Côn tay và côn tự động có gì khác nhau?

Đối với người Việt Nam, xe máy là một phương tiện di chuyển được sử dụng nhiều nhất. Chính vì vậy mà các hãng phân phối xe máy đã cho ra đời rất nhiều mẫu xe hiện đại, trong đó bao gồm xe côn tay và côn tự động. Vậy côn tay và côn tự động có gì khác nhau không thì các bạn hãy theo dõi bài viết này để biết thêm nhé.

Xe côn tay là gì?

Xe côn tay có một điểm đặc trưng là ở bên trái phần tay nắm của xe không phải là phanh, mà thay thế vào đó là một cần côn có tác dụng đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là bóp vào sẽ ngắt còn thả ra là đóng bộ ly hợp.

Xe côn tay hay Ambrayage tay rất được yêu thích và khá là phổ biến ở các dòng xe thể thao hoặc là những loại xe có phân khối lớn ở các giải đấu đua xe thế giới nhờ vào sức mạnh hiệu suất và tốc độ.

Côn tự động

Xe côn tự động là gì?

Xe côn tự động là những dòng xe thông thường mà bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày như Yamaha Sirius, Future, Wave Honda,... với đặc điểm sử dụng cần số chính để di chuyển.

Ngoài ra, so với những loại xe côn tay hay là xe tay ga thì xe côn số tự động thường có mức giá thành thấp hơn bởi thiết kế đơn giản, không nhiều mẫu mã bắt mắt người dùng,...

Côn tự động (1)

Côn tay và côn tự động có gì khác nhau?

Để so sánh về sự khác nhau giữa 2 loại xe này thì không có gì nhiều, chủ yếu là đến từ bộ ly hợp (bố nồi), cụ thể là:

1. Xe máy côn tự động

Bố nồi (ly hợp) ở loại xe này gồm có bố 3 càng ở nồi trước và các lá bố ở nồi sau.

Nguyên lý hoạt động của xe: Trục của bố nồi trước được nối với trục khuỷu tay dên nên khi piston di chuyển lên xuống sẽ tác động trục khuỷu tay quay và kéo theo bố nồi trước quay khi đủ vòng tua. Khi vòng tua đủ sẽ tạo ra lực ly tâm kéo bố ra xa trục, nếu lực ly tâm đủ lớn sẽ làm các lá bố bung ra và bắt vào chuông nồi trước và làm chuông nồi trước kéo nồi sau quay nhờ vào các bánh răng được nối vào.

Côn tự động (3)

Bố sau của xe là gồm các lá sắt, lá bố được xếp vào với nhau, nếu bố sau quay và các lá sắt, lá bố dựa vào lực ma sát mà kéo trục số quay. Trục số sẽ hoạt động thông qua các bánh răng để tác động lên nhông, giúp cho bánh sau quay. Có thể hiểu đơn giản là khi bạn vô số 1, garanti nổ mà chưa lên ga thì bánh xe sẽ không di chuyển nên rất phù hợp với phụ nữ, người mới tập lái, người lớn tuổi.

2. Xe máy côn tay

Bố nồi hay bộ ly hợp của xe côn tay thì không phức tạp như xe côn tự động vì không có bố nồi trước mà được thay thế vào đó là bánh đà và chỉ có một bố nồi sau.

Nguyên lý hoạt động của xe: Xe côn tay sẽ dùng tay để cắt côn, tay côn sẽ được nối bằng một dây cáp truyền xuống dưới một tay côn nằm ở phần lốc máy. Khi tay côn này dịch chuyển sẽ tác động vào bộ ly hợp sau, thông thường ly hợp sau sẽ gồm các lò xo ép chặt các lá sắt, lá bố với nhau cho thấy là côn chưa được cắt nên khi máy quay thì nhông số cũng quay theo.

Còn nếu khi bóp côn tay thì các lò xo của bộ ly hợp sẽ tách các lá sắt, lá bố và làm xe không di chuyển. Khi thả côn ra sẽ làm cho lò xo ép chặt các lá sắt, lá bố khiến các côn nối lại với nhau và truyền động từ piston đến nhông số, giúp cho bánh xe quay.

Ưu, nhược điểm của xe côn tay và xe côn tự động

1. Xe côn tay

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Côn tự động (4)

2. Xe côn tự động

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Khi vào hoặc trả số khá cứng nhắc vì bố 3 càng tự động nên không thể tự do làm chủ chiếc xe hoàn toàn như xe côn tay.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về sự so sánh giữa côn tay và côn tự động có gì khác nhau. Hi vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích cho sở thích chơi xe của mình.

Thông tin Bằng B2 Bằng C Ngày khai giảng Thứ Hai 01/04/2024 Thứ Hai 01/04/2024 Lịch học (dự kiến) (Sau 3,5 tháng tốt nghiệp) (Sau 6 tháng tốt nghiệp) Hỗ trợ ?Trả góp 0%, hỗ trợ học đậu 100%không thi trên cabin mô phỏng Cam kết ?Có hợp đồng cam kết trọn gói không phát sinh thêm chi phí ĐĂNG KÝ GIỮ SUẤT

Xem Thêm : Xe hai cầu là gì? Cách thức hoạt động ra sao?

Link nội dung: https://career.edu.vn/xe-con-tu-dong-a8300.html