1. Lý do sinh viên, học sinh nên tiết kiệm tiền từ sớm?
Trong cuộc sống học sinh, sinh viên, thì việc chi tiêu thông minh và tiết kiệm từ sớm mang lại rất nhiều lợi ích mà nhiều bạn trẻ thường không nghĩ đến. Khi bạn biết cách tiết kiệm hiệu quả, bạn không chỉ kiểm soát tài chính tốt hơn, mà còn có thể chuẩn bị cho những kế hoạch lớn trong tương lai. Từ những khoản tiết kiệm nhỏ, bạn có thể tích lũy dần để đạt được các mục tiêu dài hạn như mua laptop, điện thoại, hay thậm chí là những chuyến du lịch đây đó. Dưới đây là những lợi ích cụ thể khi bạn biết cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên, học sinh:
2. Cách tiết kiệm tiền cho học sinh
Tiết kiệm tiền có vẻ là một thách thức đối với học sinh, khi mà những chi tiêu hàng ngày dường như luôn "nuốt" hết mọi khoản tiền tiêu vặt. Nhưng đừng lo, MoMo sẽ chỉ cho bạn cách để dành tiền hiệu quả cho học sinh đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức để vừa chi tiêu hợp lý, vừa tích lũy được một khoản tiết kiệm. Hãy cùng bắt đầu với những mẹo cực dễ và hiệu quả dưới đây nhé!
2.1 Nuôi ống heo
Đây có thể nói là cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho học sinh. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm từng đồng lẻ, bỏ những khoản tiền thừa từ tiêu vặt hoặc tiền quà vào ống heo. Dù nhỏ nhưng sau một thời gian, bạn sẽ có một khoản tiền kha khá để sử dụng khi cần đấy.
2.2 Tái sử dụng dụng cụ học tập, sách vở
Một trong những cách để tiết kiệm tiền cho học sinh tiếp theo đó là tái sử dụng những dụng cụ học tập và sách vở cũ. Thay vì mua mới mỗi năm học, bạn có thể tận dụng lại sách giáo khoa, vở, bút từ những năm trước. Đừng ngần ngại hỏi mượn sách từ anh chị hoặc bạn bè đã học qua môn học đó. Bạn có thể tìm mua sách cũ tại các hiệu sách với giá rẻ hơn rất nhiều so với mua mới. Ngoài ra, sử dụng giấy nháp hoặc tái chế những tập giấy chưa dùng hết sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền đáng kể và góp phần bảo vệ môi trường.
2.3 Hạn chế các hoạt động mua sắm, ăn uống
Mua sắm và ăn uống có thể là hai khoản chi tiêu lớn và dễ dàng khiến bạn tiêu hết số tiền tiết kiệm. Để hạn chế, bạn có thể lên kế hoạch mua sắm những thứ cần thiết, tránh mua sắm theo cảm hứng hay vì giảm giá. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn ngoài và có thể ở nhà ăn với gia đình để giúp tiết kiệm tiền hơn cũng như dành nhiều thời gian bên bố mẹ.
2.4 Sử dụng xe đạp/phương tiện công cộng
Cách để tiết kiệm tiền cho học sinh tiếp theo đó là thay vì sử dụng xe máy hay xe cá nhân, hãy thử chuyển sang xe đạp hoặc phương tiện công cộng như xe buýt. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được tiền xăng xe và bảo trì phương tiện, mà còn giúp bạn rèn luyện sức khỏe. Xe đạp là phương tiện cực kỳ thân thiện với môi trường, và nó cũng giúp bạn tiết kiệm đáng kể trong quá trình di chuyển. Nếu bạn sống xa trường, việc đi xe buýt sẽ giúp giảm thiểu chi phí đáng kể so với taxi hoặc xe ôm công nghệ. Hãy tận dụng các chương trình giảm giá vé xe buýt dành cho học sinh, sinh viên để tối ưu hóa tiết kiệm nhé.
2.5 Cụ thể kế hoạch tiết kiệm tiền cho học sinh
Bạn có thể lập một kế hoạch tiết kiệm đơn giản như sau: Mỗi ngày tiết kiệm 5.000đ - 10.000đ từ các chi tiêu nhỏ. Sau một tuần, bạn có thể tiết kiệm được 35.000đ - 70.000đ. Sau một tháng, con số này sẽ là 140.000đ - 280.000đ. Hãy thử xem bạn có thể đạt được bao nhiêu trong 6 tháng nhé! MoMo tin rằng, với kế hoạch tiết kiệm tiền cho học sinh này, bạn hoàn toàn có thể chủ động quản lý tài chính cá nhân, giúp bản thân chi tiêu hợp lý hơn và đạt được những mục tiêu lớn hơn trong tương lai!
3. Cách tiết kiệm tiền cho sinh viên
Trên đây là những mẹo tiết kiệm tiền dành cho học sinh, khá đơn giản và dễ áp dụng. Còn với các bạn sinh viên, thì sẽ có chút khác biệt, nhất là khi nhiều bạn phải học xa nhà, chi phí sinh hoạt cũng tăng lên đáng kể. Hiểu được điều này, MoMo gợi ý một vài cách chi tiêu thông minh hơn, giúp các bạn sinh viên dễ dàng tiết kiệm hơn dù cuộc sống bận rộn như thế nào. Hãy cùng MoMo tham khảo nhé.
3.1 Sử dụng tài khoản ngân hàng không tốn phí
Khi học đại học, việc sử dụng ngân hàng để giao dịch là điều cần thiết, tuy nhiên sẽ có các ngân hàng thu phí thường niên khiến bạn tốn một khoản nhất định. Việc sử dụng tài khoản ngân hàng không thu phí là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả. Nhiều ngân hàng hiện nay có các gói tài khoản dành riêng cho sinh viên, không tính phí mở tài khoản hay phí duy trì hàng tháng như: Ngân hàng Vietcombank; Ngân hàng Agribank; Ngân hàng BIDV… Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn ngân hàng phù hợp để tối ưu hóa chi phí giúp bạn tiết kiệm được một khoản đáng kể, nhất là khi bạn thường xuyên chuyển khoản hoặc thanh toán online.
3.2 Sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển
Sinh viên thường xuyên phải di chuyển giữa trường, chỗ ở và các điểm học thêm. Sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt là một cách tiết kiệm tiền cho sinh viên rất hiệu quả. Nhiều trường học còn cung cấp ưu đãi đặc biệt cho học sinh, sinh viên khi sử dụng xe buýt hoặc tàu điện. Việc đi phương tiện công cộng không chỉ giúp tiết kiệm tiền mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
3.3 Tận dụng tối đa lợi ích của thẻ sinh viên
Thẻ sinh viên mang lại nhiều ưu đãi mà nhiều bạn có thể chưa biết hết. Từ việc mua vé xem phim giá rẻ, giảm giá tại các nhà sách, cửa hàng, đến ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ như phòng gym hay các khóa học trực tuyến. Hãy luôn mang theo thẻ sinh viên và hỏi về các chương trình ưu đãi mà bạn có thể tận dụng để tiết kiệm chi phí nhé.
3.4 Hạn chế ăn ngoài
Một trong những cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên đó là tự nấu ăn ở nhà, bởi việc ăn ngoài thường xuyên không chỉ tốn kém mà còn không tốt cho sức khỏe. Hãy tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm cũng như đảm bảo sức khỏe khi bạn có thể nấu một bữa ăn đủ dinh dưỡng với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với ăn ngoài. Nấu ăn tại nhà còn giúp bạn kiểm soát được chất lượng và khẩu phần ăn và duy trì lối sống lành mạnh nữa đấy.
3.5 Chọn nơi ở phù hợp với tài chính
Việc chọn nơi ở phù hợp với tài chính là yếu tố rất quan trọng trong việc biết cách quản lý chi tiêu cho sinh viên. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi chọn chỗ ở, xem xét giữa việc ở ký túc xá trường, thuê nhà trọ gần trường, hoặc ở chung với bạn bè để giảm bớt chi phí. Lựa chọn nơi ở gần trường sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại, và việc chia sẻ tiền thuê nhà, tiền điện nước với người khác cũng giúp giảm bớt gánh nặng tài chính.
3.6 Cố gắng giành học bổng
Nỗ lực giành học bổng là cách tuyệt vời để giảm gánh nặng tài chính khi là sinh viên và cả cho gia đình. Hãy theo dõi thông tin về các học bổng từ trường học, tổ chức bên ngoài hoặc các doanh nghiệp. Nếu bạn duy trì thành tích học tập tốt hoặc tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, cơ hội nhận học bổng sẽ rộng mở hơn. Một khi bạn có được học bổng, thì chi phí học đại học của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, từ đó có cơ hội để bạn tiết kiệm nhiều hơn.
3.7 Chỉ mua khi cần
Mua sắm theo cảm hứng là một trong những lý do lớn khiến sinh viên dễ rơi vào tình trạng thiếu tiền. Hãy lên kế hoạch và cân nhắc thật kỹ trước khi mua bất kỳ món đồ nào. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết như dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân. Tránh mua sắm theo cảm xúc hay vì đang có chương trình giảm giá, bởi điều đó có thể khiến bạn chi tiêu vượt kế hoạch mà không cần thiết.
3.8 Biết cách quản lý chi tiêu cho sinh viên
3.8.1 Lập kế hoạch chi tiêu mỗi tháng Một trong những bước quan trọng nhất để quản lý tài chính hiệu quả là lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Bạn cần xác định rõ các khoản chi cố định (tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền học phí), sau đó tính toán xem còn l...
3.9 Luôn có quỹ dự phòng
Sinh viên thường nghĩ rằng với nguồn thu nhập ít ỏi, việc có một quỹ dự phòng là không cần thiết. Tuy nhiên, việc dự phòng một khoản tiền nhỏ cho các tình huống bất ngờ là cực kỳ quan trọng. Những tình huống như hỏng laptop, chi phí y tế, hoặc các sự kiện khẩn cấp khác có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn không cần phải để dành số tiền lớn ngay lập tức, chỉ cần mỗi tháng dành ra một phần nhỏ từ chi tiêu hàng ngày (khoảng 5-10% thu nhập) để đưa vào quỹ dự phòng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được áp lực tài chính và yên tâm hơn khi có những sự việc bất ngờ xảy ra.
3.10 Tạo thêm nguồn thu nhập
Ngoài việc tiết kiệm, một cách khác để cải thiện tài chính là tạo thêm nguồn thu nhập. Bạn có thể kiếm thêm tiền từ các công việc bán thời gian như làm gia sư, bán hàng online, hay tham gia các dự án freelance. Bạn cũng có thể tận dụng các kỹ năng cá nhân như thiết kế, dịch thuật, hoặc viết lách để kiếm thêm thu nhập. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện tài chính mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc, quản lý thời gian và kinh nghiệm thực tiễn. Bất kỳ khoản thu nhập nào cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm cho tương lai.
Kết luận
Việc tiết kiệm tiền ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên không chỉ giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn trong hiện tại mà còn tạo dựng thói quen tài chính lành mạnh cho tương lai. Bằng cách áp dụng các mẹo đơn giản mà MoMo đã đề cập ở trên thì bạn sẽ dễ dàng tích lũy được một khoản tiền đáng kể. MoMo tin rằng với sự kiên trì và kỷ luật, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát tài chính cá nhân, giúp cuộc sống học đường trở nên thoải mái hơn mà vẫn đạt được những mục tiêu lớn trong tương lai. Hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ hôm nay bạn nhé!
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!