. Những giờ tốt này sẽ bao gồm giờ Hoàng Đạo hoặc những giờ hợp với tuổi.

Nghi lễ thắp hương và cúng

Sau khi đã chuẩn bị và sắp xếp đầy đủ các loại lễ vật, người đại diện sẽ tiến hành các nghi lễ thắp hương và cúng. Ý nghĩa của loại nghi thức này là cảm ơn Bà Mụ và Đức Ông đã che chở cho bé. Đồng thời sẽ trình báo lên các vị thần linh, ông bà tổ tiên có được sự hiện diện của bé trong gia đình.

Nghi lễ bắt miếng (khải hoa) và đặt tên

Sau khi đã cúng xong sẽ đến nghi lễ khai hoa và đặt tên cho các bé. Bé được đặt bên cạnh bàn cúng của các bà Mụ. Người đại diện sẽ đứng ra thắp hương và xin phép được thực hiện nghi thức khai hoa cho bé.

Sau đó đứa trẻ cũng sẽ được người đại điện cúng bồng trên tay, đồng thời sử dụng 1 cành hoa đưa qua đưa lại trên miệng của bé. Trong lúc đưa hoa thì không ngừng đọc những lời hay ý đẹp. Những lời này ngụ ý là cầu chúc cho đứa bé sau này có những lời nói tốt đẹp.

Tiếp theo là đến nghi thức đặt tên cho bé. Ý nghĩa của nghi thức này là xin phép ý kiến của những vị thần, ông bà về việc đặt tên cho bé. Người đại diện sẽ đọc ra cái tên muốn đặt cho bé và tiến hành xin keo để biết được những bậc bề trên có đồng ý hay không.

Nguyên tắc là phải xin 3 keo, có nghĩa là 1 trong 3 lần xin keo mà được đồng ý thì sẽ đặt cái tên đó cho bé. Còn nếu sau 3 keo mà không được, thì sẽ đặt cái tên khác.

Nghi lễ chúc phúc cho bé

Sau khi những nghi thức cúng đã được thực hiện xong thì đến nghi lễ chúc phúc cho bé. Những người thân 2 bên, họ hàng, hàng xóm gửi đến bé những lời chúc tốt đẹp nhất. Những lời chúc này sẽ có ý nghĩa sẽ mang đến những điều bình an, hạnh phúc cho các bé trong tương lai.

Link nội dung: https://career.edu.vn/cach-tinh-ngay-cung-day-thang-cho-be-trai-a6376.html