Vú có rất nhiều hình dạng, kích thước khác nhau và chúng là duy nhất, rất hiếm khi có những người có bộ ngực giống hệt nhau. Vậy hình dạng và kích thước của vú có thể nói lên điều gì và điều gì tạo nên sự khác biệt đó?. Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
1. Các hình dạng điển hình của ngực
Ngực của bạn là duy nhất, không có ai có thể có bộ ngực hoàn toàn giống bạn. Cho nên, nếu bạn nhận thấy chúng có hình dạng và kích thước đặc biệt thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Điều duy nhất không bình thường là khi bạn cảm nhận thấy các cơn đau đầu vú và nhạy cảm không rõ nguyên nhân xuất phát từ ngực của mình. Ngay cả khi bộ ngực của bạn có một số điểm tương đồng với một số người khác thì chúng vẫn có những điểm để tạo ra sự khác biệt. Dưới đây là các hình dạng và kích thước ngực phổ biến:
- Kiểu ngực tiêu chuẩn- Archetype: Bộ ngực thuộc kiểu nguyên mẫu thường có hình dạng tròn, đầy đặn với núm vú nhỏ và được coi là loại ngực tiêu chuẩn. Đây được cho là hình dạng phổ biến nhất, nên hầu hết các nhà sản xuất áo ngực dùng kiểu ngực này để tạo mẫu cho thiết kế của họ.
- Kiểu ngực không đối xứng- Asymmetrical: Ngực không đối xứng tức là hai quả vú có hai kích cỡ khác nhau. Việc ngực không đồng đều theo kích thước là điều khá phổ biến và hơn một nửa số phụ nữ có một số khác biệt giữa kích thước của 2 bên ngực.
- Kiểu ngực thể thao -Athletic: Những người có hình dạng ngực thuộc loại này thường có vùng ngực rộng, ngực có nhiều cơ và ít mô vú.
- Kiểu ngực hình chuông - Bell shape: Ngực hình chuông là những người có bầu ngực giống hình quả chuông với phần trên hẹp và phần dưới tròn hơn.
- Kiểu ngực sát -Close set: Người có bộ ngực ôm sát tức là ngực không có ngăn cách hoặc khoảng cách giữa hai vú rất nhỏ. Hai vú gần như nằm giữa vùng ngực và có khoảng cách giữa cánh tay và vú rộng.
- Kiểu ngực hình nón- Conical: Ngực hình nón có hình dạng giống hình nón hơn là hình tròn. Hình dạng này được coi là phổ biến ở những người ngực nhỏ.
- Kiểu ngực Đông Tây -East West: Nếu ngực của bạn có các núm vú hướng ra ngoài, cách xa trung tâm cơ thể, thì kiểu ngực của bạn là kiểu ngực Đông Tây.
- Kiểu ngực giãn- Relaxed: Đây là kiểu ngực có mô vú lỏng hơn và núm vú hướng xuống dưới.
- Kiểu ngực tròn -Round: Đây là kiểu ngực có độ đầy đặn ở phần trên và phần dưới.
- Kiểu ngực hướng ra 2 bên -Side set: Đây là kiểu ngực có hai bên vú xa nhau hơn và có nhiều khoảng trống giữa 2 bên vú.
- Kiểu ngực mảnh mai -Slender: Ngực mảnh mai thường hẹp và dài với núm vú hướng xuống dưới.
- Kiểu ngực hình giọt nước -Teardrop: Kiểu ngực này có hình tròn và thường có phần dưới đầy đặn hơn phần trên.
2. Điều gì quyết định hình dạng ngực?
Cho đến nay, các đặc điểm di truyền vẫn được xem là yếu tố đóng vai trò lớn nhất quyết định đến hình dạng ngực vì gen có ảnh hưởng đến mật độ, mô, kích thước vú. Ngoài ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến hình dạng và kíchthước bộ ngực bao gồm:
- Cân nặng: Chất béo là một phần lớn của mô và mật độ vú, vì vậy bạn có thể nhận thấy sự khác biệt về hình dạng vú khi bạn tăng hoặc giảm cân.
- Tập thể dục: Ngực của bạn có thể trông săn chắc hơn nếu bạn xây dựng các cơ phía sau mô vú bằng cách tăng cường sức mạnh cho cơ ngực.
- Tuổi tác: Ngực sẽ tự nhiên chảy xệ khi bạn già đi, do đó, theo thời gian, ngực của bạn có thể dài ra và chuyển sang hướng xuống dưới.
- Mang thai và cho con bú: Nội tiết tố trong khi mang thai và cho con bú có thể làm cho ngực sưng lên và thay đổi cách phân bố chất béo và mô khắp bầu ngực.
3. Đôi nét về quầng vú
Quầng vú là vùng sẫm màu xung quanh núm vú, nó cũng có tính duy nhất cho cơ thể của bạn và không giống nhau ở mỗi người. Đường kính quầng vú trung bình khoảng 4cm, nhưng một số người có đường kính nhỏ hơn và một số người thì có thể lớn hơn. Không có gì bất thường khi quầng vú của bạn thay đổi kích thước theo thời gian hoặc trong các thời kỳ như mang thai và cho con bú.
Quầng vú có nhiều màu sắc khác nhau. Mặc dù những người có làn da sẫm màu thường có quầng vú thâm hơn những người có làn da sáng màu, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Hình dạng quầng vú có thể không đều hoặc lệch, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn không có hai vòng tròn hoàn hảo xung quanh núm vú của mình.
4. Đôi nét về núm vú
Cũng giống như hình dạng và quầng vú, núm vú cũng mang tính độc nhất và riêng biệt. Chúng có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc, hướng khác nhau. Một số loại núm vú phổ biến nhất bao gồm:
- Núm mấp mô: Tức là núm vú có các nốt sưng nhỏ xung quanh quầng vú, được gọi là tuyến Montgomery
- Núm cương cứng. Tức là các núm vú luôn cương cứng, dựng đứng khỏi quầng vú ngay cả khi chúng không được kích thích.
- Núm đảo ngược. Núm vú thụt vào trong thay vì nhô ra ngoài như núm vú cương cứng.
- Núm bằng phẳng. Núm vú phẳng vẫn ở mức của quầng vú, mặc dù chúng có thể dựng đứng khi bị kích thích.
- Núm có lông: Việc lông mọc xung quanh núm vú là điều hoàn toàn bình thường và một số người có nhiều lông hơn những người khác.
- Núm nhô ra: Tức là núm vú nhô ra đứng thẳng ngay cả khi không có kích thích.
- Núm phồng: Cả quầng vú và núm vú đều tạo nên một gò bồng đảo.
- Núm sư núm: Đây chỉ là một cách nói hoa mỹ để nói rằng bạn có thêm núm vú.
- Núm đơn phương ngược. Những núm vú này muốn ngược lại với nhau ví dụ như một núm vú bị đảo ngược và núm vú kia bị lõm xuống.
Bạn có thể nhận thấy những thay đổi về kích thước vòng 1, hình dạng và màu sắc của vú theo thời gian. Thông thường, những thay đổi này gắn liền với sự dao động nội tiết tố, lão hóa hoặc các sự kiện tự nhiên khác. Tuy nhiên, có một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ yếu tố nào như đau hoặc đau nhức, đỏ hoặc bầm tím không giải thích được, tiết dịch núm vú bất thường hoặc có máu, xuất hiện cục u hoặc sưng trong mô vú, có một sự thay đổi đột ngột như núm vú nhô cao trở nên thụt vào. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn để giúp xác định nguyên nhân gây ra những thay đổi này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com