Sau quãng thời gian tham gia quân giải phóng, Tnú có một ngày nghỉ phép để quay về thăm quê hương. Khi nghe tin đó, ngay tối hôm ấy cụ Mết đã tụ họp dân làng Xô Man đông đủ để kể cho dân làng nghe về cuộc đời người anh hùng của làng là Tnú. Khi nhỏ, Tnú được người dân làng Xô Man chăm sóc và lớn dần hơn một chút anh tham gia vào hoạt động nuôi giấu cán bộ Cách Mạng cùng Mai, tuổi còn nhỏ nhưng hai người đã đảm đương công việc khá khó khăn nhưng vả lại A Quyết lại cố gắng dạy cho hai đứa nhỏ biết cái chữ. Khi lớn hơn, Tnú bị giặc bắt trong một lần làm nhiệm vụ giao thư lên huyện cho anh Quyết nhưng vẫn nhất quyết giữ bí mật và sau ba năm mới có thể trốn được khỏi nơi giam cầm của kẻ thù về làng thì thấy anh Quyết đã hi sinh. Tnú xây dựng gia đình với Mai và cùng là những người tiên phong trong công cuộc chiến đấu ở vùng làng Xô Man thu hút được người dân nơi đây cùng đứng lên tham gia khởi nghĩa với mác giáo. Khi được nghe tin đồn về chuyện này, thằng Dục lôi bọn giặc đến lục tung bản làng, đến tra tấn đánh đập mẹ con Mai. Tnu thấy vậy không giữ được bình tĩnh mà xông ra quyết chiến với bọn chúng nhưng không may lại bị bắt đi. Anh bị tra tấn, tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay của anh. Mặc cho đau đớn nhưng anh vẫn không hé nửa lời kêu than. Chứng kiến cảnh Tnú bị bắt đi như vậy, dân làng quyết tập hợp và cùng nhau phản kháng giết chết giặc và đã thành công. Từ ngày đó anh quyết tham gia vào con đường Cách Mạng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng mình sau từng ấy năm đi tham gia kháng chiến. Với hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng. Lớn lên, chú bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết là cán bộ Cách Mạng trong rừng và được anh dạy chữ cho với hy vọng sau này sẽ thay anh làm cán bộ. Trong lần làm nhiệm vụ giao thông tin, Tnú bị giặc bắt và và bị giam giữ. Sau ba năm, anh mới vượt ngục thành công và trở về làng, cưới Mai, nung nấu ý định cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Bọn giặc hay tin kéo về tra tấn mẹ con Mai, Tnú chứng kiến cảnh tượng đó, xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để khủng bố tinh thần chiến đấu của người dân làng Xô Man.
Thế nhưng cũng ngay đêm ấy, khi Tnú bị bắt, cụ Mết đã nhanh chóng dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Tú rời làng đi bộ đội và trở thành một chiến sĩ dũng cảm.
Bạn đã có cuốn sổ tay hack điểm thi THPT hot nhất chưa? Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi khi mua combo sổ tay tổng hợp kiến thức các môn của vuihoc nhé!
Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả từ nhỏ đã sống thiếu hơi ấm tình cảm của gia đình nhưng bù lại anh lại được người dân trong làng Xô Man yêu thương và chăm sóc hết mực. Khi lớn lên anh tích cực tham gia vào các hoạt động kháng chiến của làng như nuôi giấu cán bộ Quyết. Tnú mang tâm thế kiên cường, quyết chiến, không để lộ bất cứ thông tin bí mật nào mặc cho bị tra tấn thừa chết thiếu sống trong lần bị giặc bắt khi đang làm công tác liên lạc. Rồi trong một lần bị bao vây, khủng bố bởi bọn giặc ở làng, vợ con anh bị chúng bắt và đánh đập tàn bạo. Điều đó làm lòng Tnú cồn cào rực như lửa đốt, xông vào cứu vợ con nhưng không kịp nữa rồi. Anh bị chúng bắt đi và đốt nhựa xà nu cháy mười đầu ngón tay của anh. Tnú được cụ Mết và dân làng Xô man giải cứu và từ đó anh tiếp tục theo con đường cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Nhân dịp được nghỉ phép, Tnú quay trở lại thăm quê hương, thăm người làng Xô Man. Dưới ngọn lửa bập bùng, mọi người cùng nhau ngồi quây quần bên nhà Cụ Mết và cùng nghe câu chuyện về Tnú.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12
Kể về khu Rừng xà nu bạt ngàn là kể về những con người oai hùng nơi đây dù chịu phải không ít những khó khăn, gian khổ như anh Xút bị giặc treo cổ hay bà Nhan bị giặc chặt đầu. Vi thế một người con lớn lên trong vòng tay yêu thương của người làng Xô man, lớn lên anh cùng Mai tham gia vào việc nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc, kẻ địch phát hiện ra và bắt Tnú phải khai nhưng anh nhất quyết không chịu nói ra thông tin tuyệt mật ấy và bị chúng đày đi. Sau ba năm khi anh vượt được ngục trốn thoát, anh trở về quê hương Xô Man thì anh Quyết lúc ấy đã hi sinh mất rồi. Tnú cùng dân làng chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa diệt giặc nhưng chưa kịp làm gì thì đã bị thằng Dục đưa bọn giặc tới lục tung bản làng. Chúng đến tra tấn mẹ con Mai, thấy vợ con mình bị như vậy Tnú không thể đứng nhìn không mà đã vội nhảy vào để chống trả lại nhưng không thành và bị bọn chúng bắt đi đốt mười đầu ngón tay Tnú. Thấy Tnú bị giặc tra tấn đau thương như thế, cụ Mết đã tập hợp các thanh niên trong làng mang vũ khí, giáo mác xông lên giết chết quân giặc và đã thắng lợi. Khi trở về Tnú tiếp tục dấn thân mình vào con đường cách mạng và lập được rất nhiều chiến công vang.
Câu chuyện trong tác phẩm Rừng Xà Nu của tác giả Nguyễn Trung Thành xoay quay những sự kiên người làng Xô Man và nhân vật trung tâm là anh Tnú qua lời kể của Cụ Mết đã hiện lên với ý chí quật cường, mạnh mẽ. Sau thời gian dài tham gia kháng chiến, anh mới lại có cơ hội về thăm quê nhà một ngày theo sự cho phép của cấp trên. Anh nhận được sự đón tiếp nồng hậu của người dân làng nơi đây khi trở về. Đêm đó, dân làng Xô Man cùng nhau quây quần bên bếp lửa nghe câu chuyện của Cụ Mết kể về Tnú. Tnú từ nhỏ đã mồ côi và may mắn được sống trong vòng tay yêu thương của người làng Xô Man, cứ thế lớn dần thêm một chút thì Tnú lại có nhận thức về tinh thần cách mạng. Từ đó, anh tích cự tham gia các hoạt động cách mạng của làng: tham gia vào việc nuôi giấu anh Quyết - một cán bộ Cách Mạng và giúp anh Quyết giao liên lạc. Tuy Tnú học chữ chưa được giỏi nhưng anh là một người mưu trí, biết chọn đường khó để dễ tránh được kẻ thù phát hiện. Lúc bị bắt Tnú cũng kiên quyết không khai, bị tra tấn tàn bạo và bị đày đi nhưng không điều gì làm vơi đi ý chí chiến đấu vì cách mạng của anh. Sau khi trốn được khỏi ngục tù giam giữ của kẻ thù, Tnú quay trở về làng cùng cụ Mết và những thanh niên trong làng cùng chí tưởng chiến đấu để bảo vệ buôn làng nhưng chưa kịp nổi dậy thì bị thằng Dục phát hiện. Hắn ta gọi bọn giặc tới xông vào làng tra tấn vợ con anh. Nhìn vợ và đứa con chưa đầy tháng của mình bị bọn giặc đánh đập man rợ, Tnú xông vào quyết chiến với chúng nhưng không lại được và bị bắt đi. Anh bị bọn chúng thiêu đốt mười đầu ngón tay, nhưng chẳng hề hấn gì, chẳng điều gì làm nhụt chí của anh. Người làng Xô Man biết vậy không nhảy vào cứu Tnú luôn mà quay về lấy vũ khí rồi đến tiêu diệt thằng Dục trước tiên để cứu Tnú. Qua câu chuyện được cụ Mết kể cũng để thôi thúc những thế hệ trẻ sau này kế tiếp và phát huy những điều vẻ vang mà thế hệ trước đã làm được, làm thức tỉnh trong người dân làng lí tưởng, ánh sáng của cách mạng.
Tham khảo khóa học PAS THPT để được các thầy cô có kinh nghiệm giúp bạn lên lộ trình ôn thi tối ưu nhé!
Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành kể về nhân vật Tnú và người dân làng Xô Man, Tnú trở về thăm làng. Làng Xô Man ở Tây Nguyên sau ba năm tham gia lực lượng Giải phóng quân. Vô tình anh bắt gặp bé Heng ở đầu con nước lớn và được bé Heng dẫn về làng. Hôm đó vào buổi đêm cụ Mết tập trung dân làng từ lớn đến bé, từ già tới trẻ, từ gái tới trai đến nhà cụ Mết để nghe cụ kể về cuộc đời của Tnú. Cụ Mết kể rằng anh là một người chiến sĩ giải phóng quân khi ấy Mỹ Diệm đổ xô tới làng lùng sục, khủng bố nhưng nàng vẫn quyết định nuôi giấu cán bộ Quyết. Vì giặc giết chết anh Xút và bà Nhan nên hồi đó Mai và Tnú đã thay nhau vào rừng nuôi cán bộ Cách Mạng và được anh dạy chữ cho. Tnú và Mai đảm đương nhiệm vụ tiếp tế và giao liên cho anh Quyết. Dù đi học chữ hay quên nhưng anh rất nhanh nhẹn trong việc vào rừng đưa thư liên lạc. Bất chợt trong một lần đi liên lạc, trong lúc vượt thác Đắk Nông thì anh bị bắt và bị đày đi Kon Tum. Chúng thẳng tay tra tấn anh nhưng Tnú kiên quyết không khai và bị chúng nhốt vào tù. au ba năm, Tnú vượt ngục và trốn được về làng được thì anh Quyết đã hy sinh. Sau đó, Tnú lấy Mai làm vợ và nung nấu ý chí chiến đấu cùng dân làng Xô Man, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, mai dao gác kiếm để chiến đấu. Khi nghe tin về làng Xô Man có khủng bố qua miệng thàng Dục. Bọn lính vây đến bắt mẹ con Mai, tra tấn đánh đập cho tới chết. Chứng kiến cảnh tượng vậy, Tnú nhảy ra, xông vào nhưng không kịp nên đã bị chúng bắt đi và quét nhựa xà nu đốt mười đốt ngón tay. Biết tin như vậy, cụ Mết kêu gọi đám thanh niên trong làng vào giết giặc ngay trong đêm hôm ấy và dành được phần thắng. Sau đó anh tham gia vào đội chiến đấu giải phóng quân, tham gia vào các cuộc kháng chiến khác nhau và lập được nhiều chiến công rực rỡ, vẻ vang nước nhà. Mãi tận sau này khi có cơ hội tham làng quê mình ở ngày trước vào một ngày nghỉ phép, Tnú thấy hình ảnh những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Từ đó để thấy được tinh thần đấu tranh, ý chí quyết tâm đánh giặc bất khuất, bạt ngàn của cánh rừng xà nu.
Tnú là một trong những hình tượng nhân vật được xây dựng trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành chỉ là một đứa trẻ mồ côi, kém may mắn nhưng vả lại được dân làng Xô Man hết mực yêu thương, trân trọng vì tính cách hiền lành, nhanh nhẹn với tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.
Sau ba năm đi theo con đường cách mạng, Tnú trở về làng đã được bé Heng đón và dẫn về làng được gặp lại bà con trong làng và cụ Mết một già làng mà rất yêu quý, tự hào về Tnú. Tnú đặc biệt hiện lên qua lời kể của Cụ Mết, cụ kể với dân làng trong buổi tụ tập đông đủ cả làng nghe về trang sử đấu tranh bi thương mà hùng tráng của làng cũng gắn liền với cuộc đời nhân vật Tnú. Xuất phát từ câu chuyện A Xút và bà Nhan bị giặc giết, bị treo cổ, chặt đầu, sau đó Tnú và Mai dù tuổi còn nhỏ nhưng đã nhận đảm đương trách nhiệm thay dân làng nuôi giấu anh Quyết- một cán bộ Cách Mạng và được anh dạy chữ cho. Công việc chủ yếu của hai đứa trẻ là làm liên lạc cho anh quyết nhưng thật không may trong một chuyến chuyển thư lên huyện Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng nhất quyết không khai. Sau ba năm vượt ngục trở về thì anh Quyết lúc này đã hi sinh. Tnú và Mai cũng nên duyên vợ chồng và cùng dân làng chuẩn bị gương giáo cho cuộc chiến đấu. Khi hay tin Xô Man chiến đấu chuẩn bị sẵn sàng vũ khí đến tai bọn giặc. Thằng Dục đưa lính đến lùng tung làng lên và đến bắt Mai và đứa con nhỏ chưa đầy tháng tra tấn, đánh đập không thương tiếc. Khi thấy cảnh như vậy, Tnú không do dự mà xông ra nhưng chẳng kịp nữa. Không những không cứu được vợ con mà còn bị bắt trói và bôi nhựa xà nu thiêu đốt mười đầu ngón tay của anh để làm gương răn đe, đe dọa tinh thần của người dân làng Xô Man.
Và may thay ngày trong đêm hôm ấy, Cụ Mết đã kêu gọi thanh niên trong làng tập hợp tay trong tay mác giáo, lưỡi rựa xông vào giết chết lũ giặc và giải cứu Tnú . Đến mãi sau này khi Tnú tham gia giải phóng quân, anh đã dũng cảm lập chiến công và được chỉ huy cho nghỉ phép một hôm để về thăm làng quê.
Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành được biết tới như là một áng văn sử thi được ghi lại trong những ngày sôi sục, nghiêm trang , hừng hực tinh thần chiến đấu với đế quốc Mĩ. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm là hình ảnh nhân vật Tnú mang những phẩm chất đáng quý: dũng cảm, ham học hỏi, một lòng trung thành với cách mạng. Nhân dịp Tnú được nghỉ phép một đêm để về thăm quê hương, Cụ Mết đã tập trung dân làng đầy đủ để cùng ngồi nghe những câu chuyện về những chuỗi sự kiện bi thương và chiến công của Tnú. Tnú một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ may mắn được người dân làng Xô Man nuôi nấng và trưởng thành. Anh tích cực cùng Mai tham gia các hoạt động nuôi giấu cán bộ Đảng trong đó có anh Quyết, anh Quyết dạy Mai và Tnú rất nhiều kiến thức bổ ích và thật không may trong một chuyến Tnú giao thư liên lạc thì bị bọn giặc phát hiện, bắt và đánh đập thậm tệ nhưng anh không khai nửa chữ. Mãi sau này ba năm sau khi Tnú vượt ngục thành công, Tnú trở về quê hương nhưng lúc này anh Quyết chẳng còn nữa rồi thế nên Tnú và Mai kết hôn với nhau và kêu gọi người dân làng Xô Man đứng lên chiến đấu. Khi tin đồn “lài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc” lan truyền khắp trong làng Man, quân giặc đã tới và khủng bố dân làng, lục tung làng lên và tới nhà Tnú, bắt vợ con Mai đánh đập, tra tấn man rợ, đến khi Tnú biết thì đã nhảy vào cứu không kịp, chẳng những thế anh còn bị chúng bắt và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. Bị hành hạ như vậy nhưng Tnú không một lời kêu than, anh cắn răng chịu đựng. Không thể chịu được sự tra tấn của quân giặc, cụ Mết đã tập trung thanh niên trong làng đổ xô vào giết chết lũ giặc giải cứu Tnú và đã chiến thắng. Tnú tiếp tục hành trình của mình trên con đường chiến đấu tìm lại sự tự do và bình yên cho dân tộc.
Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình ôn thi phù hợp nhé!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em các mẫu tóm tắt Rừng xà nu . Hi vọng rằng có thể giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm muốn nhắn gửi tới qua lời văn của nhà văn. Chúc các em học tốt. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về môn ngữ văn cũng như của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn xem thêm:
Link nội dung: https://career.edu.vn/tom-tat-van-ban-rung-xa-nu-a7833.html