Thời điểm ăn dặm hợp lý cho bé

Cho bé ăn dặm còn được gọi là cho bé ăn bổ sung có nghĩa là cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hay đặc. Giai đoạn cho bé ăn dặm phù hợp từ 6-24 tháng tuổi. Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc d...

Món ăn dặm đầu tiên nên cho bé ăn là gì?

Khi bé mới tập ăn dặm, các mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang. Bởi các loại thực phẩm này có vị gần giống với sữa mẹ, bé không bị thay đổi khẩu vị đột ngột. Cách tốt nhất là các mẹ nên nghiền mịn các thực phẩm đó v...

Lưu ý về cách lựa chọn thực phẩm trong thực đơn ăn dặm của bé

Vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ gần như đã cơ bản hoàn chỉnh và sẵn sàng để tiếp nhận chế độ dinh dưỡng mới. Tuy nhiên, khi mới cho ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thích nghi với các loại thức ăn không phải sữa mẹ. Vì vậy khi lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như sau:

Nhóm cung cấp chất bột đường

Tinh bột có chủ yếu trong các loại gạo, bột, khoai, sắn và các loại đậu,… Các mẹ có thể lựa chọn thay đổi những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, khi chế biến, các mẹ không nên nấu lẫn vào để tránh tình trạng bé khó tiêu. Chẳng hạn như khi mới cho bé ăn dặm, các mẹ không nên trộn thêm gạo nếp, không nên trộn ý dĩ, hạt sen, đậu xanh vào khi nấu cháo hay cơm vì dễ gây chán ăn và chậm tiêu ở trẻ. Khi trẻ đã trên 1 tuổi có thể ăn đa dạng thực phẩm hơn thay vì chỉ cháo và súp. Lúc này, các mẹ có thể chọn bún, phở, bánh đa, hủ tiếu, mì,…. cho trẻ ăn.

Nhóm chất béo

Trẻ em khác với người lớn, trẻ cần cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật trong chế độ ăn hằng ngày. Các mẹ nên chọn và bổ sung đầy đủ cả dầu và mỡ bằng cách luân phiên giữa các bữa ăn. Khi chọn dầu ăn, các mẹ nên chọn cho bé các loại dầu nguyên chất, chưa qua chế biến để đảm bảo dinh dưỡng. Trong đó, các mẹ nên chọn các loại dầu từ hạt: dầu olive, dầu đậu nành, dầu gấc, dầu mè, dầu đậu nành,… Song, các mẹ nên chú ý tránh cho bé ăn nhiều dầu gấc bởi có thể khiến trẻ thừa vitamin A dẫn đến vàng da. Nếu chọn dầu gấc bổ sung cho trẻ, các mẹ chỉ nên bổ sung 1-2 lần/ tuần.

Nhóm chất đạm

Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, thủy hải sản, trứng, các loại đậu… Khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên lựa chọn các loại thịt nạc và trứng để bổ sung. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến, thăm khám dinh dưỡng cho bé với bác sĩ để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Bởi không phải cứ cho trẻ ăn nhiều đạm là tốt, ngược lại ăn quá nhiều khiến bé bị rối loạn tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc chứng biếng ăn.

Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ

Các loại rau, củ, quả là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là nhóm thực phẩm không cung cấp năng lượng nên các mẹ không nên tạo áp lực, bắt trẻ ăn nhiều. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, các mẹ chỉ cho thêm 1 thìa ra và sau đó tăng lên 2-3 thìa cho 1 bát cháo/ bột là đủ. Nếu trẻ bị táo bón có thể tăng thêm lượng rau xanh, hoa quả nhưng cũng cần cân đối số lượng. Khi lựa chọn rau, củ, quả cho bé, các mẹ nên lựa chọn loại tươi, ngon, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc. Rau có thể thêm vào cháo, bột còn trái cây các mẹ có thể bổ sung cho trẻ trong bữa phụ. Việc bổ sung các loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau là một cách cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ.

Thực phẩm giàu sắt

Khi mới bắt đầu ăn dặm, sắt là khoáng chất chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Vì thế, trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng, các mẹ không nên bỏ qua các thực phẩm giàu sắt: trứng gà, thịt hà, các loại thịt đỏ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, các loại rau màu xanh đậm,…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Các mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm và thực đơn ăn dặm của bé: Các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc và hến….

Thực phẩm giàu omega 3

Chất béo omega 3 rất tốt đối với trẻ nhỏ giúp não bộ và hệ thần kinh phát triển toàn diện. Một số thực phẩm giàu omega 3 mà các mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng: dầu gan cá, các loại cá béo như, cá hồi, cá mòi, cá trích,… Mặc dù cá thu và cá ngừ cũng rất giàu omega 3 nhưng không nên cho trẻ ăn vì có nguy cơ cao bị nhiễm thủy ngân.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng tuổi

Theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tùy vào mỗi tháng tuổi mà lượng ăn của các bé có sự khác nhau. Do đó, khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên chú ý điều này để tránh gây áp lực lên tiêu hóa của trẻ: Ngoài ra, để giúp các mẹ đỡ lo lắng khi chọn món ăn cho trẻ, sau đây sẽ là một số món ăn gợi ý trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng: Giai đoạn 6 tháng tuổiĐọc thêm: Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Lượng ăn bao nhiêu trong một ngày?Giai đoạn 7-8 tháng tuổi Giai đoạn 9-10 tháng tuổiGiai đoạn từ 11-12 tháng tuổiTham khảo: 7 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm, thực đơn cơm nát cho bé ngon miệng

Lịch trình ăn dặm đúng cách cho bé từ 6 12 tháng

Ăn từ ít đến nhiều

Ăn dặm đúng cách từ ban đầu các mẹ nên thực hiện theo nguyên tắc. Ban đầu, các mẹ nên sử dụng muỗng nhựa mềm cho trẻ ăn để tránh làm tổn thương nướu của bé. Và khi mới cho ăn, các mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một, trong đó 1-3 bữa đầu có thể cho trẻ ăn 5-10ml thức ăn và tăng dần lượng thức ăn khi trẻ đã quen. Bên cạnh đó, các mẹ cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ ngày, khi trẻ quen có thể tăng lên 2 bữa/ ngày và bổ sung thêm các bữa phụ như hoa quả, sữa chua, sinh tố,…

Ăn từ loãng đến đặc

Khi mới ăn dặm, các mẹ nên cho trẻ ăn bột loãng từ 2-3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên. Trong thực đơn ăn dặm của bé, các mẹ tăng độ thô dần của thức ăn, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,… Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt khi trẻ chưa mọc răng và ít răng. Đến khi mọc nhiều răng, có khả năng nhai thì mới tăng độ thô, cứng của thức ăn lên.

Ăn từ ngọt đến mặn

Bé mới ăn dặm, các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn các thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang vì các thực phẩm này có vị tương tự như sữa mẹ. Để trẻ làm quen, các mẹ nên nghiền mịn và hòa trộn với sữa mẹ hay bột dinh dưỡng. Sau đó, mới cho bé thử rau, thịt, cá. Đặc biệt khi chế biến thức ăn cho bé, các bậc phụ huynh không nên bổ sung gia vị, muối, bột ngọt hay bột nêm.

Làm quen thực phẩm mới trong 3-5 ngày

Đây là cách mà các bậc phụ huynh theo dõi xem trẻ có dị ứng hay không dung nạp thực phẩm nào không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện lạ, mẹ có thể cho bé thử món khác. Nếu các mẹ lo lắng bé có phản ứng với 1 loại thức ăn cụ thể nào đó, hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ nhé.

Tạo không khí khi ăn

Khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên từ tốn, tạo không khí vui vẻ, tránh làm trẻ thấy sợ, lo lắng khi ăn. Nếu bé không chịu ăn thực phẩm nào đó, không nên ép bé ăn mà hãy ngưng vài ngày, sau đó bắt đầu trở lại.

Bổ sung thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh

Trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 12 tháng, các mẹ nên cân đối và bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính cho bé: chất bột đường, chất béo, chất đạm và vitamin, khoáng chất, chất xơ. Bên cạnh đó, các mẹ cần lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng, và chế biến hợp vệ sinh để không ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Video hướng dẫn nấu cháo ăn dặm cho bé

Lời khuyên của chuyên gia khi cho trẻ ăn dặm

Những điều nên làm khi cho trẻ ăn dặm

Theo các chuyên gia, khi cho trẻ ăn dặm, các mẹ nên làm một số điều sau:

Những điều không nên làm khi cho trẻ ăn dặm

Những món ăn nên tránh khi cho con ăn dặm

Bên cạnh lựa chọn các thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng bổ sung trong thực đơn ăn dặm của trẻ, các mẹ cũng nên lưu ý một số thực phẩm, món ăn nên tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Bởi điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ:

Đặt hẹn tư vấn ăn dặm cho bé tại NRECI

Khi đặt lịch tư vấn ăn dặm cho bé tại NRECI, các bác sĩ sẽ ghi nhận thông tin về chiều cao, cân nặng của bé để đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác khẩu phần ăn của các bé trong vòng 24 giờ. Đồng thời tìm ...

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!