1. 4 khung giờ vàng giúp bạn học bài tốt hơn
Một ngày có 24 tiếng nhưng khối lượng kiến thức của các môn học quá nhiều khiến bạn lo lắng, thậm chí là căng thẳng. Bạn tính sẽ dành toàn thời gian để ôn tập, thế nhưng cách này chỉ làm sức khỏe đi xuống mà chất lượng không đảm bảo. Bạn phải biết phân chia thời gian học và nghỉ ngơi để có kết quả tốt. Dưới đây là 4 khung giờ vàng học hiệu quả bạn nên nắm chắc.
1.1 Học lý thuyết: 4h30 - 6h
Vì thế mà các môn lý thuyết cần thuộc lòng nhiều như: Lịch sử, địa lý, giáo dục công dân,… nên học từ 4h30 đến 6h.
1.2 Học môn xã hội, ngoại ngữ: 7h15 - 10h
Khoảng thời gian học hiệu quả từ 7h15 đến 10h bạn nên học các môn xã hội (ngữ văn) và ngoại ngữ. Các môn học này sẽ không yêu cầu cần ghi nhớ quá nhiều hay tư duy logic mà nó cần sự sáng tạo, ý tưởng mới mẻ nhiều hơn.Ở khung giờ này, giác quan của bạn đã được đánh thức và hoạt động một cách thấu đáo. Đặc biệt là bạn cũng vừa trải qua việc ôn tập lý thuyết thì lúc này cần nhiều sáng tạo để đem lại hứng thú, say mê, kích thích cảm xúc hơn.
1.3 Học môn tự nhiên: 14h - 16h30
Các môn tự nhiên như: Hóa, Sinh, Lý,… yêu cầu cần nhiều tư duy logic và tính chính xác cao. Vì vậy thời gian buổi chiều từ 14h đến 16h30 là vô cùng thích hợp để học. Bởi khoảng thời gian học hiệu quả này não bộ đang hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả. Trong lúc ôn tập, bạn có thể kết hợp nghe thêm nhạc không lời hoặc bản nhạc nhẹ nhàng mà mình yêu thích để giảm bớt căng thẳng, tăng độ tập trung hơn.>>> Xem thêm: Hội chứng hay quên ở người trẻ
1.4 Học các môn tính toán, logic: 19h45 - 22h30
Vào cuối ngày cơ thể bạn cũng dần đuối sức hơn, không còn quá nhiều năng lượng giống buổi sáng nữa. Vì thế thời gian này bạn phải thiết kế môn học phù hợp để bản thân không quá nhàm chán và nản nhanh.Bạn có thể bắt đầu ôn tập môn Toán (toán đại, toán hình không gian) để áp dụng công thức, tính toán logic sau đó vận dụng giải bài tập chứ không phải ghi nhớ quá nhiều khiến đầu óc mệt mỏi.Trên đây chính là 4 khung giờ vàng học hiệu quả mà bạn cần phải ghi nhớ và áp dụng thường xuyên. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn không nên cố gượng ép bản thân quá nhiều, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nữa nhé.
2. Cần lưu ý gì khi học bài để đạt hiệu quả
Để học bài đạt hiệu quả cao nhất bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
2.1 Tư thế ngồi học
Tư thế ngồi học là một yếu tố nhỏ mà theo nhiều người nó không quá ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Nếu tư thế ngồi không đúng sẽ gây ra hậu quả rất đáng lo ngại cả về sức khỏe và tình hình ôn tập. Khi ngồi không đúng trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, gây ra tình trạng chán nản và cáu gắt. Từ đó lượng kiến thức nạp vào đầu sẽ giảm đi rất nhiều. Vì thế ngay từ bây giờ bạn phải tự cải thiện tư thế ngồi đúng, ngồi thẳng mỗi khi học bài.
2.2 Chủ động tránh phiền nhiễu
Sự phiền nhiều có thể đến từ nhiều nguồn như: Tin nhắn, thông báo điện thoại, cuộc gọi, tiếng ồn,… Bạn hãy xác định rõ cái nào làm bạn mất tập trung nhất thì ưu tiên tránh nó thật xa.Ví dụ nếu mạng xã hội khiến bạn mất tập trung thì hãy tạm thời tắt mạng. Trong lúc học, để có hiệu quả cao nhất bạn nên chủ động tránh xa phiền nhiễu nhé.>>>Xem thêm: Liệu sinh viên có nên làm thêm nhiều việc.
2.3 Học theo phương pháp
Nếu bạn đang cảm thấy việc học chưa thật sự hiệu quả, hãy hãy thử áp dụng phương pháp 45 phút tập trung tuyệt đối, 15 phút còn lại có thể giải lao, thư giãn một chút để đầu óc bớt căng thẳng nhé. Sau đó bạn cứ lặp đi lặp lại đến khi hết giờ là được.>>> Xem thêm:...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!