Những bài thuyết trình đang dần trở thành nhiệm vụ phổ biến và quan trọng trong các lớp học hiện nay. Thông qua bài thuyết trình, thầy cô không chỉ đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức mà còn xem xét được nhiều kỹ năng mềm khác của học sinh, tiêu biểu là khả năng thuyết trình và giải quyết vấn đề.
Để có một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục, các bạn học sinh cần đảm bảo bài đạt chất lượng cả về hình thức lẫn nội dung. Trong bài viết dưới đây, FLYER sẽ giúp bạn tổng hợp những mẫu câu hay và phù hợp nhất cho bài thuyết trình tiếng Anh trên lớp, từ đó có thể đạt được kết quả tốt trong quá trình học tiếng Anh của mình. Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
1. Cấu trúc chung của một bài thuyết trình tiếng Anh trong lớp học
Một bài thuyết trình cần có bố cục với đầy đủ các phần cơ bản nhằm đạt được yêu cầu về độ mạch lạc và dễ hiểu. Bài thuyết trình thông thường bao gồm 3 phần lớn:
- Introduction (Phần mở đầu): Gồm có những phần nhỏ như chào hỏi, giới thiệu về bản thân, chủ đề thuyết trình và mục tiêu của bài thuyết trình.
- Body (Phần thân bài): Là phần chính và có vai trò quan trọng nhất trong một bài thuyết trình. Ở phần này, bạn cần đưa ra đầy đủ những thông tin mà mình muốn truyền tải cũng như các dẫn chứng cần thiết.
- Conclusion (Phần kết luận): Phần đơn giản, ngắn gọn nhưng lại không thể thiếu trong một bài thuyết trình. Bạn nên lựa chọn những mẫu câu kết luận phù hợp và có phần ấn tượng để kết thúc bài thuyết trình của mình.
2. Các mẫu câu thuyết trình ấn tượng nhất
Trong phần dưới đây, FLYER mời bạn tham khảo những mẫu câu thuyết trình đầy ấn tượng nhưng lại vô đơn giản và dễ nhớ. Những mẫu câu này sẽ giúp phần thể hiện của bạn trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn, đồng thời có thể để lại dấu ấn sâu sắc cho thầy cô và các bạn cùng lớp.
2.1. Introduction (Phần mở đầu)
Phần mở đầu giúp thầy cô và các thành viên trong lớp có cái nhìn tổng quát về những nội dung mà bạn sắp trình bày. Vì vậy, phần này nên ngắn gọn và đi thẳng vào chủ đề thuyết trình, tránh trường hợp lan man, gây khó hiểu hoặc hiểu lầm cho người nghe.
2.1.1. Welcome (Phần chào hỏi)
Phần chào hỏi thông thường không có những mẫu câu cố định, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi các kiểu chào hỏi tùy theo tình huống trong lớp. Dưới đây là một số mẫu câu minh họa mà bạn có thể áp dụng.
2.1.2. Introduce the speaker (Giới thiệu bản thân)
Phần giới thiệu bản thân nên ngắn gọn nhưng vẫn cần cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, được minh họa ở bảng dưới đây:
2.1.3. Introduce the topic (Giới thiệu chủ đề thuyết trình)
“Introduce the topic” là phần giúp bạn giới thiệu chủ đề mà mình sắp trình bày. Đối với phần này, bạn có thể tham khảo một số câu dẫn như sau:
2.1.4. Explanation of goal (Mục tiêu)
Ngoài chủ đề được nhắc đến, bạn có thể thêm phần mục tiêu để giúp người nghe nắm được chi tiết hơn về những những khía cạnh của chủ đề mà bạn muốn truyền đạt.
2.1.5. Introduce structure (Giới thiệu các phần của bài thuyết trình)
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là bạn cần chia sẻ về các phần lớn của bài thuyết trình, hay nói cách khác là nội dung chính của bài. Phần này cũng yêu cầu sự ngắn gọn, và cách tối ưu nhất mà bạn có thể tham khảo là nhắc đến tiêu đề chính của mỗi phần.
Tham khảo thêm: 20+ mẫu câu chào buổi sáng tiếng Anh mang năng lượng tích cực
2.2. Body (Phần thân bài)
Phần thân bài thông thường sẽ bao gồm rất nhiều thông tin quan trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ liệt kê những thông tin này một cách “máy móc”, bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên vô cùng nhàm chán và dài dòng. Thay vào đó, bạn có thể tạo ra những “điểm nhấn” bằng một số phương pháp mà FLYER gợi ý dưới đây.
2.2.1. Grab the attention (Thu hút sự chú ý)
Đối với những bài thuyết trình dài, cả lớp thường có xu hướng mất tập trung và không còn chú ý lắng nghe những phần về sau. Để thu hút sự chú ý của thầy cô cũng như các bạn cùng lớp xuyên suốt buổi thuyết trình, bạn có thể lồng ghép vào bài nói của mình một số mẫu câu sau:
2.2.2. Example (Cho ví dụ)
Ví dụ không chỉ giúp bạn củng cố cho lập luận của mình mà còn giúp người nghe hiểu hơn về thông tin đang được nhắc đến. Để mở đầu cho một ví dụ, bạn có thể sử dụng một số mẫu câu dưới đây:
2.2.3. Transition (Chuyển ý)
Khi cần chuyển sang một luận điểm mới, bạn nên sử dụng các câu chuyển ý để thầy cô và các bạn cùng lớp có thể nắm rõ được mạch của bài thuyết trình.
2.2.4. Detail (Đưa ra các chi tiết của chủ đề)
Khi một vấn đề quá rộng và trừu tượng, việc đưa ra thêm những chi tiết làm rõ là điều cần thiết. Dưới đây là một số mẫu câu dẫn dắt đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
2.2.5. Images and graphs (Hình ảnh và biểu đồ)
Những hình ảnh và biểu đồ trực quan là công cụ không thể thiếu để bài thuyết trình của bạn thêm thuyết phục, thu hút hơn. Nếu đã chuẩn bị những thông tin này trong bài thuyết trình sắp tới, bạn hãy tham khảo một số mẫu câu giới thiệu hình ảnh và biểu đồ sau đây:
2.2.6. Emphasis (Nhấn mạnh)
Trong một bài thuyết trình chắc hẳn sẽ có một số thông tin quan trọng hơn những thông tin còn lại. Để nhấn mạnh và thu hút sự chú ý của cả lớp vào những thông tin này, bạn có thể sử dụng một số mẫu câu dưới đây:
2.2.7. Give questions (Đưa ra câu hỏi)
Trong khi trình bày, bạn cần dành ra một vài phút để tương tác với các thành viên trong lớp, bao gồm cả thầy cô và bạn cùng lớp, nhằm kiểm tra mức độ tập trung và nắm được nội dung bài thuyết trình của các thành viên. Dưới đây là một vài câu mà bạn có thể tham khảo để tương tác và khuyến khích người nghe đặt câu hỏi:
2.2.8. Unknown question (Câu hỏi khó)
Trong quá trình thu thập câu hỏi liên quan đến bài thuyết trình, bạn có thể sẽ gặp những câu hỏi khó buộc phải dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ. Để xử lý nhanh trong những tình huống này, bạn có thể sử dụng một số mẫu câu sau đây:
2.2.9. Handouts (Tài liệu bản cứng)
Handouts, hay còn gọi là tài liệu bản cứng, là phần không bắt buộc nhưng sẽ giúp thầy cô ấn tượng hơn vì thể hiện sự nghiêm túc trong việc chuẩn bị bài của bạn. Nếu bạn sử dụng handouts trong bài thuyết trình của mình, một số mẫu câu dưới đây sẽ giúp bạn tương tác với cả lớp cùng những tài liệu này:
2.3. Conclusion (Phần kết luận)
Một phần kết luận tốt cần đảm bảo đủ 2 nội dung: tóm tắt lại các ý chính của bài thuyết trình và bày tỏ sự cảm ơn vì thầy cô và các bạn cùng lớp đã chú ý lắng nghe. Sau đây là một số mẫu câu để bạn diễn đạt 2 nội dung này dễ dàng hơn:
Tham khảo thêm: Cách viết bài luận tiếng Anh đơn giản nhưng hiệu quả bạn cần biết
3. Những điều cần lưu ý khi thuyết trình ở lớp học
Để chuẩn bị thật kỹ về mặt nội dung lẫn hình thức cho bài thuyết trình, đặc biệt là một bài thuyết trình tiếng Anh, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Xác định rõ mục tiêu trước khi thuyết trình: Bài thuyết trình có mục tiêu rõ ràng sẽ đi đúng hướng và thuyết phục người nghe hơn. Các mục tiêu được đặt ra thông thường như sau: giúp người đọc hiểu được nội dung bài thuyết trình, nhấn mạnh được các điểm quan trọng, lôi cuốn và hấp dẫn người nghe, người nghe thay đổi quan điểm hoặc ý kiến,…
- Ghi nhớ và nắm rõ chủ đề đang đề cập tới: Điều này là tiêu chí vô cùng quan trọng trong bài thuyết trình tiếng Anh, giúp bạn tránh lạc đề và phản hồi lại được những thắc mắc hay câu hỏi liên quan.
- Lên dàn ý: Lập dàn ý trước khi thuyết trình sẽ giúp bạn tổ chức ý tưởng một cách logic và có hệ thống hơn, đồng thời bố trí thời lượng nói phù hợp cho các phần.
- Diễn tập trước bài thuyết trình tiếng Anh: Diễn tập trước khi thuyết trình giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình, giảm áp lực trong ngày thuyết trình chính thức và tạo cơ hội sửa đổi những điểm còn thiếu sót.
- Tư thế và cử chỉ tự nhiên, giọng nói diễn cảm và nhấn nhá khi cần thiết.
4. Bài thuyết trình tiếng Anh mẫu trong lớp học
Bài thuyết trình tham khảo về chủ đề môi trường:
Introduction:
Hi, everyone. Welcome to my presentation. First, let me introduce myself.
My name is Alice and I am the group leader of Team 1. Today I’d like to talk to you about Environment. My talk is divided into 4 parts. I’ll start with the definition of a healthy environment, then I will look at human roles, next, I’ll discuss the harmful effects of human activities on the environment and finally its solutions.
Body:
Let me start with some general information on the environment. As you know, our environment consists of all living beings as well as their surroundings. A healthy environment is one that is sustainable for a long period of time. It directs the life of everyone and determines the proper growth and development.
The good or bad quality of our life depends on the quality of our natural environment. Our need for food, water, shelter, and other things depends on the environment around us. There must be a balanced natural cycle that exists between the environment and the lives of human beings, plants, and animals.
Human society is playing a vital role in degenerating the natural environment which is badly affecting the lives on this planet. All the human actions in this modern world directly impact our ecosystem. Many actions of ours have brought big changes to this planet, resulting in many environmental problems. Increasing demand for technologies and industries is another important factor.
There are many harmful effects of human activities on the environment. Some of these are pollution, over-population, waste disposal, climate change, global warming, and the greenhouse effect, etc. The big reason that poses a serious threat to our environment is the harmful gasses in the air.
The uncontrolled use of automobiles has increased their effects, which in turn emits harmful gasses like Carbon monoxide. The electronic appliances like air conditioners and refrigerators also contaminate air by the discharge of harmful substances. The diverse effects of these gasses is causing air pollution as well as global warming.
Deforestation is another major reason. The human population is increasing at a fast rate and therefore to meet their daily consumption we need to cut forests and trees. It may be for home or for fuel, but we are causing a great loss to the environment.
Other factors are the depletion of natural resources like water, fuel, and food. On the other hand, over-consumption of resources by humans and improper waste disposal have resulted in a huge quantity of solid and hazardous wastes. These wastes are other threats to the environment.
Due to all the above human activities, our planet has reached unsustainable levels. Therefore, it is our duty and responsibility to lower the loss. Every individual can play a significant role in this solution. For example, we should take a pledge to say ‘No’ to plastics. Instead, we may make use of Eco-friendly substitutes like paper and cloth bags. The government of every country must implement strict laws for industries that releasing toxic wastes for proper waste management. The awareness programs should be organized to encourage citizens to use public transport as much as possible. Also, everyone must plant trees. The less use of private vehicles will reduce the emission of harmful gasses as well as save fuel resources.
Conclusion:
In the end, I want to say that we must spread environmental awareness in our society as well as in our daily routine life. It is necessary to save and protect our environment. In my view, it is the responsibility of everyone to do our bit for the environment. Therefore, let us work together towards a greener and more sustainable future.
5. Tổng kết
Như vậy, FLYER đã tổng hợp những mẫu câu thuyết trình đơn giản và dễ nhớ giúp bạn chinh phục điểm số cao ở lớp học. Đừng quên lưu lại và học tập tiến bộ hơn mỗi ngày bạn nhé!
Xem thêm>>>
- Cách viết bài luận tiếng Anh đơn giản nhưng hiệu quả bạn cần biết
- Mệnh đề trong tiếng Anh: 6 cấu trúc quan trọng cần phải nhớ! (Kèm bài tập và đáp án)
- Tìm hiểu 5 cách học tiếng Anh của trẻ em Mỹ và cách áp dụng đối với trẻ em Việt Nam