Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Soạn Văn - Sách Giải Văn - Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn - Sách Giải Văn - Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn - Sách Giải Văn - Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Cực Ngắn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Cảm nhận được vẻ đẹp của cánh thu điển hình cho mùa thu làng cánh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ. Thấy được nghệ thuật tả cánh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.TIÊU DẫNNguyễn Khuyến (1835 - 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại - xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội - làng Và (tên chữ là Vị Hạ), xã Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình. Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà. Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòngưu ái đối với dân, với nước. Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.Câu cả mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Theo Xuân Diệu, “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu : Thu điếu, Nguyễn Khuyến Thu ẩm, Thu Vịnh”. (Hồng Kỉ phục hoạ năm 1922)21 Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa Vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo, Tựa gối buông cần”) lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)HƯỨNG DẫNHụt BằI1. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào ? 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu ? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào. . Anh (chị) có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh ? Không gian trong Câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào ? 4. Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu? 5. Qua Câu cá mùa thu, anh (chì) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?3GHI NHỞ Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tỉnh tế củaNguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước; tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giá.LUYÊN TậP1. Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu. 2. Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.(1) Cần: cần câu.22