Rụng tóc xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Ở phụ nữ, tình trạng rụng tóc thường bắt đầu ở tuổi trung niên khi nồng độ hormone estrogen suy giảm. Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ. Vậy phụ nữ từ 50 tuổi trở lên cần làm gì để giảm bị rụng tóc?
Có đến 40% phụ nữ bị rụng tóc tuổi trung niên, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến khuôn mặt, sự tự tin và việc tạo kiểu tóc để làm đẹp ở nữ giới.
Tóc là một biểu tượng của sắc đẹp và phản ánh sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ. Một mái tóc dày, khỏe mạnh là niềm tự hào của nhiều chị em. Khi tóc rụng nhiều, phụ nữ sẽ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, ngại giao tiếp, e ngại gặp gỡ bạn bè, người thân. Tình trạng này có thể dẫn đến tâm lý lo âu, thậm chí mất tự tin vào bản thân.
Rụng tóc cũng có thể ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của phụ nữ. Một số công việc yêu cầu ngoại hình bắt mắt như người mẫu, diễn viên,… sẽ gặp khó khăn khi tóc rụng nhiều. Ngoài ra, rụng tóc cũng có thể khiến phụ nữ cảm thấy tự ti khi tham gia các hoạt động xã hội, gặp gỡ đối tác, khách hàng.
Có rất nhiều lý do gây rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên khiến cho việc làm đẹp với mái tóc trở nên khó hơn. Tóc thưa thớt, mất độ dày và bồng bềnh, việc tạo kiểu tóc trở nên khó khăn và mất thời gian hơn. Rụng tóc làm tóc mỏng, lộ da đầu có thể dẫn đến hói đầu.
Mái tóc mỏng thưa có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt. Nó làm lộ rõ những khuyết điểm của khuôn mặt như trán cao, cằm nhọn, gò má cao,…. Khuôn mặt trông già hơn và thiếu sức sống. Nó cũng làm mất đi sự cân đối, làm cho khuôn mặt thiếu hài hòa.
Rụng tóc kiểu nữ (FPHL) là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng rụng tóc và thưa tóc ở nữ giới. Đây là dạng rụng tóc phổ biến nhất ở phái nữ. Rụng tóc kiểu nữ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này phổ biến hơn sau mãn kinh, gần một nửa phụ nữ có dấu hiệu rụng tóc ở tuổi 50. [1]
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên như lão hóa, di truyền, rối loạn nội tiết,… Hãy cùng ECO Pharma tìm hiểu cụ thể sau đây:
Lão hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở nữ giới, còn được gọi là rụng tóc từng vùng. Khi bạn già đi, tóc của bạn cũng trở nên bạc vì mất đi sắc tố melanin. Đây là thành phần sản xuất sắc tố tạo ra các tế bào melanocyte. Những đặc điểm về kết cấu của tóc như độ xoăn, độ bóng, độ mềm và mượt tự nhiên, tất cả những điều này có thể thay đổi khi bạn già đi. [2]
Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc do di truyền là testosterone chuyển hóa thành hormone DHT (dihydrotestosterone) và do tăng sự nhạy cảm của nang tóc với DHT so với người bình thường. Ở nang tóc có các thụ thể đặc hiệu, DHT sẽ liên kết với thụ thể này gây ảnh hưởng đến tế bào mầm tóc khiến chúng suy yếu và nang tóc bị teo nhỏ. Điều này khiến số lượng tóc giảm dần có thể dẫn đến hói đầu.
Nếu một người có chỉ số BMI lớn hơn 25 thì được xem là thừa cân. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mái tóc của bạn. Mỡ bụng dư thừa có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là làm tăng sản xuất dihydrotestosterone (DHT). Nồng độ DHT tăng cao có thể thu nhỏ nang tóc dẫn đến tóc mỏng và cuối cùng là rụng tóc. [3]
Phụ nữ béo phì hoặc thừa cân sẽ phát triển tình trạng kháng insulin, điều này có thể dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang. Tình trạng này có thể gây rụng tóc vì nó có liên quan đến nồng độ testosterone cao hơn bình thường, ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.
Sự mất cân bằng của bộ 3 nội tiết tố nữ estrogen, progesterone và testosterone sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc. Sự thay đổi nội tiết tố gây ra mất cân bằng hệ thần kinh nội tiết, làm suy giảm khả năng thúc đẩy tế bào mầm tóc khiến nang tóc teo lại, rối loạn vòng đời của tóc và gây rụng tóc.
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể thấy một trong hai điều xảy ra với mái tóc của mình. Đó là bắt đầu mọc tóc ở nơi trước đây chưa từng mọc hoặc cảm thấy tóc bắt đầu mỏng đi. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ mãn kinh. [4]
Estrogen và progesterone suy giảm, nghĩa là tác dụng của androgen, nội tiết tố nam tăng lên. Trong và sau thời kỳ mãn kinh, tóc có thể trở nên mịn hơn (mỏng hơn) do nang tóc co lại. Tóc mọc chậm và dễ rụng hơn trong những giai đoạn này.
Thiếu máu là tình trạng thiếu hụt hồng cầu khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Hồng cầu mang oxy đến các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả các nang tóc. Khi cơ thể thiếu máu, tóc sẽ dễ rụng hơn. Thiếu vitamin cũng có thể gây rụng tóc.
Một số chất cần thiết cho sự phát triển của tóc bao gồm:
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rụng tóc vì nó dẫn đến sự gia tăng nồng độ cortisol trong cơ thể. Cortisol có tác động tiêu cực đến cơ chế hình thành nang lông bằng cách phá vỡ hyaluronan và proteoglycan. Căng thẳng cấp tính và mãn tính đều là nguyên nhân chính gây ra rụng tóc telogen effluvium. [5]
Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm các loại rụng tóc mà nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng nội tiết, phản ứng miễn dịch. Các nghiên cứu sâu hơn cũng chỉ ra rằng một số chất trung gian gây căng thẳng, chẳng hạn như chất P, hormone vỏ thượng thận, prolactin và cortisol, ức chế sự phát triển của tóc
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém gây ra nhiều triệu chứng như tăng cân và mệt mỏi. Nhiều người không phát triển các triệu chứng của bệnh suy giáp cho đến nhiều tháng hoặc nhiều năm vì nó phát triển chậm. Bệnh cường giáp, tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ra giảm cân, cảm giác lo lắng. Cả hai tình trạng này đều có thể khiến tóc khô, dễ gãy hoặc tóc mỏng trên da đầu. [6]
Khi quá trình sản xuất hormone T3, T4 bị gián đoạn, nó sẽ ảnh hưởng đến các quá trình khác trong cơ thể, bao gồm sự phát triển của tóc. Điều này khiến tóc rụng và có thể không được thay thế bằng tóc mới dẫn đến tóc mỏng dần trên da đầu và các khu vực khác như lông mày.
Rụng tóc là tình trạng tự miễn dịch thường thấy ở các bệnh về tuyến giáp. Nó gây ra các mảng rụng tóc ở những vùng riêng biệt. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tuyến giáp cũng có thể góp phần làm mỏng tóc.
Có nhiều bệnh da đầu có thể gây ra rụng tóc, bao gồm:
Thay đổi lối sống, điều trị bằng thuốc, huyết tương giàu tiểu cầu,… là một số cách để cải thiện tình trạng rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên.
Sau đây là một số cách thay đổi lối sống để cải thiện tóc thưa thớt ở phụ nữ tuổi trung niên:
Stress là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với những thách thức hoặc căng thẳng. Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng một số hormone, bao gồm cortisol. Cortisol có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả rụng tóc. Một số cách có thể giúp phụ nữ trung niên giảm stress:
Phụ nữ trung niên có thể phải đối mặt với nhiều thay đổi trong cuộc sống, chẳng hạn như nghỉ hưu, chăm sóc con cái trưởng thành hoặc mất người thân. Những điều này có thể gây căng thẳng. Hãy cân nhắc thay đổi lối sống để giảm căng thẳng, chẳng hạn như dành thời gian cho bản thân, học cách nói không hoặc nói chuyện với chuyên gia tâm lý.
Giao tiếp với những người bạn tin tưởng có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cảm thấy được sẻ chia. Hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè, hoặc tham gia các hội nhóm xã hội.
Tìm một sở thích giúp bạn thư giãn và giải trí là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng. Hãy thử một hoạt động mới, chẳng hạn như chơi một nhạc cụ hoặc làm vườn.
Phụ nữ trung niên nên dành thời gian chăm sóc bản thân, chẳng hạn như làm đẹp, tập thể dục hoặc thư giãn. Chăm sóc bản thân có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và giảm căng thẳng.
Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp tóc khỏe mạnh và giảm rụng tóc. Một số chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của tóc bao gồm:
Làm tóc bằng nhiệt có thể khiến tóc khô xơ, chẻ ngọn và dễ gãy rụng. Nhiệt độ cao từ các dụng cụ tạo kiểu tóc như máy sấy, máy uốn, máy duỗi có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của tóc. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng có thể làm hỏng lớp biểu bì của tóc, khiến tóc dễ bị chẻ ngọn.
Để giảm thiểu tác hại của làm tóc bằng nhiệt, bạn nên:
Làm tóc bằng hóa chất cũng có thể gây hại cho tóc. Các hóa chất sử dụng trong các dịch vụ làm tóc như nhuộm, uốn, duỗi có thể làm thay đổi cấu trúc của tóc, khiến tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng. Ngoài ra, các hóa chất này cũng có thể gây kích ứng da đầu và khiến tóc khó hấp thụ dưỡng chất.
Để giảm thiểu tác hại của làm tóc bằng hóa chất, bạn nên:
Dưới đây là một số thói quen chăm sóc tóc đúng cách mà bạn nên thực hiện:
Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho tóc, khiến tóc khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng và bạc màu.
Để bảo vệ tóc trước tia UV, bạn cần thực hiện những điều sau:
Có rất nhiều phương pháp chăm sóc tóc tại nhà từ thiên nhiên có thể giúp bạn có mái tóc khỏe mạnh, óng ả.
Ban đầu Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc minoxidil 2% không kê đơn để điều trị rụng tóc ở phụ nữ. Sau đó, minoxidil 5% cũng được sử dụng như là một phương pháp mạnh hơn để điều trị chứng rụng tóc ở phụ nữ. [7]
Minoxidil không phải là cách khắc phục nhanh chóng tình trạng rụng tóc ở phụ nữ. Hiệu quả của thuốc thường đạt đỉnh điểm vào khoảng bốn tháng nhưng cũng có thể mất nhiều thời gian hơn vì vậy hãy lên kế hoạch dùng thử từ 6 đến 12 tháng. Nếu minoxidil có tác dụng, bạn sẽ cần tiếp tục sử dụng nó để duy trì kết quả đó. Nếu dừng lại, bạn sẽ bắt đầu rụng tóc trở lại.
Bạn cần thoa hai lần mỗi ngày lên vùng tóc mỏng, nhẹ nhàng xoa bóp nó vào da đầu bằng ngón tay. Sau đó sấy khô tóc, rửa tay thật kỹ và rửa sạch mọi dung dịch dính trên trán hoặc mặt. Đừng gội đầu ít nhất bốn giờ sau đó.
Một số phụ nữ nhận thấy dung dịch minoxidil để lại cặn làm khô và kích ứng da đầu. Sự kích ứng này, được gọi là viêm da tiếp xúc. Điều này không phải do bản thân minoxidil gây ra mà là do chất cồn có trong thuốc tạo điều kiện làm khô da.
Minoxidil an toàn nhưng có thể có tác dụng phụ khó chịu, thậm chí ngoài tác dụng phụ gây kích ứng da do cồn. Đôi khi tóc mới có màu sắc khác với tóc xung quanh. Một nguy cơ khác là chứng rậm lông, khi lông mọc quá nhiều ở những vị trí không thích hợp, chẳng hạn như má hoặc trán. (Vấn đề này có nhiều khả năng xảy ra hơn với minoxidil 5%).
Finasteride hoạt động bằng cách ngăn chặn testosterone chuyển thành DHT (dihydrotestosterone), làm giảm lượng DHT trong cơ thể. DHT là loại hormone có liên quan đến tình trạng rụng tóc ở cả nam và nữ. Finasteride ở mức 1,25 mg hoặc 2,5 mg mỗi ngày cũng có thể có tác dụng điều trị rụng tóc ở phụ nữ. [8]
Finasteride có thể gây dị tật bẩm sinh vì vậy phụ nữ tiền mãn kinh nên sử dụng phương pháp ngừa thai khi dùng Finasteride. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ rằng mình đang mang thai. Để điều trị rụng tóc, bạn sẽ cần dùng Finasteride lâu dài. Nếu ngừng dùng thuốc này, bạn sẽ bắt đầu rụng tóc trở lại.
Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên có thể điều trị bằng laser. Liệu pháp laser là một phương pháp điều trị rụng tóc không xâm lấn, sử dụng tia laser với mức ánh sáng phù hợp chiếu vào da đầu nhằm kích thích các nang tóc và cải thiện lưu thông máu.
Liệu pháp này được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc ở cả nam giới và nữ giới. Ngoài ra, ánh sáng laser cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu đến da đầu từ đó cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho các nang tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh.
Tóc bị rụng nhiều ở phụ nữ tuổi trung niên có thể điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Đây là một phương pháp điều trị y tế ba bước, trong đó máu của một người được lấy, xử lý và sau đó tiêm vào da đầu để kích thích sự phát triển tự nhiên của tóc. PRP có thể cải thiện mật độ tóc, độ dày của tóc và sức khỏe của nang tóc.
Huyết tương giàu tiểu cầu có thể gây ra một số tác dụng phụ như tổn thương mạch máu, nhiễm trùng hoặc vôi hóa ở các điểm tiêm. Ngoài ra, PRP còn tùy thuộc vào chất lượng và số lượng tiểu cầu trong máu của mỗi người, do đó kết quả có thể khác nhau.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng rụng tóc hiệu quả và an toàn hơn, phụ nữ nên chủ động bổ sung những tinh chất cần thiết. Điển hình là Cynatine® (hỗn hợp axit amin thủy phân từ keratin) và nhiều dưỡng chất quý khác dành riêng cho nữ giới như Millet Seed, Black cohosh, Aged Black Garlic, Horsetail,… giúp nuôi dưỡng, thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển. Việc bổ sung những tinh chất này là cách an toàn để kích thích tóc mọc chắc khỏe, nuôi dưỡng tóc khỏe đẹp và giảm thiểu tóc gãy rụng hiệu quả.
Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên có thể mọc lại nếu được điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, mức độ mọc lại và thời gian mọc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Sau đây là một số dấu hiệu rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên bất thường có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nguy hiểm.
Một người trưởng thành khỏe mạnh rụng khoảng 50 - 100 sợi tóc mỗi ngày. Nếu bạn nhận thấy mình rụng nhiều hơn 100 sợi tóc mỗi ngày, hoặc nếu bạn nhận thấy các mảng tóc rụng trên đầu, thì bạn có thể đang bị rụng tóc bất thường.
Tóc rụng đi rất nhanh hoặc bị rụng tóc sớm khi trẻ
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị rụng nhanh bất thường:
Đây có thể là các vấn đề về da liễu, nội tiết tố, tuyến giáp,… cần được thăm khám và điều trị.
Cảm thấy đau hoặc ngứa khi rụng tóc có thể là dấu hiệu của một số tình trạng như:
Đây có thể là biểu hiện của bệnh vảy nến da đầu, làm xuất hiện các mảng vảy nến da đầu thường có màu đỏ, sần sùi và có vảy màu trắng bạc. Mảng vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da đầu nhưng thường gặp nhất ở đỉnh đầu và hai bên thái dương.
Đây có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). PCOS là một bệnh lý nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ. PCOS có thể gây ra tình trạng rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, nổi mụn, lông mặt phát triển.
Nếu bạn thấy rụng tóc kèm theo các triệu chứng khác như ngứa da đầu, nổi mẩn đỏ, đau đầu, mệt mỏi,… Hãy thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin. Tuy nhiên, có nhiều cách để điều trị rụng tóc và việc điều trị sớm có thể giúp cải thiện tình trạng, ngăn ngừa rụng tóc nặng hơn. Nếu bạn đang bị rụng tóc ở tuổi trung niên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây rụng tóc và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Link nội dung: https://career.edu.vn/toc-nu-trung-nien-a71543.html