1. Tin tặc tấn công

Tin tặc hay còn gọi là hacker, là những kẻ lợi dụng lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng để xâm nhập vào hệ thống máy tính một cách trái phép. Hacker có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như phishing (giả mạo trang web), malware (phần mềm độc hại) hoặc thu thập thông tin cá nhân. Bị tin tặc tấn công có thể khiến người dân bị lộ những thông tin quan trọng như tên đăng nhập, mật khẩu, thậm chí là tài khoản ngân hàng.

Đọc thêm

2. Sử dụng phần mềm độc hại

Các phần mềm độc hại gồm virus, trojan, ransomware và nhiều loại khác có thể gây hại nghiêm trọng đến các thiết bị điện tử mà trẻ đang sử dụng. Khi trẻ vô tình tải về máy tính, điện thoại dữ liệu từ các nguồn không đáng tin hoặc mở email được gửi từ nguồn không xác định, con có thể vô tình cài đặt các phần mềm độc hại. Điều này thậm chí dẫn đến hệ lụy là mất dữ liệu quan trọng hoặc bị kẻ xấu kiểm soát thiết bị.

Đọc thêm

3. Lừa đảo trên mạng

Kỹ thuật lừa đảo trên mạng ngày càng phức tạp và tinh vi. Các email giả mạo, trang web giả mạo và cuộc gọi lừa đảo đều có thể khiến trẻ dễ bị lừa gạt. Phụ huynh cần hướng dẫn con em cách nhận diện những dấu hiệu cảnh báo và không nên chia sẻ thông tin cá nhân khi chưa chắc chắn về nguồn gốc. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang bị lừa đảo trên mạng:

Đọc thêm

4. Bạo lực, đe dọa, bắt nạt trên không gian mạng

Mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến là không gian giúp trẻ giải trí, kết nối với mọi người nhưng cũng có thể trở thành nơi phát triển các hành vi bạo lực, đe dọa và bắt nạt. Theo báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu. (Nguồn: Báo Thanh Niên) Những lời khích bác, chế giễu, nói xấu trên mạng xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời gian các em tiếp xúc với mạng xã hội đang ngày tăng lên mỗi ngày. Mạng xã hội tuy ảo nhưng gây ra những hậu quả rất chân thực.

Đọc thêm

Đọc thêm

5. Tin tức sai sự thật, độc hại, cổ xúy

Hiện nay, những thông tin không chính xác, độc hại hoặc cổ xúy có thể lan truyền rất nhanh trên không gian mạng. Nếu ba mẹ không kiểm soát kịp thời, con em có thể dễ dàng tiếp cận và tin tưởng vào những nội dung này, dẫn đến sự hiểu nhầm về thế giới xung quanh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó, tin tức cổ xúy và độc hại có thể thúc đẩy hành vi tiêu cực như căm ghét, kỳ thị hoặc bạo lực. Học sinh có thể bị ảnh hưởng và bắt chước những hành vi mà mình thấy trên internet.

Đọc thêm

6. Rò rỉ thông tin cá nhân

Việc rò rỉ thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại có thể dẫn đến việc người dân bị quấy rối, bắt nạt hoặc thậm chí bị theo dõi bởi những người xấu. Khi biết thông tin của mình bị lộ ra ngoài, trẻ có thể bị ảnh hưởng tâm lý, gây ra trạng thái căng thẳng và lo sợ, khiến cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn. Thậm chí, trẻ có thể mất niềm tin vào không gian mạng và không còn đủ tự tin để thực hiện các tác vụ trên máy tính, điện thoại để phục vụ cho học tập, giao tiếp hàng ngày.

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Career