VIETNAM GLOBAL NETWORK

Người xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh sống vùng kênh rạch sông nước , cứ từ nơi này qua nơi kia phải đi bằng ghe xuồng , nhứt là bơi xuồng qua mấy cái Cù Lao nho nhỏ nổi lên giữa sông , thí dụ như Cù Lao Ông Chưởng nổi tiếng trong các bài ca dao bài vè:

“Bao phen quạ nói với diều

Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”.

Hay

“Công cha như núi ngất trời.

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông.

Cù Lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Nói vậy chớ chữ Cù Lao nói về các hòn đảo nhỏ trên sông và chữ Cù Lao nói về công ân sanh thành của cha mẹ có liên quan gì nhau chăng?

CulaoCham

Cù lao Chàm là một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng

Tôi xin được phân tách, hai chữ Cù Lao này đều ghi chữ Hán khác nhau hoàn toàn

Thứ nhứt Cù Lao nghĩa trong “công ơn cha mẹ” tiếng Hán ghi là 苦勞, chánh xác phiên âm Hán Việt được ghi là “Khổ Lao” thay vì là Cù Lao như các bài ca dao trên.

Khổ là Khổ cực , Lao tức Lao tâm tổn trí.

Thứ hai chữ Cù Lao để nói về “đảo trên sông” được ghi là 劬勞, tiếng Hán Việt là “Cù Lao”.

Hai chữ này ghép lại hoàn toàn vô nghĩa trong tiếng Hán.

Đó chỉ là hình thức mượn chữ Hán để chỉ đọc lại tiếng “hòn đảo” từ tiếng gốc Mã Lai gọi là “pulau”,

Các bạn sẽ thấy lạ là tại sao ở Nam kỳ lại có âm Mã Lai.

Gốc Mã Lai chánh là gốc người nước Phù Nam cổ trên cùng đất này từ thế kỷ thứ 4 sau bị Chân Lạp thâu tóm thành Thuỷ Chân Lạp và sau này sát nhập với đất của các Chúa Nguyễn qua cuộc lương duyên với công nữ Ngọc Vạn).

Trong câu:

“Bắc thang lên hỏi ông Trời”

Thang = Tangga (Mã Lai), và Trời cũng là tiếng Mã Lai cũng còn dùng hiện nay.

Tangga-Thang

“Thang” trong tiếng Việt bắt nguồn từ “Tangga” của tiếng Mã Lai

Sau này khi người Việt và người Minh Hương tới đất Nam Kỳ, họ chỉ sử dụng tiếng Hán là chủ yếu nên đã Hán hóa một số từ ngữ bản địa thành ngôn của mình cho dễ đọc và ghi chép lại - trong đó có chữ Pulao của người Mã là Đảo.

Phiên âm Hán Việt là 劬勞 (cù lao) vì vùng đất này là của Chân Lạp trước khi họ đến nên chắc là người Chân Lạp ko dùng Hán tự rồi.

Việt Nam ta cũng có nhiều (Pu Lao) …như:

Cù lao Chàm, Cù lao Giêng, Cù lao Phố, Cù lao Rồng v.v…

Dĩ nhiên là hai tiếng “cù lao” trên đây chẳng có liên quan gì đến hai tiếng cù lao dùng để nói về công lao cha mẹ.

Một đằng là từ gốc Mã Lai còn một đằng lại là từ gốc Hán.

Culaochinchu

“Cù lao” - Một đằng là từ gốc Mã Lai còn một đằng lại là từ gốc Hán

Khi nói về “Công ân cha mẹ” chính xác phiên âm ra là chữ “Khổ Lao” hay “Cù Lao” phát âm từ tiếng Hán gần như nhau nên họ phát âm y xì.

Rồi khi chữ Quốc Ngữ la tinh ra đời họ đọc phát âm sao thì ghi ta y chang vậy nên mới co các câu ca dao nói về âm dưỡng dục của cha mẹ bằng hai chữ “Cù Lao”.

“Thương thay chín chữ cù lao

Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình”.

“Chín chữ cù lao” (Cửu tự cù lao), tức là chín điều khó nhọc của cha mẹ sinh dưỡng con cái.

Chín chữ đó là:

Sinh 生 (sinh đẻ).

Cúc 鞠 (nâng đỡ).

Dục 育 (dạy dỗ).

Phủ 撫 (vuốt ve).

Xúc 蓄 (cho bú sữa).

Trưởng 長 (nuôi cho khôn lớn).

Cố 顧 (trông nom).

Phục 復 (ôm ấp).

Phúc 腹 (bảo vệ).

MevaCon

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Nói tiếp chơi còn một thứ cù lao nữa mà có lẽ bạn chưa nghe nói đến.

Thứ “cù lao” này thuộc về lãnh vực ẩm thực trong tiếng Việt của miền Nam, mà “Việt Nam tự điển” của Lê Văn Đức (Khai Trí, Sài Gòn, 1970) giảng là:

“Cái lẩu, đồ đựng thức ăn có nước, giữa có ống đựng than lửa”.

Bị chánh giữa cái nồi có cục nhô lên như mấy cái “cù lao” giữa sông nên dân gian gọi là cái Cù Lao.

Trước năm 1955, khi tác giả của những dòng này chưa ra Bắc thì ở trong Nam, người ta vẫn còn gọi cái lẩu là “cù lao”.

Lau-CuLao

Lẩu là đồ đựng thức ăn có nước, giữa có ống đựng than lửa

Đến năm 1975, khi trở về thì đã nghe bàn dân thiên hạ gọi cù lao thành lẩu.

Thêm cái ngộ nghĩnh lắm nè:

Do tầm nhìn xưa còn hạn chế, nên dân Việt mình hồi lúc chưa được nhìn ra bao la thế giới mà chỉ lòng vòng trên sông nước.

Người Việt chưa biết rằng xa thẳm ngoài đại dương cũng có những “cù lao” nổi trên mặt nước, thì họ tự cho rằng các “các cục đất nhô giữa sông hồ” đều là Pulao (Cù lao) còn Đảo tức cục đất nhô lên giữa lòng đại dương biển cả.

Chữ Pulao trong tiếng Mã Lai và Đảo/島 trong tiếng Hán đều chỉ những hòn đảo dầu cho trên sông hay trên biển - tiếng Anh đều gọi là “Island” hết thảy.

Do bởi đất Nam Kỳ từng là vùng đất dung dưỡng nhiều sắc tộc khác nhau cung chung sống nên ngôn ngữ văn hoá tôn giáo cung phong phú lắm.

SỬ NƯỚC NAM

Nguồn: Facebook

Link nội dung: https://career.edu.vn/cu-lao-la-gi-a7333.html